Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015 - Trần Văn Thịnh

Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI

(tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Trình bày và giải thích đặc điểm của thiên nhiên Châu Phi

2. Kĩ năng:

- Đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí.

- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí.

II. Phương tiện dạy học: Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi.

III. Hoạt động của GV và HS :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm vị trí địa lí và địa hình châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi ?

3. Bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Hoạt động 1 :

Cho HS quan sát H 26.1/ tr.83 và H 27.1/ tr.85 SGK, Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp hiểu biết bản thân, hãy cho biết đặc điểm khí hậu của châu Phi?

- Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng ? ( So sánh phần đất liền của 2 chí tuyến của châu Phi và phần còn lại )

- Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô ? (Quan sát hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển và kích thước châu Phi)

- Giải thích vì sao ở châu Phi lại hình thành những hoang mạc lớn? (Quan sát vị trí các đưởng chí tuyến, vị trí lục địa Á-Âu so với châu Phi )

- Rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ?

- Xác định nguyên nhân phân bố lượng mưa không đều ở châu Phi? (vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển, sự vận động của các khối khí)

- Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ châu Phi và chứng minh chúng có ảnh hưởng lớn tới lượng mưa của các vùng ven biển châu Phi ?

Hoạt động 2:

Hướng dẫn HS quan sát H27.2 SGK

- Đọc tên các kiểu môi trường ở châu Phi? Xác định vị trí các kiểu môi trường đó trên lựợc đồ?

- Nhận xét về sự phân bố các kiểu môi trường ở châu Phi? Vì sao có sự phân bố như vậy?

- Dựa vào H.27.1 và H.27.2 SGK, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi ?

GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí hậu, thực động vật ở từng kiểu môi trường trên và trình bày vào bảng sau :

Môi trường Đặc điểm tự nhiên Cảnh quan

Xích đạo ẩm

Nhiệt đới

Hoang mạc

Địa trung hải

Cận nhiệt đới ẩm

- Môi trường tự nhiên nào là điển hình ở châu Phi? Tại sao?

 HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh nguyên nhân hình thành nên các hoang mạc lớn ở châu Phi.

- Quan sát H26.1 và H27.1 SGK nhận xét

- Dựa SGK đọc tên

 3. Khí hậu:

- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là châu lục nóng

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, thời tiết ổn định.

- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là châu lục khô → Hình thành hoang mạc lớn nhất Thế giới (hoang mạc Xahara)

- Lương mưa phân bố rất không đều và tương đối ít, giảm dần về phía hai chí tuyến.

 Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

4. Các đặc điểm khác của môi trường.

- Các môi trường tự nhiên châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

+ Môi trường xích đạo ẩm.

+ 2 Môi trường nhiệt đới.

+ 2 Môi trường hoang mạc.

+ 2 Môi trường địa trung hải.

- Xa van và hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.

4. Củng cố: - GV khái quát lại nội dung bài học?

- Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng lớn thế nào tới khí hậu châu Phi ?

 - Nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ?

- Nêu những thuận lợi và khó khăn của các môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở châu Phi ?

+ Thuận lợi : có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú

 + Khó khăn : Khí hậu khô và nóng, diện tích hoang mạc rộng lớn

5. Dặn dò :

- Học bài, trả lời các CH trong SGK và làm câu 2 SGK/ Tr.87 vào vở

- Chuẩn bị bài thực hành Bài 28 “ Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi ”

 

