Giáo án Địa lý 7 - Tiết 23, Bài 21: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

- H 22.5 : là cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực. Chúng ta thấy rất rõ các căn lều trắng họ sống và làm việc trong mùa hạ (vào mùa đông, họ rút về sống ở các trạm nghiên cứu ven bờ biển để tránh lạnh và bão tuyết).

CH : Hiện nay, người ta đã tiến hành khai thác tài nguyên môi trường đới lạnh như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 23, Bài 21: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So¹n: 26/10/2014
Gi¶ng: 29/10/2014
 Tiết 23 
 Bài 21: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	-Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
	- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
	2. Kĩ năng:
	- Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (kinh tế cổ truyền, kinh tế hiện đại) 
	- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
II. Phương tiện dạy học:
	- Bản đồ các môi trường địa lí.
	- Lược đồ dịa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc hoặc lược đồ phân bố dân cư trên Thế giới.
III. Hoạt động của GV và HS :
	1, Ổn định tổ chức
	2, Kiểm tra bài cũ:
	-Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ? 
	-Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái đất ?
	- Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ?
 3, Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Cả lớp 
GV hướng dẫn HS quan sát H22.1/ Tr.71 sgk
CH : Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc, địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế chính của họ là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, giới thiệu về người E-xki-mô là tổ tiên của các dân tộc ở đới lạnh.
GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS quan sát kết hợp H.22.1/ TR.71 để xác định địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt. Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam Cực?
CH: Quan sát H22.2 và 22.3/ Tr.72 SGK mô tả hiện tượng địa lí qua ảnh?
HS : - H 22.2 là cảnh một người La-pông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng, với các đám cây bụi thấp bị tuyết phủ.
- H 22.3 là cảnh một người đàn ông I-núc đang ngồi trên xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở một lỗ được khoét trong lớp băng đóng trên mặt sông. Vài con các câu được để bên cạnh. Trang phục của ông ta (toàn bằng da) : chiếc áo khoác đen trùm đầu (mà họ gọi là a-nô-rắc), găng tay, đôi giày ống (đôi ủng), quần áo… Đặc biệt chú ý là ông ta đeo đôi kính mắt đen sậm (để chống lại ánh sáng chói mắt phản xạ trên mặt tuyết trắng, cho dù Mặt Trời chỉ mọc là là trên đường chân trời )
CH : Nhận xét về các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận về các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh
CH : Kể tên các tài nguyên, khoáng sản ở đới lạnh? Nhận xét ?
CH : Vì sao ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác?
Hướng dẫn HS quan sát H22.4 và 22.5/ Tr.73, mô tả nội dung các hình ?
HS :- H 22.4 : là một dàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc, giữa các tảng băng trôi.
- H 22.5 : là cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực. Chúng ta thấy rất rõ các căn lều trắng họ sống và làm việc trong mùa hạ (vào mùa đông, họ rút về sống ở các trạm nghiên cứu ven bờ biển để tránh lạnh và bão tuyết).
CH : Hiện nay, người ta đã tiến hành khai thác tài nguyên môi trường đới lạnh như thế nào?
Hoạt động 2: Cá nhân 
HS trả lời, GV giới thiệu về các cuộc thám hiểm khám phá Bắc cực và Nam Cực trong thời gian gần đây và hậu quả của nó ( một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng...)
CH : Để khai thác tốt môi trường đới lạnh, các nước trên thế giới cần có giải pháp nào?
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc.
- Hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da. 
+ Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý. 
- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển. 
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
 - Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. 
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. 
	4, Củng cố: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3/ sgk/ tr 73
	5, Dặn dò: 
- Học bài cũ và làm BT 3 vào vở, trả lời các CH trong SGK
- Đọc và xem trước bài “ Môi trường vùng núi”
. 

File đính kèm:

  • doctuan 12(1).doc