Giáo án Địa lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Nước ta có ba nhóm đất chính

+ Nhóm đất feralit ở các miền đồi núi thấp

+ Nhóm đất mùn núi cao.

+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2015
Ngày giảng: 09/02/2015
Người soạn: Dương Thị Điệp
Bài 36 - tiết 41
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
 I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Viêt Nam.
- Biết được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đât chính ở nước ta.
- Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Đọc lát cắt địa hình – thổ nhưỡng để nhận biết sự tương ứng trong phân bố đất với địa hình ở nước ta.
- Đọc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam để nhận xét sự phân bố các loại đất chính.
3. Thái độ
- Có ý ‎thức bảo tài nguyên đất, bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
- Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh,
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- SGK địa lí 8, Giáo án.
- Bản đồ đất Việt Nam
- Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam.
- Hình 36.1 Phóng to
2. Hoc sinh
- SGK địa lí 8, Atlat Địa lí Việt Nam.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
(lồng ghép trong nội dung bài học)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: (1 phút)
Đất là sản phẩm của thiên nhiên do nhiều nhân tố hình thành. Đất còn là tư liệu sản xuất chính từ lâu đời của sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất ở nước ta đã được nhân dân sử dụng, cải tạo, phát triển và trở thành tài nguyên vô cùng quý giá. Cha ông ta có câu “Tấc đất tấc vàng”. Vậy đất nước ta có đặc điểm gì, và phân bố ra sao? Đó là câu hỏi mà thầy trò chúng cần phải giải quyết trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Cá nhân
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức 
đã học ở lớp 6.
Hỏi: Em hãy cho biết các thành phần chính của đất ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Thành phần khoáng chiểm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- Thành phần hữu cơ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất, tầng này có màu xám thấm hoặc đen là màu của chất mùn.
- Ngoài ra còn có nước và không khí, hai thành phần nay tồn tại trong khe hổng của các hạt khoáng. 
GV: Em hãy cho biết các nhân tố tạo nên đất ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, và sự tác động của con người.
GV: chiếu hình 36.1 lắt cắt địa hình - thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B.
GV: chỉ trên bản đồ vị trí đường lát cắt.
GV: Quan sát hình 36.1. Em hãy cho biết đi từ biển lên núi cao (theo vĩ tuyến 200B) chúng ta bắt gặp những loại đất nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Đi từ bờ biển lên núi cao chúng ta bắt gặp 5 loại đất: Đất mặn ven biển, đất bồi tụ phù sa, đất bãi ven sông, đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá, đất mùn núi cao trên các loại đá.
GV: Đất ở nước ta rất đa dạng và phức tạp do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, và 1/4 là diện tích đồng bằng bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Đặc biệt là khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều đã tao nên sự đa dang và phức tạp của đất ở nước ta. Sự đa dạng của đất ở nước ta đã giúp cho nền nông nghiệp nước ta vừa đa dạng, vừa chuyên canh có hiệu quả.
Hoạt động 2: Nhóm
GV: Treo lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam (hình 36.2)
GV: Quan sát hình 36.2 em hãy cho biết nước ta có mấy nhóm đất chính? Đó là nhóm đất nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Có 3 nhóm đất chính: 
+ Nhóm đất feralit ở các miền đồi núi thấp. (65%)
+ Nhóm đất mùn núi cao. (11%)
+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển. (24%)
GV: Chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm)
GV: Phát phiếu học tập:
Câu 1 (Nhóm 1 + nhóm 4): Nhóm đất feralit ở các miền đồi núi thấp. Tìm hiểu về: Đặc tính chung, Phân bố, giá trị sử dụng.
Câu 2 (Nhóm 2 + nhóm 5): Nhóm đất mùn núi cao. Tìm hiểu về: Đặc tính chung, Phân bố, giá trị sử dụng.
