Giáo án Địa lý 8 tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- Chia làm 3 miền địa hình:
+ Phía Bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ kéo dài gần 2600km, hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Ở giữa : Đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn, dài trên 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km
+ Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy núi Gát Tây và Gát Đông
- Khoáng sản: Dầu mỏ, than, mangan, sắt
Ngày soạn: 02/11/2014 Ngày dạy: 13/11/2014 TIẾT 12 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á Mục tiêu bài học. Sau bài học HS có khả năng: Kiến thức. Nhận biết được ba miền địa hình của khu vực: miền núi ở phía Bắc, sơn nguyên ở phía Nam và đồng bằng ở giữa, và vị trí các nước trong khu vực Nam Á. Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong khu vực. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất la đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Sử dụng, phân tích lược đồ phân bố mưa, thấy được sự ảnh hưởng của địa hình đối với lượng mưa. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường. HS yêu thích bộ môn Địa lý. Phương tiện dạy và học. GV: Máy chiếu. Bảng phụ Atlat địa lí Thế Giới. Tài liệu, tranh ảnh về quốc đảo Man-đi-vơ, sông Hằng HS: SGK Địa lí 8 Atlat Địa lí Thế Giới. Sơ đồ tư duy điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á Tiến trình dạy và học. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ Nêu vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á? Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? Bài mới GV sử dụng sơ đồ tư duy của HS chuẩn bị ở nhà để vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí khu vực Nam Á( cá nhân/ cặp) GV xác định khu vực Nam Á trên bản đồ Châu Á HS quan sát hình 10. ? Nêu vị trí của khu vực Nam Á trên lược đồ. HS: Nằm ở phía Nam châu Á ? Nêu đặc điểm vị trí đị lí của khu vực Nam Á. (- Nam Á nằm giữa vĩ độ bao nhiêu? - Tiếp giáp với biển và vịnh nào? - Tiếp giáp với những khu vực nào của Châu Á?) HS: Kéo dài từ khoảng 90B đến 370B - Tiếp giáp với vịnh Bengan. Biển Arap. - Tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. ? Vị trí đó ảnh hưởng gì tới tự nhiên và kinh tế- xã hội. HS: Đới khí hậu nhiệt đới, giao lưu kinh tế với các nước qua đường biển và đường bộ. ? Xác định các quốc gia trong khu vực Nam Á. (- Nước có diện tích lớn nhất? - Nước có diện tích nhỏ nhất? - Nước nào nằm trong vùng núi Hi-ma-lay-a) HS: Gồm 7 quốc gia - Ấn Độ có diện tích lớn nhất: 3,28 triệu km2 - Quốc đảo Man-đi-vơ có diện tích nhỏ nhất: 298 km2 - Nê-pan và Bu-tan là nước nằm trong vùng núi Hi-ma-lay-a) GV mở rộng về quốc đảo Man-đi-vơ: Man-đi-vơ được mệnh danh là thiên đường du lịch, là bể cá tự nhiên tuyệt đẹp của các biển san hô nhiệt đới, Manđivơ có độ cao trên 1,8 mét so với mực nước biển. Do vậy các nhà khoa học dự báo, có thể ở thế kỉ XXI, đảo quốc Man-đi-vơ sẽ không còn tồn tại trên bản đồ Thế Giới. Vì hiệu ứng nhà kính sẽ làm tan lớp băng bao phủ trên Nam Cực và sẽ làm dâng cao mực nước biển trên tất cả các đại dương. GV chuyển ý Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình, khoáng sản khu vực Nam Á( cá nhân/cặp) ? Quan sát H10.1, kể tên, và xác định các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam HS: - Phía Bắc miền núi cao ( dãy Hi-ma-lay-a) - Nằm giữa là đồng bằng ( đồng bằng Ấn- Hằng) - Phía Nam là sơn nguyên (sơn nguyên Đêcan) ? Nêu đặc điểm miền địa hình phía Bắc. HS: -Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ kéo dài gần 2600 km, hướng Tây Bắc- Đông Nam. - Do đặc điểm độ cao và hướng chạy,dãy Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng của khu vực ? Nêu đặc điểm miền địa hình ở giữa. HS: Đồng bằng Ấn- Hằng bằng phẳng, rộng lớn, dài trên 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km ? Nêu đặc điểm miền địa hình phía Nam. HS: -Sơn nguyên Đêcan tương đối thấp và bằng phẳng - Hai rìa của sôn nguyên được nâng cao thành hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Hình ảnh núi Hi-ma-lay-a ( hi-ma-lay-a theo tiếng Phạn có nghĩa là “Quê hương của tuyết”. Các đỉnh núi của Hi-ma-lay-a đồ sộ cao vút, quanh năm tuyết phủ. Đỉnh núi cao nhất trên dãy Hi-ma-lay-a theo tiếng địa phương( Tây Tạng) là Chômôlungma, có nghĩa là Thánh Mẫu, năm 1852, cục trắc địa Ấn Độ, sau khi đo đạc và đặt tên cho nó là Evơrét . Đồng bằng Ấn- Hằng nơi dân cư sống đông đúc. Sơn nguyên Đê-can: Đất đai màu mỡ( đất đỏ bad an) diện tích rộng lớn, thích hợp với nhiều loại cây: bông, ngô, lúa mì..Hạn chế duy nhất là thiếu nước . ? Nam Á có những loại khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? HS: Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu khu vực Nam Á ( Nhóm/ cặp) GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 2.1, SGK trang 7 ? Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào. HS: Đới khí hậu nhiệt đới. ? Nam Á nằm chủ yếu trong kiểu khí hậu nào. HS: Nhiệt đới gió mùa, phần nhỏ nằm trong kiểu nhiệt đới khô. ? