Giáo án Địa lý 7 - Tiết 22: Môi trường đới lạnh
CH : Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ?
HS : Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ.
CH : Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ?
HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ?
CH : Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ?
CH : Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
Goi HS đọc đoạn văn ở bài tập 4, kết hợp quan sát H 21.11/ TR.70, mô tả về cuộc sống của con người trong đới lạnh.
So¹n: 24/10/2014 Gi¶ng: 27/10/2014 CHƯƠNG IV MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH. Tiết 22 MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức : - Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh - Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới - Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trườngđới lạnh 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh. - Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các môi trường địa lí - Ảnh các động vật và thực vật ở môi trường đới lạnh. III. Hoạt động của GV và HS : 1, Ổn định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ: - Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở môi trường hoang mạc? - Biện pháp để hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc? 3, Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Nhóm GV hướng dẫn HS quan sát hình 21.1/ Tr.67 và 21.2/ Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu ? GV giới thiệu : GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS lên xác định vị trí của môi trường đới lạnh. GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 21.3/ Tr.68 sgk. GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút) CH : Phân tích biểu đồ theo câu hỏi trong phiếu học tập ? - Diễn biến nhiệt độ trong năm : + N/độ tháng cao nhất? N/độ tháng thấp nhất ? Biên độ nhiệt năm ? + Số tháng có N/độ 0oC? - Lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm? + Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? - Từ việc phân tích trên , em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh? Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét, chốt ý. Yêu cầu HS quan sát các hình 21.4 và 21.5/ Tr.69, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó.( Liên hệ thực tế) Hoạt động 2: Cả lớp GV cho HS đọc thuật ngữ “đài nguyên” SGK/ Tr.186 CH : Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ ? HS trả lời, GV nhận xét, giúp HS giải thích về sự thích nghi của thực vật đối với khí hậu ở đới lạnh. H 21.6 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng. H 21.7 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chưa tan. à Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu. CH : Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ? HS : Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ. CH : Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ? HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ? CH : Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ? CH : Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ? Goi HS đọc đoạn văn ở bài tập 4, kết hợp quan sát H 21.11/ TR.70, mô tả về cuộc sống của con người trong đới lạnh. 1. Đặc điểm của môi trường. * Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. - Đặc điểm: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm. - Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao. 2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường. - Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y. - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh. 4, Củng cố: - Hướng dẫn HS trả lời CH 1, 2, 3, 4 SGK - Cho HS làm bài tập : Điền tiếp vào ô trống theo sơ đồ sau : Đe doạ cuộc sống người dân ở vùng thấp trũng Băng … ……………… ……………. … ở 2 cực tan 5, Dặn dò: -Làm bài tập 4 vào vở. Chuẩn bị bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”
File đính kèm:
- tuan 12.doc