Giáo án Địa lý 7 - Tiết 26, Bài 23: Môi trường vùng núi - Năm học 2015-2016

GV mở rộng thêm trong cùng đới khí hậu vành đai thực vật cũng có sự chênh lệch về độ cao .Điển hình là ở nước ta do miền Bắc có mùa đông lạnh còn miền Nam thì nóng quanh năm nên vành đai thực vật ở miền Nam nằm ở độ cao cao hơn ở miền Bắc

CH : Quan sát H23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

 Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh

HĐ 2 :Thảo luận cặp đôi

CH : Về tự nhiên môi trường vùng núi ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?

GV qui định thời gian thảo luận 3 phút sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả

. GV nhấn mạnh đến độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế vùng núi Ảnh hưởng đến lũ trên các sông suối trong vùng núi (nước trôi nhanh xuống sông suối, nếu không có cây che phủ sườn núi thì rất dễ gây ra lũ quét, lỡ đất ).

- Gây trở ngại cho việc đi lại và hoạt động kt ở vùng núi.

CH :Để khắc phục khó khăn con người ở vùng núi phải lm gì ?

Chuyển ý: cùng với sự đa dạng của thảm thực vật đặc điểm cư trú của các dân tộc cũng có nét nổi bật

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 26, Bài 23: Môi trường vùng núi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/11/2015
Ngày dạy:9/11/2015
Tuần 13/ Tiết 26.
Chương V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾCỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI.
Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Biết được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao).
- Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên TG.
 2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi. 
II. Phương tiện dạy học:
- Ảnh chụp phong cảnh các vùng núi ở nước ta (Sapa, Đà Lạt)
- Bản đồ tự nhiên TG.
III. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (thực hiện trong qua trình dạy bài mới)
 3. Giảng bài mới:
 Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và thay đổi theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quang cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
25’
15’
HĐ1: Cá nhân
GV nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học ở lớp 6 (vĩ độ ,độ cao, vị trí gần hay xa biển )
CH: Cho biết giới hạn của băng tuyết vĩnh cửu trên núi?
CH: Cho biết H23.1 SGK là cảnh gì? Ở đâu?
CH: Mô tả H23.1 SGK?
CH: Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi?
CH: Quan sát H23.2, cho biết
- Cây cối phân bố từ chân núi lên đỉnh núi ntn?
- Vùng núi An-pơ có mấy vành đai thực vật? Giới hạn mỗi vành đai?
CH: Vì sao cây cối lại biến đổi theo độ cao?
CH: Vậysự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng tới thực vật như thế nào? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ?
 Quan sát H23.3, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa.?
CH :Vì sao vành đai thực vật ở đới nóng có độ cao cao hơn ở đới ôn hòa?
GV mở rộng thêm trong cùng đới khí hậu vành đai thực vật cũng có sự chênh lệch về độ cao .Điển hình là ở nước ta do miền Bắc có mùa đông lạnh còn miền Nam thì nóng quanh năm nên vành đai thực vật ở miền Nam nằm ở độ cao cao hơn ở miền Bắc
CH : Quan sát H23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.
 Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh
HĐ 2 :Thảo luận cặp đôi
CH : Về tự nhiên môi trường vùng núi ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
GV qui định thời gian thảo luận 3 phút sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả
. GV nhấn mạnh đến độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế vùng núi Ảnh hưởng đến lũ trên các sông suối trong vùng núi (nước trôi nhanh xuống sông suối, nếu không có cây che phủ sườn núi thì rất dễ gây ra lũ quét, lỡ đất).
- Gây trở ngại cho việc đi lại và hoạt động kt ở vùng núi. 
CH :Để khắc phục khó khăn con người ở vùng núi phải làm gì ?
Chuyển ý: cùng với sự đa dạng của thảm thực vật đặc điểm cư trú của các dân tộc cũng có nét nổi bật
HĐ3: Cá nhân
CH: Nêu đặc điểm chung nhất của các dân tộc sống ở vùng núi nước ta?
CH: Địa bàn cư trú của con người ở vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì?
GV mở rộng địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ở nước ta 
CH :Địa bàn cư trú của các dân tộc ở miền núi trên Thế Giới ?
.
TL: Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hòa và khoảng 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết vĩnh cửu.
TL: Quang cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Nê-pan.
TL: Toàn cảnh cho thấy các bụi cây thấp lùn hoa đỏ. Phía xa là tuyết phủ trắng đỉnh núi cao.
TL: Trong tầng đối lưu của khí quyển: t0 giảm dần khi lên cao. Càng lên cao t0 và độ ẩm càng thay đổi.
TL: - Phân bố thành các vành đai.
- 4 vành đai: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 – 2200m, đồng cỏ từ 2200 – 3000m, trên 3000m là tuyết.
TL: Càng lên cao nhiệt độ giảm không khí càng lạnh làm thực vật thay đổi
TL: Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
 TL: - Các tầng thực vật của đới nóng nằm ở độ cao lớn hơn ở đới ôn hòa. Đới nóng có vành đai rừng rậm, đới ôn hòa không có.
TL :Do nhiệt độ ở vùng núi đới nóng cao hơn vùng núi ở đới ôn hòa.
TL: - Các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.
- Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều hơn nên ấm hơn sườn khuất nắng.
 Hs lắng nghe.
TL :thuận lợi :có giá trị về rừng, trồng cây công nghiệp ,giá trị du lịch ,tài nguyên khoáng sản,thủy điện..
Khó khăn :giao thông không thuận tiện,lũ quét, lỡ đất ,xói mòn
 TL: bảo vệ và trồng rừng ,đặc biệt là ở các vùng núi cĩ độ dốc lớn
TL: - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Vùng núi có dân cư thưa thớt.
TL: Vào địa hình (nơi có mặt bằng để canh tác, chăn nuôi), vào khí hậu (mát mẻ, trong lành), vào nguồn tài nguyên rừng, nước
TL: Dân tộc Châu Á sống ở chân núi .Dân tộc Nam Mĩ sống ở độ cao trên 3000m là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi.Dân Châu phi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu mát mẻ trong lành.
1. Đặc điểm của môi trường
- Vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao.
- Thực vật cũng thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tùy thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tùy thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.
2. Cư trú của con người
- Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người, thường là nơi thưa dân.
- Nguời dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau.
 4. Củng cố: (3’)
 Câu hỏi đáp nhanh
Câu 1: Khi lên cao 100m nhiệt độ giảm bao nhiêu độ C?
Câu 2 :Ở đới nóng từ 3000m trở lên sẽ có băng tuyết vĩnh cữu.đúng hay sai ?
Câu 3:Thực vật ở sườn núi thay đổi theo..?
Câu 4 :Một vành đai thực vật chỉ có ở đới nóng?
Câu 5: Vùng núi là nơi .của các dân tộc ít người?
Câu 6 :Vì sao ở vùng núi lại thưa dân?
 5. Dặn dò: (1’)
- Học bài - và trả lời các câu hỏi trong SGK của bài.
Làm bài tập bản đồ 
Chuẩn bị trước bài 25 Thế Giới rộng lớn và đa dạng
Soạn theo các câu hỏi:
Câu 1:Xác định trên bản đồ Thế Giới các lục địa và đại dương 
Câu 2 : Các chỉ tiêu phân loại các quốc gia thuộc các nhóm nước ?

File đính kèm:

  • docxBai_23_Moi_truong_vung_nui.docx