Giáo án Địa lý 7 - Học kỳ II

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hs cần:

- Biết vị trí, giới hạn của châu Nam Cực.

- Sự độc đáo trong khí hậu, địa hình và lịch sử khám phá châu Nam Cực.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực

3. Thái độ:

- Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí.

II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ châu Nam Cực.

2. Học sinh: Sách, vở.

 

doc67 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru.
? Độ cao xuất hiện băng tuyết ở 2 sườn?
? Vì sao thực vật ở sườn đông lại phát triển hơn sườn tây?
- Kết luận: 2 sườn dãy An-đét có sự phân hóa về thực vật:
+ Sườn Đông: Thực vật phát triển
Gv: giảng giải.
+ Sườn Tây: Thực vật kém phát triển
4. Củng cố:(8ph)
- Làm bài tập trong phiếu học tập
- Nhận xét giờ thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà:(2ph)
- Xem lại các bài đã học từ đầu học kì II.
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…..............................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************
Ngày soạn: 1/3/2013
TIẾT 52: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại các kiến thức địa lí về châu Phi và châu Mĩ mà học sinh đã học từ đầu học kì II.
- Khắc sâu cho học sinh các kiến thức cơ bản, quan trọng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp kiến thức, liên hệ giữa các yếu tố địa lí.
3. Thái độ: Có ý thức ôn tập tích cực. 
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, châu Phi, bản đồ kinh tế chung châu Mĩ, châu Phi, bảng phụ, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:(1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số….)
2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): Từ đầu học kì II chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về địa lí châu Phi và châu Mĩ. Chúng ta đã thấy được sự đa dạng, phong phú trong các đặc điểm tự nhiên của từng châu lục cũng như sự khác biệt về kinh tế của từng châu. Để khắc sâu thêm cho các em kiến thức về địa lí hai châu lục này bài hôm nay chúng ta cùng nhau đi ôn tập.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
26p
I. Lí thuyết
? Từ đầu học kì II chúng ta đã học những vấn đề địa lí nào?
? Lập bảng so sánh về tự nhiên, kinh tế xã hội của 3 khu vực châu Phi?
- Địa lí châu Phi:
+ Bắc Phi
+ Trung Phi
+ Nam Phi
? Chứng minh châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?
? Tại sao nói châu Mĩ là vùng đất của người dân nhập cư?
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Kết hợp chỉ trên bản đồ hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu Bắc Mĩ?
+ Nhóm 2: Trình bày tóm tắt đặc điểm dân cư và kinh tế Bắc Mĩ?
- Địa lí châu Mĩ:
+ Là không gian địa lí rộng lớn
+ Vùng đất của dân nhập cư.
+ Bắc Mĩ:
* Tự nhiên: 
- Cấu trúc địa hình đơn giản, gồm 3 bộ phận kéo dài theo chiều kinh tuyến: hệ thống Cooc-đi-e cao đồ sộ ở phía tây, đồng bằng trung tâm và núi già ở phía đông.
- Khí hậu đa dạng vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều đông - tây.
*Dân cư: phân bố không đều. Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía đông và phía tây. 
*Kinh tế:
- Nền nông nghiệp phát triển
- Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế
+ Nhóm 3: Dùng bản đồ nêu đặc điểm địa hình, khí hậu Trung và Nam Mĩ?
+ Trung và Nam Mĩ:
*Tự nhiên: 
- Địa hình: núi An-đét ở phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên ở phía đông.
- Khí hậu:có gần đủ các kiểu khí hậu trên TĐ.
+ Nhóm 4: Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế của Trung và Nam Mĩ?
* Dân cư: phân bố không đều tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: còn nhiều bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất. 
- Công nghiệp: chủ yếu là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản xuất khẩu.
+ Nhóm 5: Trình bày những hiểu biết về 2 tổ chức kinh tế ở châu Mĩ?
+ Các tổ chức kinh tế:
- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ
( NAFTA)
- Khối thị trường chung Mec-cô-xua
10p
II. Bài tập
+ Bài 3 sgk/106
Gv: treo bảng phụ có đề bài
- Tính mức thu nhập bình quân đầu người của CH Nam Phi.
* Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sgk/124 hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của 3 nước Bắc Mĩ?
Gv: hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn.
- Vẽ biểu đồ:
- Lập bảng so sánh: 
4. Củng cố: (5ph)
- Nhận xét giờ ôn tập
- Hướng dẫn học sinh lập đề cương ôn tập.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài chuẩn bị giờ kiểm tra 1 tiết
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…..............................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************
Ngày soạn: 1/3/2013
TIẾT 53: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức mà học sinh đã thu nhận được về môn học từ đó điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra khoa học, hợp lí.
3. Thái độ: Có ý thức làm bài nghiêm túc, tích cực. 
II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài cá nhân.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đề kiểm tra.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…..)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới
	* MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tự nhiên Bắc Mĩ
1
0.5=5%
1
3=30%
2
3.5=35%
Kinh tế Bắc Mĩ
1
0.5=5%
1
0.5=5%
Tự nhiên Trung và Nam Mĩ
1
0.5=5%
1
0.5=5%
1
0.5=5%
3
1.5=15%
Kinh tế Trung và Nam Mĩ
1
0.5=5%
1
4=40%
2
4.5=45%
Tổng
4
2=20%
1
0.5=5%
1 
3=30%
1
0.5=5%
1 
4=40%
8
10=100%
* ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào trước chữ cái của đáp án đúng:
1. Độ cao trung bình của dãy An-đét là:
	A. 1000m-2000m	B. 2000m-3000m	C. 3000m-4000m	D. 3000m-5000m
2. Trong ba nước của khối kinh tế ở Bắc Mĩ, thế mạnh của Mê-hi-cô là:……………...
………………………………………………………………………………………….
3. Bờ tây châu Mĩ giáp Thái Bình Dương, bờ đông giáp Đại Tây Dương:
A. Đúng	B. Sai
4. Quốc gia nào có nghề đánh cá phát triển nhất Trung và Nam Mĩ là:
	A. Bra-xin	B. Chi lê	C. Pê-ru	D. U-ru-goay
5. Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm:
	1. ……………………………….
	2. ……………………………….
	3. ………………………………..
6. Nối cột bên phải và cột bên trái cho đúng:
A. Vùng
B. Khoáng sản
1. Eo đất Trung Mĩ
2. Miền núi An-đét
3. Sơn nguyên Guy-a-na
4. Sơn nguyên Bra-xin
a. Sắt, mangan
b. Bô-xít, dầu mỏ
c. Vàng, bạc
d. Đồng, thiếc, bạc
II. Tự luận
Câu 1:
So sánh 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ? Chỉ rõ sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất của khu vực này?
Câu 2: 
Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
C. ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: 3 điểm. Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
1. D	2. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ	3. A	4. C	
5. 1. Eo đất Trung Mĩ
 	 2. Các đảo trong vùng biển Ca-ri-bê
 3. Lục địa Nam Mĩ.
6. 1-c	2-d	3-b	4-a
II. Tự luận
Câu 1: 4 điểm
- Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ: 3 điểm
Đặc điểm
Đại điền trang
Tiểu điền trang
Quyền sở hữu
Đại điền chủ
Các hộ nông dân
Diện tích
Hàng nghìn ha
Dưới 5 ha
Đặc điểm sản xuất
Sản xuất theo lối quảng canh, năng suất thấp
Trồng cây lương thực tự cung, tự cấp.
- Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất: 1 điểm
	+ Đại điền chủ chiếm số ít nhưng chiếm nhiều ruộng đất
	+ Các hộ nông dân: ngược lại
Câu 2: 3 điểm. Mỗi ý đúng 1 điểm
Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ gồm 3 khu vực:
+ Phía tây: hệ thống Cooc-đi-e cao đồ sộ, dài 9000km, cao trung bình 3000m-4000m. Gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên lớn.
+ Trung tâm: đồng bằng như một lòng máng khổng lồ. Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
+ Phía Đông: hệ thống núi già và sơn nguyên.Dãy núi cổ A-pa-lat thấp, nhiều khoáng sản, hướng ĐB - TN.
