Giáo án Địa lý 7 bài 56: Khu vực bắc âu
Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về dân cư và kinh tế của khu vực Bắc Âu (cả lớp) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; .
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Âu có đặc điểm gì?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 2:
Bắc Âu khai thác thiên nhiên đã chú trọng phát triển những ngành kinh tế nào?
Tuần 32 Ngày soạn: 04/04/2015 Tiết 63 Ngày dạy: 07/04/2015 BÀI 56: KHU VỰC BẮC ÂU I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên của Bắc Âu đặc biệt là bán đảo Xcan - đi - na - vi. - Biết việc khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Bắc Âu. 2. Kĩ năng: Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Âu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút. 7A1................................., 7A2..........................., 7A3.......................... 7A4................................., 7A5..........................., 7A6.......................... 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Câu hỏi 1: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao? Câu hỏi 2: Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào? 3. Tiến trình bài học: 37 phút. Khởi động: Với vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất của châu Âu. Khu vực Bắc Âu có môi trường thiên nhiên rất độc đáo và kì vĩ. Nơi đây người dân có cuộc sống êm ả, thanh bình, mức sống cao, nền kinh tế phát triển. Vì sao lại như vậy chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Bắc Âu (cặp) 22 phút. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. * Bước 1: Gv dùng bản đồ tự nhiên châu Âu: giới thiệu các khu vực lớn. Mỗi khu vực mang sắc thái riêng. * Bước 2: - Dựa vào H56.1 xác định vị trí Bắc Âu? - Gồm những bộ phận nào? những quốc gia nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Phần lớn nằm trong vùng khí hậu nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Quan sát lược đồ và dựa vào hiểu biết hãy cho biết bán đảo Ai - xơ - len có gì nổi bật? - Ngoài ra dạng địa hình chủ yếu trên bán đảo Xcan - đi - na - vi là gì? - Qua đó em rút ra nhận xét gì về đặc điểm địa hình Bắc Âu? - Em thử hình dung xem bán đảo Xcan - đi - na -vi giống hình con vật nào? - Dãy núi già Xcan - đi - na -vi có vai trò như thế nào trong sự phân hóa tự nhiên? - Xcan - đi - na -vi nằm ở phía nào của bắc Âu, giữa các biển nào? Xác định trên bản đồ? *Bước 3: - Dựa vào H56.4 và kiến thức đã học, giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa sườn tây và sườn đông Xcan - đi - na -vi? - Quan sát H56.4 khu vực Bắc Âu có nguồn tài nguyên quan trọng nào? Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được những đặc điểm nổi bật về dân cư và kinh tế của khu vực Bắc Âu (cả lớp) 15 phút. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. * Bước 1: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Âu có đặc điểm gì? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) * Bước 2: Bắc Âu khai thác thiên nhiên đã chú trọng phát triển những ngành kinh tế nào? * Bước 3: Gv mở rộng. - Ngoài phát triển 3 ngành có thế mạnh của thiên nhiên, Bắc Âu còn chú trọng phát triển ngành kinh tế nào khác? (Khai thác dầu khí, tin học, viễn thông, dịch vụ chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu). GV: Ai - xơ - len đã sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế như: Lấy năng lượng của suối nước nóng phun từ dưới đất để trồng rau và hoa trong các nhà kính, trên hòn đảo gần vòng cực rất lạnh giá. * Bước 4: Dân cư Bắc Âu phân bố như thế nào? * Bước 5: Giáo dục học sinh chấp hành an toàn giao thông (hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm và chọn mũ bảo hiểm đúng quy định). 1. Khái quát tự nhiên. a. Vị trí: - Gồm băng đảo Ai - xơ - len và Xcan - đi - na - vi. - Gồm 3 quốc gia: Na - uy, Thụy điển, Phần Lan. - Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh. b. Địa hình: - Địa hình chủ yếu là núi già và băng hà cổ. c. Khí hậu: - Lạnh giá mùa đông, mát mùa hè. d. Tài nguyên: - Rừng, biển, thủy điện 2. Kinh tế. - Khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế. - Dân cư thưa thớt. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: - Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào? - Nêu đặc điểm địa hình và thế mạnh của Bắc Âu? - Hướng dẫn làm bài tập 3 sgk. Nhận xét: Các nước Bắc Âu không khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có giá trị kinh tế cao hơn, hiệu quả khai thác lớn. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập. - Xem trước nội dung bài 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet_63_tuan_32_dia_li_7_20150726_043937.doc