Giáo án Địa lý 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

- Cực Bắc: vĩ độ 23o23’B và kinh độ 105o20’Đ.

 - Cực Nam: vĩ độ 8o34’B và kinh độ 104o40’Đ.

 - Cực Đông: vĩ độ 12o40’B và kinh độ 109o24’Đ.

 - Cực Tây: vĩ độ 22o22’B và kinh độ 102o10’Đ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 20/01/2015
Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
Tiết 24 Ngày dạy: 23/01/2015
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
2. Kỹ năng:
 Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
3. Thái độ:
 Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Sgk, tập atlat VN.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, (1 phút) 8A4..................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi: Chứng minh Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành lãnh thổ VN. Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên VN và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta . Vậy vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ nước ta có những đặc điểm gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta (cặp) 22’.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
- GV xác định vị trí của VN trên bản đồ .
* Bước 2:
Dựa vào bảng 23.2 + H 23.2 sgk hãy:
- Xác định vị trí các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta? Tọa độ của chúng?
(GV Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời
- HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3:
Qua bảng 23.2, em hãy tính:
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? (Dành cho HS giỏi).
- Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ? 
- Lãnh thổ đất liền VN nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GTM? (Dành cho HS giỏi).
- Diện tích đất tự nhiên là bao nhiêu?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
* Bước 4:
- Xác định diện tích vùng biển nước ta và vị trí của 2 quần đảo lớn?
(GV Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- HS xác định trên bản đồ.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội (cá nhân) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1:
Dựa H23.2 + Sự hiểu biết và thông tin sgk hãy:
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên?
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
(+Vị trí nội chí tuyến =>Thiên nhiênVN mang tính chất nhiệt đới.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa, các luồng sinh vật => TN chịu ảnh hưởng của gió mùa khá rõ rệt. Có hệ thực vật đa dạng, rụng lá theo mùa 
+ Trung tâm ĐNÁ là cầu nối giữa ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo: với đường biên giới khoảng 4600 km và đường bờ biển hơn 3260 km => tính chất ven biển, hải đảo, phức tạp, đa dạng  
 * Bước 2:
- VN nằm gần trung tâm khu vực ĐNÁ có ý nghĩa như thế nào về mặt kinh tế - xã hội?
- HS: hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực.
- Gv chuẩn xác kiến thức.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
- Cực Bắc: vĩ độ 23o23’B và kinh độ 105o20’Đ.
 - Cực Nam: vĩ độ 8o34’B và kinh độ 104o40’Đ.
 - Cực Đông: vĩ độ 12o40’B và kinh độ 109o24’Đ.
 - Cực Tây: vĩ độ 22o22’B và kinh độ 102o10’Đ.
- Phạm vi: bao gồm cả phần đất liền (diện tích 331.212 km2) và phần biển ( khoảng 1 triệu km2). 
2. Ý nghĩa.
a. Về tự nhiên.
- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn hán ...).
b. Về kinh tế - xã hội.
- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNÁ, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết: 
- Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ VN trên bản đồ?
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội?
- Hướng dẫn hs làm bài tập 2/sgk trang 86.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài, hoàn thành bài tập 2 sgk/86. 
- Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_24_tuan_22_dia_li_8_20150726_045021.doc