Giáo án Địa lý 7 tiết 52: Ôn tập

B. CHÂU MĨ.

Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (cá nhân) 15 phút.

*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.

*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; .

*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.

* Bước 1:

 Giáo viên treo bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

* Bước 2:

- Đặt hệ thống câu hỏi để học sinh tái hiện lại kiến thức về địa hình, khí hậu, dân cư và kinh tế của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.

- Giáo viên chốt lại qua hệ thống bảng và hệ thống hóa trên bản đồ

- Trong quá trình ôn tập giáo viên cho điểm khích lệ tinh thần học sinh (Dành câu hỏi dễ cho học sinh yếu).

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 52: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: 27/02/2015
Tiết 52 Ngày dạy: 02/03/2015
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Biết kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Phi và châu Mĩ.
- Biết so sánh sự khác nhau về tự nhiên, dân cư và kinh tế của các khu vực châu Phi và châu Mĩ.
2. Kĩ năng: 
 Củng cố lại các kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích qua kênh hình, kênh chữ, bản đồ.
3. Thái độ: 
 Giáo dục ý thức tự học nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Phi và châu Mĩ.	
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Tiến trình bài học: 42 phút.
 Khởi động: GV giới thiệu phạm vi, giới hạn nội dung kiến thức của tiết ôn tập. 
A. CÁC KHU VỰC CHÂU PHI.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (cá nhân) 12 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Giáo viên treo bản đồ tự nhiên châu Phi.
* Bước 2: 
- Đặt hệ thống câu hỏi để học sinh tái hiện lại kiến thức về tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội của các khu vực châu Phi.
- Giáo viên chốt lại qua hệ thống bảng và hệ thống hóa trên bản đồ.
- Trong quá trình ôn tập giáo viên cho điểm khích lệ tinh thần học sinh (Dành câu hỏi dễ cho học sinh yếu).
 *Bước 3: 
 Giáo viên đưa ra: Bảng hệ thống kiến thức để học sinh cần nắm vững.
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Tự Nhiên
- Phía TB: dãy Atlat
- Phía Tây và ven Địa Trung Hải có các đồng bằng
- Khu vực ven biển mưa nhiều -> rừng rậm phát triển
- Trong lục địa mưa ít -> xavan, cây bụi phát triển
- Hoang mạc nhiệt
đới Xahara lớn
nhất thế giới
- Phía Tây: bồn địa
- Phía Đông: sơn nguyên
- Khí hậu: Nóng, mưa nhiều, đặc biệt là vịnh Ghi nê -> sông ngòi phát triển
- Địa hình: Cao nguyên, cao ở phía Đông Nam, trũng ở giữa
+ Phía Đông Nam: Dãy Đrêkenbéc cao 3000 m
+ Trung tâm: Bồn địa Calahari
- Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu
+ Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Đông sang Tây
Kinh tế - xã hội
- Dân cư chủ yếu: Người Ảrập, Becbe (thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít) theo đạo hồi
- Kinh tế: Khai thác, xuất khẩu dầu khí, du lịch
- Trồng cây ăn quả nhiệt đới
=> Kinh tế tương đối phát triển
- Dân cư: Đông nhất, chủ yếu là người Ban tu (thuộc chủng tộc Nê-grô-ít), tín ngưỡng rất đa dạng
- Kinh tế: Trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu 
-> kinh tế kém phát triển
- Dân cư: Thành phần chủng tộc đa dạng: (Nê-grô-it, ơ-rô-pê-ô-it, Môn-gô-lô-ít và người lai), phần lớn theo đạo thiên chúa
- Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều, Cộng hòa Nam Phi phát triển nhất, công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng cung cấp nhiều cho xuất khẩu
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (cá nhân) 10 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Giáo viên gọi học sinh lên bảng xác định vị trí, địa hình, phân bố dân cư và các ngành kinh tế của các khu vực trên bản đồ.
* Bước 2: 
 Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức.
* Bước 3: 
 Tính mức thu nhập bình quân đầu người của Cộng hòa Nam Phi theo số liệu sau:
Dân số: 43 600 000 người.
GDP: 113 247 triệu USD.
* Bước 4: 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tính mức thu nhập bình quân đầu người.
B. CHÂU MĨ.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (cá nhân) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Giáo viên treo bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
