Giáo án Địa lý 7 bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp " vành đai mặt trời"

*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.

*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; .

*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác

* Bước 1:

- Hs đọc nội dung bài thực hành. GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi của bài thực hành, giải thích lại cụm từ “ Vành đại Mặt Trời” ở Hoa Kì.

* Bước 2: Giáo viên chia lớp 6 nhóm:

+ Nhóm 1: Cho biết tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì?

+ Nhóm 2: Tên các ngành công nghiệp chính vùng Đông Bắc Hoa Kì?

+ Nhóm 3: Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút?

+ Nhóm 4: Quan sát H.40.1 cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì?

+ Nhóm 5: Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?

+ Nhóm 6: Vị trí của vùng công nghiệp “ Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp " vành đai mặt trời", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 24/01/2015
Tiết 45 Ngày dạy: 27/01/2015
BÀI 40: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP " VÀNH ĐAI MẶT TRỜI"
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Cuộc cách mạng KHKT làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.
- Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng CN ĐB và "vành đai mặt trời".
2. Kĩ năng: Phân tích lược đồ, số liệu thống kê.
3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác nhóm, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ kinh tế Bắc Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ? 
Câu hỏi 2: Trình bày hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ? 
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Từ thập kỉ 70, nền công nghiệp Hoa Kì có nhiều biến động lớn, do đó Hoa Kì đã kịp thời định hướng lại nền công nghiệp tìm ra những lĩnh vực mới có ưu thế về kĩ thuật và thị trường tiêu thụ. Sự thay đổi về kĩ thuật và cơ cấu phân bố giữa các vùng công nghiệp truyền thống và vùng công nghiệp mới như thế nào? Sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới phía nam Hoa Kỳ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay. 
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học (cá nhân) 7 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác 
* Bước 1: Em hãy nêu đặc điểm ngành công nghiệp của Hoa Kì?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- HS: có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, ...
* Bước 2: 
- Xác định sự phân bố công nghiệp của Hoa Kì trên bản đồ?
- HS xác định, gv chuẩn xác lại kiến thức.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (nhóm) 30 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác 
* Bước 1:
- Hs đọc nội dung bài thực hành. GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi của bài thực hành, giải thích lại cụm từ “ Vành đại Mặt Trời” ở Hoa Kì.
* Bước 2: Giáo viên chia lớp 6 nhóm:
+ Nhóm 1: Cho biết tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì?
+ Nhóm 2: Tên các ngành công nghiệp chính vùng Đông Bắc Hoa Kì?
+ Nhóm 3: Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút?
+ Nhóm 4: Quan sát H.40.1 cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì?
+ Nhóm 5: Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?
+ Nhóm 6: Vị trí của vùng công nghiệp “ Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì?
- Hs làm việc theo nhóm trong thời gian 5 phút, đại diện nhóm đứng dậy trả lời
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trả lời, các câu của nhóm 1,2 4)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV chuẩn xác lại kiến thức:
1. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì. 
- Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Niu - I - ooc, Oa - sinh - tơn, Si - ca - gô, Ốt - ta -oa, Phi - la - đen - phi - a, Đi - tơ - roi, Tô - rôn - tô, Môn - trê – an.
- Tên các ngành công nghiệp chính ở đây: Luyện kim đen, kim màu, hóa chất, cơ khí, dệt, đóng tàu, khai thác, chế biến gỗ, lọc dầu.
- Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc có thời kì sa sút vì:
 + Công nghệ lạc hậu.
 + Bị cạnh tranh gay gắt với liên minh châu Âu. Các nước CN mới có công nghệ cao, điển hình là sức cạnh tranh mãnh liệt của hàng hóa Nhật Bản ngày càng chênh phục rộng rãi thị hiếu của người tiêu dùng ở HK nhờ giá trị thẩm mỹ và giá trị cao.
 + Bị ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng liên tiếp (1970 - 1973, 1980 - 1982).
2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới. 
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động: Từ các vùng CN truyền thống phía Nam Hồ Lớn và ĐB ven ĐTD tới các vùng CN mới phía Nam và ven TBD.
- Có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì vì:
+ Tác động của cuộc CM KHKT, xuất hiện nhiều ngành CN hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm CN nghiên cứu KH ở phía Nam và phía Tây Hoa Kì, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của "Vành đai mặt trời".
+ Do nhu cầu phát triển nhanh của vành đai CN mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn HK, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao cấp mới.
- Vị trí của vùng CN "Vành đai mặt trời" có thuận lợi:
+ Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ vịnh Mê-hi-cô lên, từ Đại Tây Dương vào.
+ Là khu vực tiêu thụ sản phẩm CN của Hoa Kì.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
 Giáo viên nhận xét tiết thực hành, ghi điểm cho các nhóm. 
2. Hướng dẫn học tập: 
 Về nhà hoàn thiện bài thực hành, ôn lại: Đặc điểm cấu trúc địa hình, sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet_45_tuan_24_dia_li_7_20150726_044944.doc