4. Củng cố: Nhận xét giờ, thu bài.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: Đọc trước bài 47.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**************************************************
Ngày soạn: 14/3/2012
CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC
TIẾT 54 BÀI 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs cần: 
- Biết vị trí, giới hạn của châu Nam Cực.
- Sự độc đáo trong khí hậu, địa hình và lịch sử khám phá châu Nam Cực.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực 
3. Thái độ:
- Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ châu Nam Cực.
2. Học sinh: Sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:(1ph)
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
7A
2. Kiểm tra bài cũ:(Không)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:(2ph)
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS-GHI BẢNG
20p
1. Khí hậu
Gv: xác định vị trí, giới hạn châu Nam Cực trên bản đồ.
+ Vị trí, giới hạn:
- Gồm: lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa
- Diện tích: 14.1 triệu km2
?
Kể tên và xác định trên bản đồ các biển, đảo, đại dương bao quanh lục địa Nam Cực?
?
Vị trí của châu Nam Cực có ảnh hưởng tới khí hậu châu lục như thế nào?
+ Khí hậu
- Lạnh giá quanh năm
- Nhiệt độ các tháng trong năm dưới 00C.
?
Quan sát H47.2: 
+ Nhận xét về chế độ nhiệt của 2 trạm?
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất, cao nhất của 2 trạm?
?
?
Gió thổi thường xuyên ở lục địa này là gió gì?
Đặc điểm gió ở lục địa Nam Cực?
- Gió thổi ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc: 60km/h.
- Là nơi gió bão nhiều nhất thế giới.
?
?
Quan sát H47.3 cho biết: đặc điểm địa hình lục địa Nam Cực?
Gv: giảng giải, mở rộng
Sự băng tan ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng tới đời sống của con người trên TĐ như thế nào?
+ Địa hình: 
- Thấp dưới 1000m, toàn bộ bề mặt Nam Cực bị băng phủ→Cao nguyên băng khổng lồ.
- Băng tan tạo thành núi băng gây nguy hiểm cho đời sống, kinh tế.
?
Kể tên các loại động, thực vật ở Nam Cực?
+ Thực – thực vật:
- Thực vật không thể tồn tại
?
Vì sao thực vật không thể tồn tại ở đây?
- Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh.
?
Kể tên các loại khoáng sản ở châu NC?
+ Khoáng sản:
- Giàu khoáng sản: than đá, sắt, đồng...
?
Vì sao châu Nam Cực lại giàu tài nguyên khoáng sản?
Gv: mở rộng
13p
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
?
Châu Nam Cực được phát hiện khi nào?
- Phát hiện vào cuối thế kỉ XIX
?
Hãy tóm tắt quá trình khám phá và nghiên cứu châu NC?
- Việc ngiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh vào 1957.
?
Nội dung chính của "hiệp ước Nam Cực" là gì?
- 1/12/1959: 12 quốc gia kí "hiệp ước Nam Cực" 
?
Vì sao châu NC không có người sinh sống thường xuyên?
Gv: gt H47.4, mở rộng
- Chưa có người sinh sống thường xuyên.
4. Củng cố:(7ph)
- Chơi trò chơi giải ô chữ.
5. Hướng dẫn về nhà:(2ph)
- Học bài, đọc trước bài 48.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
…..............................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn: 15/3/2012
CHƯƠNG IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
TIẾT 55 BÀI 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs cần: 
- Biết và mô tả được 4 nhóm đảo thuộc vùng đảo châu Đại Dương.
- Hiểu được đặc điểm về tự nhiên của các đảo châu Đại Dương 
2. Kĩ năng:
- Biết quan sát, phân tích các bản đồ, biểu đồ và ảnh để nắm được kiến thức.
3. Thái độ:
- Biết yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ châu Đại Dương.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:(1ph)
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
7A
2. Kiểm tra bài cũ:(8ph)
- Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực? 
- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?
…………………………………………………………………………………………. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:(2ph)
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS-GHI BẢNG