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa HS:- Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh và mưa không đáng kể. - Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều GV giới thiệu ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu GV chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm dựa vào lược đồ hình 10.2, SGK trang 35, hoàn thành phiếu học tập số 1. Từ đó rút ra đặc điểm khí hậu khu vực Nam Á HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, HS khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức bằng bảng thông tin phản hồi. GV: Giải thích Việt Nam có cùng vĩ độ với Nam Á nhưng về mùa đông Nam Á có nhiệt độ cao hơn Việt Nam. Do ảnh hưởng của địa hình HS: GV yêu cầu HS đọc một đoạn trong SGK thể hiện tính nhịp điệu của gió mùa khu vực Nam Á. ? Khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. HS: GV: Hoạt động sản xuất của con người phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa. Cứ đến tháng bắt đầu mùa mưa thì người dân nghe tiếng sấm để chuẩn bị vụ gieo trồng mới. Mùa khô thu hoạch. Những năm gió mùa TN đến muộn thì mùa màng thất bát. ? Nêu biện pháp khắc phục tính nhịp điệu gió mùa. HS: Khu vực đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa nước, kênh đào mương máng hạn chế sự lệ thuộc vào thiên nhiên. GV kết luận. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi và cảnh quan tự nhiên khu vực Nam Á( Cá nhân) ? Dựa vào hình 10.1 cho biết các sông chính trong khu vực Nam Á. HS: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút ? Đặc điểm chung của 3 con sông này. HS: 3 con sông này đều được bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a Chế độ nước theo mùa. Được cung cấp nước từ nước mưa và băng tuyết tan Sông Hằng có vai trò quan trọng nhất ở Ấn Độ không những về kinh tế mà còn về cả xã hội , tôn giáo Đối với mỗi tín đồ Ấn Độ giáo, sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất, nơi mà nếu được tắm mình trong đó dù chỉ một lần( dù sống hay chết) thì mội tội lỗi của con người sẽ được gột rửa và họ sẽ tìm được con đường ngắn nhất lên thiên đàng. GV: Từ vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi. ? Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào. Giải thích. HS: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mac, núi cao 1.Vị trí địa lí và địa hình a. Vị trí địa lí - Là bộ phận rìa phía nam của lục địa Á- Âu - Kéo dài khoảng từ 90B đến 370B. - Giáp vịnh Ben-gan, biển Arap, khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. - Gồm 7 quốc gia b.Địa hình và khoáng sản. - Chia làm 3 miền địa hình: + Phía Bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ kéo dài gần 2600km, hướng Tây Bắc- Đông Nam. + Ở giữa : Đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn, dài trên 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km + Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy núi Gát Tây và Gát Đông - Khoáng sản: Dầu mỏ, than, mangan, sắt 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên a. Khí hậu. - Chủ yếu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. - Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. b. Sông ngòi, cảnh quan tự nhiên - Có nhiều hệ thống sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put - Các cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc, núi cao Củng cố. GV cùng HS nhận xét về sơ đồ tư duy của các nhóm đã chuẩn bị bài ở nhà. Nhóm nào làm tốt GV cho điểm. Tổ chức trò chơi củng cố bài. Hướng dẫn về nhà. HS học bài cũ làm bài tập 1,2,3 SGK trang 36 Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu về các tập tục văn hóa của người Ấn Độ giáo và Hồi giáo. + Tìm hiểu về kinh tế- văn hóa Ấn Độ, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Nam Á. Phụ lục Phiếu học tập số 1 Dựa vào lược đồ hình 10.2, SGK trang 35 hoàn thành bảng sau Trạm Đặc điểm Giải thích Chế độ nhiệt Chế độ mưa Mun-tan Mum-bai Se-ra-pun-di Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 Trạm Đặc điểm Giải thích Chế độ nhiệt Chế độ mưa Mun-tan - Nhiệt độ tháng cao nhất: 350C - Nhiệt độ tháng thấp nhất: 120C - Biên độ nhiệt trong năm 230C - Lượng mưa rất thấp chỉ đạt 183mm/năm - Thuộc kiểu nhiệt đới khô. - Ảnh hưởng của địa hình. Mum-bai - Nhiệt độ cao quanh năm. + Nhiệt độ tháng thấp nhất: 250C + Nhiệt độ tháng cao nhất: 290C - Biên độ nhiệt trong năm thấp: 40C Lượng mưa trung bình năm lớn 3000mm/năm - Do nằm ven biển. - Ở vị trí đón gió mùa hạ nên mưa nhiều. - Khuất gió mùa đông nên nhiệt độ mùa đông giảm ít Se-ra-pun-di - Nền nhiệt độ khá thấp + Nhiệt độ tháng cao nhất: 200C + Nhiệt độ tháng thấp nhất: 120C - Biên độ nhiệt năm: 80C Lượng mưa lớn 11000mm/năm - Nền nhiệt độ thấp do chịu tác động của độ cao địa hình. - Lượng mưa cao do nằm ở chân núi, nơi đón gió mùa hạ từ biển thổi vào
File đính kèm:
- Bai_10_Dieu_kien_tu_nhien_khu_vuc_Nam_A_20150726_025053.doc