Câu 3 (Nhóm 3 + nhóm 6): Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển. Tìm hiểu về: Đặc tính chung, Phân bố, giá trị sử dụng.
GV: Các nhóm hoạt động trong khoảng 5 phút.
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
HS: Trình bày:
các nhóm khác nhận xét.
GV: Chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
1 - Đặc điểm chung của đất Việt Nam 
a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
- Nhiều loại đất: Đất mặn ven biển, đất bồi tụ phù sa, đất bãi ven sông, đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá, đất mùn núi cao trên các loại đá.
- Là điều kiện tốt giúp cho nền nông nghiệp nước ta vừa đa dạng, vừa chuyên canh có hiệu quả.
b) Nước ta có ba nhóm đất chính
+ Nhóm đất feralit ở các miền đồi núi thấp 
+ Nhóm đất mùn núi cao. 
+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển. 
Nhóm đất
Đặc tính chung
Phân bố
Giá trị sử dụng
Đất feralit ở các miền đồi núi thấp. (Chiếm 65% diện tích lãnh thổ)
- Chứa ít mùn
- Nhiều sét
- Nhiều hợp chất nhôm, sắt nên màu đỏ vàng.
- Dễ bị kết von thành đá ong.
- Vùng núi đá vôi phía Bắc.
- Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Độ phì cao
- Rất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới.
Đất mùn núi cao. (Chiếm 11% diện tích lãnh thổ)
- Xốp, giầu mùn, màu đen hoặc nâu
- Địa hình núi cao >2000 m (Hoàng Liên Sơn, Chư Yang Sin)
- Phát triển lâm nghiệp đẻ bảo vệ rừng đầu nguồn
Đất bồi tụ phù sa sông, biển. (Chiếm 24% diện tích lãnh thổ)
- Tơi xốp, ít chua, giầu mùn.
- Dễ canh tác, độ phì cao
- Tập trung ở châu thổ sông Hồng, Sông Cưu Long
- Các đồng bằng khác.
- Đất nông nghiệp chính, vai trò rất quan trọng.
- Thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đặc biệt cây lúa nước.
Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Em hãy nêu một số câu ca dao tục ngữ về sử dụng đất của ông cha ta?
HS: Trả lời
GV: Kết luận:
 “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
GV: Đất ở Việt Nam có vai trò như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Kết luận:
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống và sản xuất của con người.
GV: Quan sát hình ảnh, hãy nêu những hiểu biết của em về hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta hiện nay? 
HS: Trả lời
GV: Kết luận:
Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4 % tổng diện tích đất tự nhiên), trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hoá nặng. Do vậy, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng.
Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai).
? GV: Em hãy nêu một số biện pháp để cải tạo và sử dụng đất hợp lý?
HS: Trả lời
GV: Kết luận:
 Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống sói mòn, rửa trôi, bạc mầu đất ở miền đồi núi, cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn để tăng diện tích đất nông nghiệp.
Mở rộng: Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, giây, nhiễm mặn, nhiễm phèn; bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất do chất độc hoá học, thuốc trù sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất chưa hợp lí, diện tích đất bị thoái hóa vẫn còn lớn, diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp, khả năng mở rộng diện tích đất ở đồng bằng hạn chế.
- Biện pháp:
 + Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống sói mòn, rửa trôi, bạc mầu đất ở miền đồi núi.
 + Cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn để tăng diện tích đất nông nghiệp.
4. Củng cố:
Bài 1: Điền vào các ô trống nội dung, kiến thức thích hợp:
Đá mẹ
Các nhân tố hình thành đất
Bài 2: Chọn đáp án đúng:
Xu hướng biến động trong việc sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay là:
A - Bình quân đất tự nhiên theo đầu người giảm
B - Diện tích đất rừng tự nhiên giảm
C - Diện tích đất trống đồi trọc tăng
D - Bình quân đất canh tác theo đầu người tăng
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam.

File đính kèm:

  • docbien_va_dai_duong_20150726_044352.doc