14p
?
Gv: Xác định vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên bản đồ.
Quan sát 48.1, xác định vị trí đại lục Ôxtrâylia và các đảo lớn?
1. Vị trí địa lí, địa hình
?
?
?
Xác định vị trí và nêu nguồn gốc hình thành các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương?
Gv: giảng giải
Em có nhận xét gì về địa hình lục địa Ôtrây-li-a?
Vì sao các hoang mạc lại lan sát ra bờ phía tây lục địa?
- Châu Đại Dương gồm:
+ Lục địa Ôxtrâylia, 
+ Quần đảo Niudilen 
+ Ba chuỗi đảo san hô và núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương. 
- Nằm trong vành đai lửa TBD, thường xuyên có động đất, núi lửa, sóng thần.
- Lục địa Ôtrây-li-a chủ yếu là núi, cao nguyên nằm ở ven phía đông và phía tây lục địa. 
12p
2. Khí hậu, thực vật và động vật
?
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: 
Xác định lượng mưa của 2 trạm Gu-am & trạm Nu-mê-a? Giải thích mưa ở đây như thế nào?
+ Trên các đảo và quần đảo: 
- Khí hậu nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều. Phát triển rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới 
- Biển có nhiều hải sản. 
?
+ Nhóm 2:
 Xác định nhiệt độ ở tháng 1 và 7 của 2 trạm và nhận xét?
+ Lục địa Ôtrây-li-a: 
- Phần lớn diện tích khô hạn 
+ Đảo Niu-di-len và phía nam Ôtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
?
Nguyên nhân nào khiến cho châu Đại dương được gọi là " thiên đàng xanh " của Thái Bình Dương?
 (Phần lớn các đảo châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm & điều hoà. Mưa nhiều cây cối quanh năm xanh tốt , đặc biệt là các rừng dừa ven biển khiến cho các đảo châu Đại Dương được gọi là " thiên đàng xanh " Thái Bình Dương)
- Động vật có các loài thú có túi, cáo mỏ vịt …
- Thực vật: 600 loại bạch đàn.
?
Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?
 (Do đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ Ôxtrâylia, diện tích Ôxtrâylia lớn, dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia, là khu vực cao áp chí tuyến nên khó gây mưa)
(Ở phía đông Ôxtrâylia là dãy trường sơn nằm sát biển chạy dài từ Bắc xuống Nam ngăn chặn gió từ biển thổi vào và gây mưa ở đông trường sơn , còn sườn khuất gió ít mưa làm cho khí hậu lục địa Ôxtrâylia khô hạn)
?
Những khó khăn do thiên nhiên ở châu ĐD là gì?
* Khó khăn: Bão nhiệt đới, ô nhiễm biển, mực nước biển dâng cao đe dọa cuộc sống người dân.
4. Củng cố: (6ph)
- Đọc ghi nhớ sgk/146.
- Làm bài tập trắc nghiệm STK.
5. Hướng dẫn về nhà: (2ph)
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk/146.
- Đọc trước bài 49.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
…..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/3/2012
TIẾT 56 BÀI 49 : DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs cần: 
- Nắm vững đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế-xã hội của châu Đại Dương đặc biệt là của Ôxtrâylia và Niu-Di-lân.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển và phân bố sản xuất công, nông nghiệp .
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ bảng số liệu .
3. Thái độ:
- Biết yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ châu Đại Dương.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:(1ph)
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
7A
2. Kiểm tra bài cũ:(8ph)
- Tại sao gọi châu Đại Dương được gọi là " thiên đàng xanh " của Thái Bình Dương ? 
- Trình bày đặc điểm địa hình và vị trí địa lí châu Đại Dương bằng bản đồ? 
…………………………………………………………………………………………. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:(2ph)
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS-GHI BẢNG
13p
?
Dựa vào bảng số liệu sgk/147 hãy:
Cho biết mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị của châu Đại Dương?
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Nhận xét về diện tích các nước châu Đại Dương?
1. Dân cư
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới: 3.6 người/km2