doc149 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015 - Trần Văn Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ?
- Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ? Chúng có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng ?
Giới thiệu : Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên.
- Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tôm cá dưới biển.
à Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, có đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh.
- Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn?
à Nét khác biệt của thực-động vật ở đới lạnh so với các đới khí hậu khác là gì?
- Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì? (Giảm tiêu hao năng lượng)
- Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
GV cho HS biết tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan ra. 
- Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?
Gọi HS đọc đoạn văn ở bài tập 4, kết hợp quan sát H 21.11 SGK mô tả về cuộc sống của con người trong đới lạnh.
- Quan sát H21.1 và 21.2 SGK, trả lời
- Quan sát H21.3, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và nhận xét
- Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn.
- Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ.
1. Đặc điểm của môi trường.
* Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.
* Khí hậu:
- Mùa đông lạnh kéo dài.
- Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 10oC.
- Nhiệt độ TB năm < - 100C
- Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
àKhí hậu vô cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt.
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Thực vật thưa thớt, chỉ phát triển vào mùa hè, thực vật đặc trưng là rêu và địa y và một số loài cây thấp lùn.
- Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.
+ Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.
4. Củng cố: 
- GV chuẩn xác lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS trả lời CH 1, 2, 3 SGK
	5. Dặn dò : 
 	- Làm bài tập 4 vào vở. Chuẩn bị bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”
- Ôn lại các vấn đề bảo vệ môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa.
IV. Rút kinh nghiệm: ..............................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Trình ký : 24/10
Trần Văn Thịnh
 Ngày soạn: 29/10 
Tuần 12
Tiết 23
Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
	- Trình bày và giải thích được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới lạnh.
	- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.
	- Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động KT của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.
	- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kt cảu con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở Mt đới lạnh.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Lược đồ dịa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc hoặc lược đồ phân bố dân cư trên Thế giới.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ? Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái đất ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS quan sát H22.1 sgk
- Kể tên các dân tộc đang sinh sống ở phương Bắc và hoạt động kinh tế chính của họ là gì?
GV nhận xét, giới thiệu về người E-xki-mô là tổ tiên của các dân tộc ở đới lạnh.
GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS quan sát kết hợp H.22.1/ TR.71 để xác định địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắn.
- Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam Cực?
GV : ở gần 2 cực rất lạnh, không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người. Các dân tộc phöông Baéc chỉ có thể sống được ở những nơi ít lạnh hơn, ấm áp hơn, có đài nguyên để chăn nuôi và săn bắn các thú có lông quý hoăc dựa vào nguồn động vật ven bờ biển băng giá, không sống được ở phương nam vì là nơi lạnh nhất Trái Đất.
- Quan sát H22.2 và 22.3/ Tr.72 SGK mô tả hiện tượng địa lí qua ảnh?
- Nhận xét về các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc?
GV nhận xét, kết luận về các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh
Hoạt động 2: 
- Kể tên các tài nguyên, khoáng sản ở đới lạnh? Nhận xét ?
- Vì sao ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác?
Yêu cầu HS quan sát H22.4 và 22.5 SGK, mô tả nội dung các hình ?
- Hiện nay, người ta đã tiến hành khai thác tài nguyên môi trường đới lạnh như thế nào?
GV giới thiệu về các cuộc thám hiểm khám phá Bắc cực và Nam Cực trong thời gian gần đây và hậu quả của nó ( một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng...)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhắc lại các vấn đề về môi trường ở đới nóng (xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng) và đới ôn hoà (ô nhiễm không khí, nước) và yêu cầu HS cho biết ở đới lạnh vấn đề cần quan tâm đến môi trường là gì?
Hướng dẫn HS lưu ý vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm (cá voi, thú có lông quý) do bị săn bắt quá mức đang có nguy cơ tuyệt chủng
- Để khai thác tốt môi trường đới lạnh, các nước trên thế giới cần có giải pháp nào?
GV nêu cụ thể về các giải pháp bảo vệ động vật ở đới lạnh như chống các tàu săn bắt cá voi xanh ở Nhật Bản của tổ chức Hoà bình xanh, phát triển kĩ thuật, giao thông vận tải với tàu phá băng...
- Quan sát H22.1 trả lời
- H22.2 cảnh 1 người La-pông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng với các đám cây bụi thấp bị tuyết phủ.
- H22.3 cảnh một người đàn ông I-núc đang ngồi trên xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở một lỗ được khoét trong lớp băng đóng trên mặt sông. Vài con cá câu được để bên cạnh. Trang phục da của ông ta toàn bằng da. Đặc biệt là ông ta đeo đôi kính mắt đen sậm (để chống lại ánh sáng chói mắt phản xạ trên mặt tuyết trắng, cho dù Mặt Trời chỉ mọc là là trên đường chân trời)
- Trả lời
- H22.4: một dàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc, giữa các tảng băng trôi.
