Giáo án Địa lý 9 bài 23: Vùng bắc trung bộ

GV chiếu lược đồ hình 23.1 và hệ thống câu hỏi

Chia 3 nhóm thảo luận các nhóm thảo luận (5 phút) sau đó đại diện các nhóm lên trình bày.

* N1: Địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó mang lại thuận lợi và khó khăn như thế nào để phát triển kinh tế?

HS: Địa hình có sự phân hoá từ tây sang đông (Núi, gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp, biển và hải đảo)

* N2 : Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ?

HS: + Gây hiệu ứng gió tây khô nóng vào mùa hè(gió Lào).

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 bài 23: Vùng bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Nguyễn thị Thu
Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hưng
Ngày soạn 2/11/2014
 Tiết 25 
Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần 
1. Kiến thức: 
Nhận biết được vị trí đại lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ýnghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuạn lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xa hội
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của vùng
2. Kỹ năng
Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí giới hạn của vùng và các tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
GD BTTN và ĐDSH (Mục II)
3.Thái độ:
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ
Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
Một số tranh ảnh vùng 
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: GV chiếu một số địa danh du lịch nổi tiếng và đưa ra câu hỏi : Quan sát một số hình ảnh trên em hãy cho biết chúng nằm ở vùng nào của nước ta? 
( Vùng BTB)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
GV chiếu lược đồ hình 23.1 giới thiệu vùng BTB
? Em hãy đọc tên các tỉnh thành của vùng Bắc Trung Bộ? 
HS đọc tên 6 tỉnh thành: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế.
? Quan sát hình 23.1 em có nhận xét gì về hình dạng lãnh thổ, diện tích của vùng?
 HS: Là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phia bắc xuống dãy Bạch Mã ở phía nam với diện tích 51.513km2
 ?Em hãy xác định giới hạn lãnh thổ vùng BTB trên lược đồ 23.1(Đông, Tây, Nam, Bắc giáp....)
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- GV phân tích mở rộng
+ Vùng Bắc Trung Bộ hình dáng hẹp ngang kéo dài theo hướng TB-ĐN với quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất B-N Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía nam của đất nước, do đó vấn đề giao thông vận tải có tầm quan trọng hàng đầu.
+ Có triển vọng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước tiểu vùng sông Mê-công: Lào, Thái Lan, Mi-an-ma
+ Đường quốc lộ 9 được chọn là con đường xuyên ASEAN, cửa ngõ Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, thương mại
Chuyển ý sang phần II
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ:
- Là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam với diện tích 51.513 km2.
- Giới hạn: +Phía Bắc giáp vùng TD MNBB và đbSH
+Phía đông giáp Biển Đông, +Phía nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ
+Phía tây giáp Lào
=> Ý nghĩa vị trí địa lí :
- Là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam
- Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông 
HĐ2: Điều điện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
GV chiếu lược đồ hình 23.1 và hệ thống câu hỏi
Chia 3 nhóm thảo luận các nhóm thảo luận (5 phút) sau đó đại diện các nhóm lên trình bày.
* N1: Địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó mang lại thuận lợi và khó khăn như thế nào để phát triển kinh tế? 
HS: Địa hình có sự phân hoá từ tây sang đông (Núi, gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp, biển và hải đảo)
* N2 : Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ? 
HS: + Gây hiệu ứng gió tây khô nóng vào mùa hè(gió Lào).
 + Đón gió ĐN và ĐB từ biển thổi vào gây mưa nhiều vào (tháng 9,10,11 bão- lũ lụt lại đến).
? Em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của vùng?
? Bằng kiến thức đã học em hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở BTB?
HS: Bão, lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, cát bay....
* N3: Dựa vào bảng 23.1 và quan sát hình 23.2, hãy nhận xét về tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn?
 HS: Có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn: + Phía bắc nhiều khoáng sản, rừng chiếm 61%.
 + Phía nam ít khoáng sản ,rừng chiếm 39%.
GV Phân tích: Khoáng sản (sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng) ở phía bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn so với phía nam dãy núi này. Vườn quốc gia Phong Nha-kẻ Bàng với động Phong Nha được UNE SCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, là tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển du lịch phía nam dãy Hoàng Sơn? Ngoài ra vùng còn có tiềm năng phát triển những ngành kinh tế nào ?
Qua việc tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên và tái nguyên thiên nhiên ở trên em hãy rút ra nhận xét về mặt thuận lợi, khó khăn của vùng BTB?