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69% 
+ Nhóm 2: Nhận xét về dân số các nước châu Đại Dương?
+ Nhóm 3: Nhận xét về mật độ dân số các nước châu Đại Dương?
+ Nhóm 4: Nhận xét về tỉ lệ dân thành thị các nước châu Đại dương?
?
Nêu sự phân bố dân cư ở châu Đại Dương?
- Dân cư tập trung ở phía đông và đông nam Ôxtrâylia, bắc Niu-di-len, Pa-pua Niu-ghi-nê. Thưa thớt trên các đảo.
?
?
?
 So sánh tỉ lệ dân bản địa và người nhập cư? 
Người bản địa gồm những loại người nào? Phân bố?
Nguồn gốc của dân nhập cư vào châu Đại Dương?
- Gồm 2 thành phần dân cư:
+ Người bản địa: 20% dân số. Gồm: Ô
-xtra-lô-it, Mê-la-nê-diêng, Pô-li-nê-diêng.
+ Người nhập cư: 80% dân số. Phần lớn là gốc Âu, Á.
13p
2. Kinh tế
?
Dựa vào bảng số liệu cho biết tình hình kinh tế châu Đại Dương?
- Kinh tế phát triển rất không đều giữa các nước. Ôxtrâylia và Niu-di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển nhất.
?
Châu Đại Dương có những điều kiện thuận lợi nào cho phát triển kinh tế?
?
Nêu sự khác biệt trong hoạt động kinh tế của Ôxtrâylia và Niu-di-len với các quốc đảo còn lại của châu lục này?
Gv: giảng giải, mở rộng
- Ôxtrâylia và Niu-di-len: xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa…các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy, chế biến thực phẩm…rất phát triển.
- Các quốc đảo đều là những nước đang phát triển: kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
- Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước.
4. Củng cố:(6ph)
- Đọc ghi nhớ sgk/150.
- Làm bài tập phiếu học tập.
5. Hướng dẫn về nhà:(2ph)
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/150.
- Chuẩn bị giờ sau thực hành.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
…..............................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************************
Ngày soạn: 28/3/2012
TIẾT 57 BÀI 50 : THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô-XTRÂY-LI-A.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs cần: 
- Nắm vững đặc điểm địa hình Ôxtrâylia.
- Hiểu rõ đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ lượng mưa, lượng mưa) của 3 địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí hậu khác nhau của Ôxtrâylia và nguyên nhân của sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ khí hậu , các lược đồ và phát triển óc tư duy để giải thích các hiện tượng, các vấn đề.
3. Thái độ:
- Có thái độ thực hành nghiêm túc, tích cực.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trình bày 1 phút.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ châu Đại Dương.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức:(1ph)
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
7A
2. Kiểm tra bài cũ:(6ph)
- Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại dương?
- Nêu sự khác nhau về kinh tế của Ôxtrâylia và Niu Dilân với các nước khác? 
…………………………………………………………………………………………. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:(2ph)
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS-GHI BẢNG
10p
1. Bài tập 1
Gv: treo bản đồ, xác định vị trí giới hạn của Ô-xtrây-li-a trên bản đồ
?
Hãy đưa ra nhận xét chung về địa hình Ô-xtrây-li-a ?
?
Quan sát bản đồ, H48.1, H50.1 cho biết:
+ Ô-xtrây-li-a có thể chia thành mấy khu vực địa hình?
+ Đặc điểm mỗi khu vực địa hình như thế nào? 
+ Xác định độ cao chủ yếu ở mỗi khu vực?
- Chia thành 3 khu vực địa hình:
+ Phía Tây: Cao nguyên Ô-xtrây-li-a cao trung bình 500m
+ Đồng bằng trung tâm.
+ Phía Đông: dãy đông Ô-xtrây-li-a với đỉnh núi cao nhất: Rao-đơ-mao(trên 1500m)
?
Địa hình Ô-xtrây-li-a có điểm gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ?
+ Đồng bằng ven biển
19p
2. Bài tập 2
Gv: yêu cầu hs lên xác định vị trí của 3 trạm trên bản đồ: Bri-xbên; A-li-xơ Xprinh; Pơc.
?
Dựa vào H48.1, H50.2, H50.3 cho biết: 
+ Các loại gió và

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 7 HK II.doc