- H22.5: cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực. Chúng ta thấy rất rõ các căn lều trắng họ sống và làm việc trong mùa hạ (vào mùa đông, họ rút về sống ở các trạm nghiên cứu ven bờ biển để tránh lạnh và bão tuyết).
- Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và nhận xét
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
- Là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Chủ yếu sống ở ven bờ biển
- Các hoạt động kinh tế cổ truyền:
+ Chăn nuôi tuần lộc.
+ Đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và.
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
- Là nơi có nguồn tài nguyên phong phú
- Ngày nay, các hoạt động kinh tế chủ yếu của đới lạnh là khai thác dầu mỏ và khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến sản phẩm cá voi, chăn nuôi thú có lông quý.
- Việc khai thác và nghiên cứu môi trường đới lạnh cần chú ý đến vấn đề bảo vệ các loài động vật quý và giải quyết sự thiếu nhân lực.
4. Củng cố: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3/ sgk/ tr 73
Băng tuyết phủ quanh năm
5. Dặn dò : 
- Học bài cũ, trả lời các câu trong SGK
- Ôn tập vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu của lớp vỏ khí.
- Xác định các dãy núi cao trên Thế giới trong bản đồ tự nhiên thế giới
- Đọc và xem trước bài “ Môi trường vùng núi”
IV. Rút kinh nghiệm: ...............................
.......................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 29/10 Tuần 12
Tiết 24
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên TG.
2. Kĩ năng: Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng và đới ôn hòa.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về các vùng núi trên thế giới và Việt Nam.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Cho biết các hoạt động kinh tế chính của các dân tộc ở đới lạnh ? Việc nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh có những khó khăn như thế nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
Yêu cầu HS nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu dã học ở lớp 6 (vĩ độ, độ cao, gần hay xa biển)
GV nhắc lại về sự thay đổi theo độ cao của nhiệt độ, độ loãng không khí, giới hạn băng tuyết.
HD HS QS H23.1 và 1 số ảnh cảnh quan vùng núi. Em hãy mô tả quang cảnh trong ảnh và rút ra nhận xét ?
- Xác định vị trí các vùng núi trong ảnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. 
- Tại sao trên các đỉnh núi lại có tuyết phủ trắng?
Hướng dẫn HS quan sát H23.2 SGK
yêu cầu thảo luận 
* Nhóm 1 & 2: 
+ Cây cối phát triển từ chân núi lên đỉnh núi ntn? (theo vành đai)
+ Vùng núi An-pơ được chia làm mấy vành đai? Giới hạn mỗi vành như thế nào? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ ?
+ Vì sao cây cối lại có sự thay đổi theo độ cao như vậy?
* Nhóm 3&4: 
+ Sự khác nhau về phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy An-pơ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
+ Nhận xét về ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu?
- Nêu những khó khăn của vùng núi đối với đời sống của con người?
Liên hệ Việt Nam: hướng dẫn HS lấy VD thực tế vừa xảy ra, về các thiệt hại của cơn lũ. 
- Nêu những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên?
Hoạt động 2: 
- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết ở Gia Lai có các dân tộc nào sinh sống? Đặc điểm cư trú của họ như thế nào? Nhận xét ?
- Vậy đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi chịu ảnh hưởng của các điều kiện nào ?
- Lấy ví dụ cụ thể ở các dân tộc ở nước ta mà em biết ? 
Gọi HS đọc đoạn văn phần 2 SGK và cho biết các dân tộc ở vùng núi trên Trái Đất có đặc điểm cư trú như thế nào ?
- Vì sao ở mỗi dân tộc lại có đặc điểm cư trú khác nhau ?
 HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý 
- Nhắc lại kiến thức cũ
- Quang cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Nê-pan chủ yếu là cây lùn thấp, hoa đỏ, phía xa trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi.
- QS H23.2 SGK và thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, nhận xét
- Dựa vào hiểu biết bản thân và trả lời
- Địa hình, nơi canh tác, chăn nuôi, tài nguyên
-Người H’Mông (Mèo) ở trên núi cao; Người Tày ở lưng chừng núi, núi thấp; Người Mường ở núi thấp, chân núi)
- Đọc SGK và trả lời
1. Đặc điểm của môi trường
- Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. 
- Sự phân tầng thực vật thành các vành đai cao ở các vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Khí hậu và thực vật ở vùng núi còn thay đổi theo hướng của sườn núi.
- Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân vùng núi.
2. Cư trú của con người
- Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Vùng núi thường là nơi thưa dân.
- Người dân ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau.
4. Củng cố : - Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và theo hướng sườn núi ở vùng núi An-pơ ?
5. Dặn dò: - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Ôn lại các các chương : II, III, IV, V
* Lưu ý, đối với HS khá giỏi làm bài tập 2/ Tr.76 nhằm củng cố kến thức : 	 
Độ cao(m)
Đới ôn hoà
Đới nóng
200 - 900
Rừng lá rộng
Rừng rậm
900 - 1600
Rừng hỗn giao
Rừng cận nhiệt trên núi
1600 - 3000
Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao
Rừng hỗn giao ôn đới trên núi
3000 - 4500
Tuyết vĩnh cửu
Rừng lá kim ôn đới núi cao
4500 - 5500
Đồng cỏ núi cao
Trên 5500
Tuyết vĩnh cửu
Từ bảng so sánh trên, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới và rút ra nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
................................................................................................................................................
Trình ký : 31/10
Huỳnh Thị Thanh Tâm
Trình ký 
Trần Văn Thịnh
Tuần 13
Tiết 25
 Ngày soạn: 05/11
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học :
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương II, III, IV, V cho các em và qua đó đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức cho HS.
 	- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho HS
 	- Tổng hợp, rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ.
