Giáo án Địa lý 8 - Tiết 27+47 - Năm học 2015-2016

3. Hoạt động 3. Hoạt động cá nhân.

- Bên cạnh những dòng biển, Biển Đông còn có những hiện tượng nào?

- Hãy trình bày đặc điểm thủy triều của nước biển?(chế độ nhật triều và bán nhật triều).

- Độ muối trung bình của biển Đông là bao nhiêu?(30 – 33%)

- Độ muối trung bình chung của các đại dương là bao nhiêu?(35o/oo)

- Vì sao độ muối trong biển Đông lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới?(Có nhiều con sông đổ ra biển)

4. Hoạt động 4. Hoạt động cá nhân.

- Em có nhận xét gì về tài nguyên của vùng biển nước ta?

- Em hãy cho biết một số tài nguyên vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở của những ngành kinh tế nào?(Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, ngành chế biến , ngành khai thác dầu mỏ, ngành chế biến lương thực )

- Vì sao nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng không vô tận?

- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển chúng ta phải làm gì?.

GDMT:*) Nêu thực trạng và hướng giải quyết đối với môi trường biển nước ta?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 - Tiết 27+47 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2016
Tiết 27 - BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chung của biển Đông.
 - Hiểu về tài nguyên của môi trường biển Việt Nam.
 - Củng cố nhận thức về vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
* GDMT: hs biết được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng thêm lòng yêu biển, ý thức xây dựng, bảo vệ vùng biển quê hương giàu đẹp.
- Ủng hộ các chính sách bảo vệ môi trường biển và môi trường sống của con người.
*/. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Thu thập, phân tích và xử lí thông tin; Trình bày suy nghĩ/ý tướng; phản hồi, hợp tác khi làm việc nhóm; Làm chủ bản thân .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ biển Đông; Các lược đồ trong sgk.
III.Tiến trình bài học.
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu vị trí của Việt Nam, vị trí đó có ý nghĩa như thế nào với tự nhiên của nước ta?
- Lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế?
 3. Bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học.
1.Hoạt động 1. Hoạt động cá nhân.
- Nêu đặc điểm chung của biển Việt Nam?
- Xác định vị trí của chúng trên bản đồ?
- Em hãy tìm trên bản đồ các eo biển và vịnh biển nêu trên? (Eo Basi, Quỳnh Châu, Đài Loan,Min-đô-rô, Ba-la-bắc, Ca-li-man-ta, ma-lắc-ca, gat-paVịnh Tái Lan, Vịnh Bắc Bộ.)
- Nhắc lại, Biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu? Tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?
* Biển Đông là một biển rộng, đứng thư ba trong các biển của TBD. Vậy khí hậu, hải văn của biển có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
Để tìm hiểu nội dung phần này chúng ta cùng nhau thảo luận nhóm.
Nhóm 1: - Nêu đặc điểm của chế độ gió của biển Đông?
- Vì sao gió trên biển lại mạnh hơn trên đất liền?
Nhóm 2:- Nêu chế độ nhiệt trên biển Đông?
- Vì sao trên biển màu hại mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền?
Nhóm 3:- Có nhận xét gì về lượng mưa của biển Đông?
- Vì sao lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền?
Nhóm 4. - Dựa vào H 24.3 em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
- Nêu tính chất cơ bản của dòng biển nóng và dòng biển lạnh?
* GV cho HS tảo luận trong vòng 3 phút, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét, tổng kết.
3. Hoạt động 3. Hoạt động cá nhân.
- Bên cạnh những dòng biển, Biển Đông còn có những hiện tượng nào?
- Hãy trình bày đặc điểm thủy triều của nước biển?(chế độ nhật triều và bán nhật triều).
- Độ muối trung bình của biển Đông là bao nhiêu?(30 – 33%)
- Độ muối trung bình chung của các đại dương là bao nhiêu?(35o/oo)
- Vì sao độ muối trong biển Đông lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới?(Có nhiều con sông đổ ra biển) 
4. Hoạt động 4. Hoạt động cá nhân.
- Em có nhận xét gì về tài nguyên của vùng biển nước ta?
- Em hãy cho biết một số tài nguyên vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở của những ngành kinh tế nào?(Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, ngành chế biến , ngành khai thác dầu mỏ, ngành chế biến lương thực)
- Vì sao nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng không vô tận?
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển chúng ta phải làm gì?.
GDMT:*) Nêu thực trạng và hướng giải quyết đối với môi trường biển nước ta? 
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam..
a. Diện tích, giới hạn.
- Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới, tương đối kín.
- Có diện tích tương đối lớn, ăn thông với Thái Bình Dương và Đại tây Dương.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.
Khí hậu của biển có nhiều nét khác biệt lớn với khí hậu của đất liền.
- Chế độ gió: Trên biển Đông hướng gió Đông Bắc chiếm ưu thế (10 - 4). Các tháng còn lại có gió mùa Tây Nam.
- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát và mùa đông ấm hơn.
- Chế độ mưa: Chế độ mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.
- Dòng biển: Dòng biển lạnh mùa đông đi từ hướng bắc xuống, mùa hạ dòng biển nóng từ phía nam lên.
- Chế độ thủy triều: Rất phức tạp, chế độ nhật triều và bán nhật triều.
