Giáo án Địa lý 7 bài 50: Thực hành viết Báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô - xtrây - li - a

1.Tìm hiểu đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.

* Bước 1:

- GV treo lát cắt địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 300 N và hướng dẫn HS quan sát kết hợp lược đồ tự nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a.

- GV chia lớp thành các nhóm hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận theo câu hỏi ở bài tập 1.

* Bước 2:

- HS thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung TLN trình bày).

- GV nhận xét, hướng dẫn HS viết báo cáo hoàn thành về đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9672 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 50: Thực hành viết Báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô - xtrây - li - a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 14/03/2015
Bài 50: THỰC HÀNH
VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô - XTRÂY - LI - A
Tiết 57 Ngày dạy: 17/03/2015
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
- Đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ mưa, lượng mưa) của ba địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí hậu khác nhau của Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân của sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lát cắt địa hình của lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 300N để nhận biết và trình bày về sự phân bố các dạng địa hình chính ở Ô-xtrây-li-a.
- Viết một báo cáo ngắn và trình bày về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.
3. Thái độ: 
 Giúp học sinh hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên Ô-xtrây-li-a.
- Lát cắt địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30 B.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
 Câu hỏi: Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (cá nhân) 7 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
- Nhắc lại đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a?
(Giáo viên gọi học sinh yếu trả lời).
* Bước 2:
- GV chuẩn xác kiến thức, giới thiệu về Ô-xtrây-li-a.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng bài tập địa lí (nhóm) 30 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân, nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
1.Tìm hiểu đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
* Bước 1:
- GV treo lát cắt địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 300 N và hướng dẫn HS quan sát kết hợp lược đồ tự nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a.
- GV chia lớp thành các nhóm hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận theo câu hỏi ở bài tập 1.
* Bước 2:
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung TLN trình bày).
- GV nhận xét, hướng dẫn HS viết báo cáo hoàn thành về đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
Đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
Khu vực
Đặc điểm địa hình
Độ cao (m)
 Đồng bằng ven biển.
- P. Tây tương đối bằng phẳng, nhỏ hẹp
- Phía Đông hơi dốc, nhỏ hẹp.
100
C Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
 Rộng, hơi gồ ghề.
600
 Đồng bằng trung tâm.
 Tương đối bằng phẳng.
200
 Dãy đông Ô-xtrây-li-a.
 Núi có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn.
1600
- Đỉnh Rao-đơ-Mao cao nhất 1600 m.
2. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.
* Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát H 50.2/SGK và sự phân bố lượng mưa ở lục địa Ô-xtrây-li-a cùng với 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm ở Ô-xtrây-li-a.
- Yêu cầu 1 HS lên xác định vị trí của 3 địa điểm đó trên lược đồ.
* Bước 2:
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm thông qua biểu đồ và giải thích sự phân bố đó.
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức .
* Bước 3:
- Nhắc lại đặc điểm của: 
+ Các loại gió: gió tín phong, gió tây ôn đới.
+ Các dòng biển nóng, lạnh.
+ Sự phân bố lượng mưa ở châu Đại Dương.
* Lưu ý: khí hậu của Pớc là Địa trung hải, còn Bri - xbơn là cận nhiệt đới gió mùa.
- Giải thích tại sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc?
 Hoang mạc phân bố vùng phía tây và tập trung vào sâu nội địa do: 
+ Phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh.
+ Phía đông có sườn khuất gió, lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm dần.
+ Có đường chí tuyến Nam đi qua lục địa.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- GV chuẩn xác lại kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết thực hành của lớp, ghi điểm cho các nhóm.
2. Hướng dẫn học tập: 
- HS xem trước bài “Thiên nhiên châu Âu”. Tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Các dạng địa hình chính ở châu Âu, sự phân bố khí hậu.
+ Các con sông lớn và sự phân bố thảm thực vật ở châu Âu.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet_57_tuan_29_dia_li_7_20150726_044332.doc