II / Phương tiện dạy học :
- Bản đồ rang giới các đới khí hậu trên Trái đất.
- Ảnh các cảnh quan môi trường tự nhiên trên Thế giới.
III / Hoạt động của GV và HS :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương và châu lục ?
- Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?
3. Bài dạy :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
- Xác định vị trí địa lí, phạm vi hoạt động của đới ôn hòa trên bản đồ ?
- Tính chất trung gian và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào ?
- Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa ?
- Để sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì?
- Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa ?
- Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa ?
- Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa biểu hiện như thế nào ?
- Nét đặc trưng của đô thị hóa ở môi trường đới ôn hòa là gì ?
- Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ?
- Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa ?
Hoạt động 2: 
- Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc ?
- Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào ?
- Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay ?
- Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ?
Hoạt động 3 :
- Xác định vị trí, giới hạn môi trường đới lạnh trên bản đồ ?
- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?
- Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
- Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
- Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương bắc ?
- Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?
Hoạt động 4 : 
- Trình bày đặc điểm chính của môi trường vùng núi?
- Trình bày đặc điểm cư trú củ con người ở vùng núi?
- Trả lời
- Nhắc lại kiến thức cũ
- Trả lời
- Trả lời
1. Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
a) Môi trường đới ôn hòa :
- Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
- Có 3 kiểu môi trường đặc trưng :
+ Môi trường ôn đới hải dương
+ Môi trường ôn đới lục địa
+ Môi trường Địa Trung Hải.
b) Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa :
* Hoạt động nông nghiệp :
- Nền nông nghiệp tiên tiến
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
* Hoạt động công nghiệp :
- Nền nông nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng 
- Cảnh quan công nghiệp 
c) Đô thị hóa ở đới ôn hòa :
- Đô thị hóa ở mức độ cao.
- Các vấn đề đô thị.
d) Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
2. Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
a) Môi trường hoang mạc :
- Đặc điểm của môi trường
- Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường
b) Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc :
- Hoạt động kinh tế
- Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
3. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh :
a) Môi trường đới lạnh 
- Đặc điểm của môi trường.
- Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
b) Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh :
- Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc.
- Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
4. Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi :
- Đặc điểm của môi trường
- Cư trú của con người
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát lại nội dung ôn tập
- GV cho HS làm BT :
Quan sát H 19.2 và 19.3/ SGK/ tr 62, hoàn thành bảng sau :
Hoang mạc
Nhiệt độ
Lượng mưa
Thuộc đới
Xa-ha-ra
.
.
.
Gô-bi
.
..
..
..
..
5. Dặn dò: 
- Ôn lại trên Trái đất có bao nhiêu châu lục, bao nhiêu lục địa và các đại dương, kể tên.
- Xác định vị trí các châu lục trên quả địa cầu hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
- Chuẩn bị bài “ Thế giới rộng lớn và đa dạng”
IV. Rút kinh nghiệm: ..................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13
Tiết 26
 Ngày soạn: 05/11
PHẦN III 
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC
Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới.
- Biết được một số tiêu chí ( chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm: Phát triển và đanh phát triển.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, lượt đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới.
- Nhận xét bản số liệu về chỉ số phát triển con người ( HDI) của một số quốc gia trên thế giới để thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và đang phát triển.
II. Phương tiện dạy học:
- Quả địa cầu, bản đồ thế giới và bảng số liệu thống kê bài tập 2/ Tr.81 SGK
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS quan sát quả địa cầu hoặc bản đồ tự nhiên Thế giới và giới thiệu ranh giới của các châu lục và lục địa.
- Theo em lục địa là gì ? Châu lục là gì ?
- Dựa vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục?
- Cho biết châu lục và lục địa có gì giống và khác nhau?
Cho HS thảo luận nhóm (2 phút)
- Vận dụng khái niệm lục địa và châu lục, quan sát trên bản đồ thế giới.
 N1 : Trên thế giới có mấy lục địa ? Xác định vị trí, giới hạn các lục địa đó.
 N2 : Trên thế giới có mấy đại dương ? Xác định các đại dương bao quanh từng lục địa.
 N3 : Trên thế giới có mấy châu lục ? Xác định vị trí, giới hạn các châu lục.
 N4 : Kể tên và xác định một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa ?
- Quan sát bản đồ thế giới, hãy cho biết :
- Lục địa nào gồm 2 châu lục ? Đó là các châu lục nào ?
- Châu lục nào gồm 2 lục địa ? Đó là các lục địa nào ?
- Châu lục nào nằm dưới lớp băng tuyết vĩnh cửu phủ quanh năm ?
GV nhận xét, giảng giải về các châu lục và lục địa trên thế giới.
Hoạt động 2: 
- Dựa vào bảng số liệu Tr.80 SGK, hãy cho biết trên Thế giới có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ ? 
- Châu lục nào có nhiều quốc gia nhất (châu Phi) và châu lục nào có ít quốc gia nhất (châu Nam Cực)?
- Quan sát hình 25.1/ tr 80 SGK, hãy cho biết người ta đã phân chia thu nhập bình quân đầu người trên Thế giới thành các mức như thế nào ?
- Để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế- 

File đính kèm:

  • docGA_Dia_7.doc