- Độ muối trung bình của biển Đông 30 →33 o/o o.
2.Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN.
a. Tài nguyên :
 Biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi tài nguyên rất phong phú.
- Khoáng sản, hải sản, mặt nước bờ biển.
b. Môi trường biển:
- Môi trường biển VN còn khá trong lành. Tuy nhiên 1 số vùng bờ biển đang bị ô nhiểm do chất thải sinh hoạt. Nguồn lợi hải sản đang có nhiều chiều hướng giảm sút.
4. Củng cố
 Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học ( Đọc phần ghi nhớ).
5. HD tự học: Hs về nhà sưu tầm thêm tài liệu về biển Đông..
 - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài 28.
Ngày soạn: 10/04/2016
Tiết 47- Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
I-Mục tiêu bài học 
1-Kiến thức :Qua bài học, HS nắm được :
- Biết và trình bày được vị trí, giới hạn quy mô lãnh thổ của miền 
- Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền .
* Tích hợp môi trường( mục 4):Biết miền TB và BTB có nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là tiềm năng thủy điện, tài nguyên rừng, biển
+ Biết một số vấn đề về bảo vệ môi trường trong miền.
2-Kĩ năng 
- Đọc, phân tích lược đồ, phân tích biểu đồ về khí hậu .
- Xác định trên bản đồ các bãi tắm, các vườn quốc gia.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dung dạy học:
- Bản đồ tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ; Atlat địa lí Việt Nam. 
III- Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ bị giảm sút nghiêm trọng ?
- Cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc ?
3- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí, giới hạn lãnh thổ 
Yêu cầu quan sát hình 42.1 xác định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm địa hình
Yêu cầu :quan sát hình 42.1 thảo luận các vấn đề sau :
sMiền có các kiểu địa hình gì ? phân bố ở đâu ?
sĐịa hình nào là chiếm diện tích chủ yếu ? Độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
sMiền núi ở đây có hướng như thế nào ?Kể tên các dãy núi chính .
sNếu so với miền Bắc và Đông Bắc thì địa hình miền Tây bắc có đặc điểm gì nổi bật ?
sKể tên các sông lớn, nêu hướng chảy và chiều dài của sông 
GV chốt ý : Miền có đồi núi chiếm diện tích chủ yếu , nét nổi bật là miền có địa hình núi cao nhất cả nước, có nhiều thung lũng sâu, điạ hình bị cắt xẻ mạnh, các dãy núi xếp so le và có hướng song song với nhau theo hướng tây bắc Đông nam .
Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm 
Dựa vào thông tin trong SGk cho biết :
sThời tiết mùa đông của miền so với miền Bắc và Đông Bắc có gì là khác biệt ?
sGiải thích nguyên nhân của sự khác biệt về thời tiết mùa đông của miền so với miền bắc .
(GV cần vẽ các mũi tên hướng gió mùa đông bắc thổi đến bị chặn lại ở dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ 42.1 để HS dựa vào đây suy nghỉ trả lời .
sVào mùa hạ thời tiết của miền có đặc điểm gì ?
GV cần giải thích cho HS rõ loại gió tây nam biến tính là gió phơn tây nam,GV nói rõ cơ chế hình thành gió này, tính chất và ảnh hưởng của gió đến thời tiết .
Dựa vào hình 42.2nhận xét về chế độ mưa của miền Tây bắc và Bắc Trung bộ?
sGiải thích tại sao từ Lai Châu xuống Quảng Bình thời gian mùa mưa chậm dần ?
sThời gian mưa của miền ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ?
(gợi ý HS xem bảng 33.1các sông đông Trường Sơn )
sDựa vào bảng 32.1 cho biết thời gian có bão hoạt động trong miền ?
GV chốt ý :Do tác động của địa hình và hoàn lưu gió mùa khí hậu của miền có mùa đông ngắn mùa hạ có gió phơn tây nam nóng khô, thời gian mưa cùa miền thay đổi chậm dần từ bắc xuống nam .
Hoạt động 4 : Hoạt động cá nhân 
Yêu cầu xem thông tin trong sách giaó khoa và lược đồ 42.1 cho biết :
sVùng có các khoáng sản nào ? phân bố ở đâu ?
sHãy xác định trên bản đồ vị trí hồ Hoà Bình, nêu giá trị kinh tế của hồ này
sMiền có các tài nguyên sinh vật nào ? Tài nguyên vùng biển ?
GDMT:sNhững vấn đề gì cần phải giải quyết để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của miền?
- Để khai thác tài nguyên trong vùng vấn đề đặt ra cần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo. 
- Cần có biện pháp dự báo phòng chống các thiên tai do khí hậu đem lại .
1-Vị trí . phạm vi lãnh thổ :Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm khu Tây Bắc của Bắc bộ và khu bắc của trung bộ .
2-Địa hình :Miền có địa hình cao nhất nước ta , dãy núi Hoàng Liên Sơn được xem là nóc nhà của Đông Dương .Các dãy núi và sông lớn đều có hướng tây bắc-Đông nam.
3-Khí hậu của miền đặc biệt do tác động của địa hình :
có mùa đông ngắn , mùa hạ có gió phơn tây nam nóng khô, thời gian mùa mưa có xu hướng chậm dần từ bắc xuống nam , thơì tiết mùa ha thường xảy ra bão .
4-Tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi trường :
- Tài nguyên phong phú và đa dạng nhưng khai thác còn chậm .
- Để khai thác tài nguyên trong vùng vấn đề đặt ra cần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo. 
- Cần có biện pháp dự báo phòng chống các thiên tai do khí hậu đem lại .
4-Củng cố :Làm bài tâp số 3 và 4 trong sách giáo khoa .
- Gọi 1-2 hs đọc phần ghi nhớ sgk.
5-HD tự học: làm các bài tập còn lại trong sách, xem trước nội dung bài 43.

File đính kèm:

  • docBai_24_Vung_bien_Viet_Nam.doc
Giáo án liên quan