* Bước 2: 
- Đặt hệ thống câu hỏi để học sinh tái hiện lại kiến thức về địa hình, khí hậu, dân cư và kinh tế của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
- Giáo viên chốt lại qua hệ thống bảng và hệ thống hóa trên bản đồ
- Trong quá trình ôn tập giáo viên cho điểm khích lệ tinh thần học sinh (Dành câu hỏi dễ cho học sinh yếu).
* Bước 3: 
 Giáo viên đưa ra: Bảng hệ thống kiến thức để học sinh cần nắm vững.
Bắc Mĩ
Trung và Nam Mĩ
Địa hình
a. Hệ thống Cooc - đi - e phía Tây: cao, đồ sộ, hiểm trở TB 3000 - 4000 m
- Xen giữa núi là cao nguyên, sơn nguyên, bồn địa
b. Đồng bằng ở giữa
 Rộng lớn như một lòng máng khổng lồ, nhiều hồ lớn và sông dài
c. Phía Đông: Miền núi già Apalát và cao nguyên
a. Hệ thống núi trẻ An - đét phía Tây: cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, TB 3000 – 5000 m
- Xen giữa núi là cao nguyên, thung lũng
b. Đồng bằng ở giữa
 Là chuỗi đồng bằng thấp nối liền nhau, trừ đồng bằng PamPa cao phía Nam
c. Phía Đông: Là các sơn nguyên
Khí hậu
- Đa dạng
- Phân hóa theo chiều Bắc - Nam (Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới)
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150 B
- Phân hóa theo chiều Đông -Tây (Trong mỗi đới lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu)
Nguyên nhân: Do địa hình ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào
* Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ cao
- Gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất
Phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây, từ thấp - cao
- Nguyên nhân: do đặc điểm vị trí và địa hình khu vực
Dân cư
Phân bố không đều
+ Tập trung ít nhất: Miền Bắc
+ Tập trung đông: Miền Nam
+ Tập trung thưa thớt: Phía Tây
+ Tập trung đông đúc: Phía Đông
* Nguyên nhân:
Do điều kiện tự nhiên
Do lịch sử khai thác lãnh thổ
Phân bố không đều
+ Tập trung đông ở ven biển, cửa sông, trên các cao nguyên
+ Thưa thớt ở các vùng trong nội địa
* Nguyên nhân: 
Do đặc điểm tự nhiên
Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu qủa cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
+ Nền nông nghiệp phát triển mạnh đạt trình độ cao
+ Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển với quy mô lớn
+ Nền nông nghiệp ít sử dụng lao động, sản xuất ra khối lượng hàng hóa cao, năng suất lao động lớn
- Có 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Tiểu điền trang 
- đại điền trang
- Trồng trọt
+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Một số nước Nam Mĩ phải nhập khẩu lương thực
+ Ngành trồng trọt mang tính độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài
+ Phải nhập lương thực thực phẩm
- Chăn nuôi: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn
Công nghiệp
 Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới. Đặc biệt ngành hàng không, vũ trụ phát triển mạnh mẽ
Phân bố không đều
Các nước (Braxin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la) có nền công nghiệp phát triển nhất
Dịch vụ
Chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế (Ca-na-đa và Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%) 
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ
Khối thị trường chung Mec - cô - xua
* Bước 4: 
 So sánh địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ?
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (cá nhân) 5 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
 Giáo viên gọi học sinh lên bảng xác định vị trí, địa hình, phân bố dân cư và các ngành kinh tế của các khu vực trên bản đồ.
* Bước 2: 
 Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức.
* Bước 3: 
 Tại sao từ độ cao 0 m - 1000 m, của dãy núi An - đét ở sườn Đông có rừng rậm nhiệt đới còn ở sườn Tây là thực vật nửa hoang mạc.
* Bước 4: 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Hệ thống hóa lại toàn bảng.
- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm các em học sinh tích cực phát biểu.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Về nhà học thật kỹ nội dung bài ôn tập. 
- Chuẩn bị tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết. 
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_52_tuan_27_dia_li_7_20150726_044551.doc