HS: - Thuận lợi:+ Thiên nhiên phân hoá đa dạng
+ Nhiều cảnh quan đẹp, nhiều bãi biển đẹp như.....
-> Phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: + Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường.
+ Chịu nhiều thiên tai: bão, lũ lụt ( mùa mưa), gió tây khô nóng, hạn hán (mùa khô), cát bay...
Vậy để giảm thiểu tác hại của khó khăn vùng phải có những biện pháp gì?
HS : Dự báo thời tiết đề phòng, Trồng rừng và bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi kiên cố, hồ chứa nước, áp dụng mô hình nông lâm kết hợp......
Nêu thực trạng rừng hiện nay? ( rừng bị suy giảm mạnh)
Tác hại của rừng suy giảm? Biện pháp khắc phục-
HS: Do ảnh hưởng của chiến tranh, khai thác không hợp lí nên rừng bị suy giảm trầm trọng, cần trồng rừng và bảo vệ rừng
Chuyển ý sang III
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Có sự phân hoá tây sang đông( Núi, gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp, biển và hải đảo).
- Khí hậu: Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường.
mùa hề khô nóng, mùa mưa 
( Bão,lũ lụt....)
-Tài nguyên thiên nhiên: Có sự phân hoá giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn. 
- Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển , du lịch dồi dào.
: - Thuận lợi:+ Thiên nhiên phân hoá đa dạng
+ Nhiều cảnh quan đẹp, nhiều bãi biển đẹp như.....
-> Phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường. Địa hình đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha nghèo dinh dưỡng...
HĐ3: Đặc điểm dân cư và xã hội
? Em hãy cho biết số dân của BTB?
? Bắc Trung Bộ có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc chủ yếu?( GV chiếu minh hoạ hình ảnh một số dân tộc của vùng)
GV chiếu bảng 23.1
? Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Bắc Trung bộ.
? Người kinh sinh sống chủ yếu bằng nghề gì? Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu bằng nghề gì? Sự khác biệt này phản ánh điều gì? (phản ánh ảnh hưởng của dải Trường Sơn Bắc)
 GV chiếu bảng 23.2
? Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch và các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
HS: Chênh lệch kém hơn rất nhiều so với trung bình cả nước.
? Với sự khắc nghiệt của thiên nhiên con người ở BTB có những truyền thống gì?
HS: hiếu học, lao động cần cù, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống giặc ngoại xâm.
Đời sống của người dân ở BTB ntn?
(HS gặp nhiều khó khăn)
? Hãy trình bày những hiểu biết của mình về một số công trình dự án lớn đã và đang được xây dựng và tiếp tục bảo tồn ở BTB.
HS trả lời giáo viên chiếu minh hoạ; Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Ngọ Môn( Huế), nghĩa trang Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh, đường hầm đèo Hải Vân...
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 
- Số dân: 10,3 triệu người(2002)
- Địa bàn cư trú 25 dân tộc
- Dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây
- Người dân có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và có kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.
-> Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn
4/ Củng cố bài học:
Bài 1: Điền vào chỗ trống những nội dung phù hợp để những
a/ Bắc trung bộ là dải đất ............, kéo dài từ dãy ................đến dãy ..........
b/ Bắc trung bộ là cầu nối giữa các ...........phía bắc và các ................................của đất nước, giữa ................với nước Lào.
Đáp án Lần lượt: a)Hẹp ngang, Tam Điệp, Bạch Mã
 b) Vùng, vùng phía nam, nước ta
Bài 2: Điều kiện tự nhiên ở BTB có những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế là:
A, Từ Tây sang Đông, các tỉnh đều có núi cao, gò đồi, đồng bằng hẹp, biển và hải đảo.
B, Địa hình dốc, miền núi phía Tây hiểm trở.
C, Tài nguyên rừng phong phú,
D, Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, gió phơn tây nam.
E, Tài nguyên biển đa dạng (du lịch, giao thông vận tải, sinh vật.)
F, Nhiều khoáng( Sắt, thiếc, crom, vàng, đá quí, titan)
Đáp án
Thuận lợi
Khó khăn
A,C,E,F
B,D
Bài 3: Dựa vào kiến thức đã học hãy điền dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất. Đặc điểm phân bố dân cư và cư trú của vùng Bắc Trung Bộ là: 
 A, Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển.
B, Miền núi dân cư thưa thớt.
C, Người kinh phân bố ở đồng bằng ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi.
D, Dân cư đô thị chiếm tỉ lệ thấp.
E, Gồm cả (A, B, C, D).
F, Gồm (A, B)
 Đáp án: E
5/ Dặn dò:
Về nhà hoàn thành bảng sau;
Đặc điểm địa hình
Ảnh hưởng của Trường Sơn Bắc đến khí hậu
Tài nguyên rừng và khoáng sản
Các loại thiên tai
Nam Hoành Sơn
Bắc Hoành Sơn
Chuẩn bị bài sau: Bài 24 vùng BTB( tiếp) theo câu hỏi sau:
 1/ Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở BTB.
2/ Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB?
3/ Sưu tầm một số thông tin tranh ảnh về khu di tích quê Bác tại Kim Liên..., một số địa danh nổi tiếng khác của vùng.

File đính kèm:

  • docxBai_23_Vung_Bac_Trung_Bo_20150726_030405.docx
Giáo án liên quan