Giáo án Địa lý 7

I. Mục tiêu bài học:

- Biết hoạt động kinh tế cổ truyền ở các vùng núi trên thế giới (chăn nuôi, trồng trọt, khai thác lâm sản, nghề thủ công).

- Biết được điều kiện phát triển kinh tế vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi. Tác hại tới môi trường vùng núi do các hoạt động kinh tế của con người gây ra.

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích tranh, ảnh.

II. Thiết bị dạy học:

- Ảnh hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi.

- Ảnh các lễ hội ở vùng núi của nước ta và thế giới.

- Ảnh các thành phố lớn ở vùng núi.

III. Các hoạt động lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1)

2. Kiểm tra bài: (5)

- Sự thay đổi thực vật theo độ cao, hướng sườn ở vùng núi Anpơ.

- Độ dốc và hướng sườn ở vùng núi ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, giao thông vùng núi?

 

doc151 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4569 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ em (o/oo)
A. Nhóm nước phát triển:……………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
B. Nhóm nước đang phát triển:…………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Câu hỏi: Hãy ghép đôi các nội dung ở cột A với cột B và ghi kết quả vào cột C để nêu lên những biện pháp mà nông nghiệp tiến tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng nhằm sản xuất ra khối lượng nông sản lớn có giá trị cao:
A
C
B
1. Để tưới nước 
1. …………………………
a. Sử dụng tấm nhựa trong
2. Để hạn chế tuyết trong mùa đông
2. …………………………
b. Trồng cây quanh bờ ruộng
3. Để ngăn ngừa gió mạnh
3. …………………………
c. Lai tạo nhiều giống mới
4. Để ngăn ngừa mưa đá, sương, gió
4. …………………………
d. Xây dựng nhiều nhà kín
5. Để có giống cây con thích nghi với khí hậu, năng suất cao.
5. …………………………
e. Sữ dụng hệ thống tự chảy hoặc tưới xoay vòng.
Củng cố: (4’)
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục về nhà làm bài tập bản đồ.
- Làm bài tập
Hướng dẫn ở nhà: (2’)
- Học bài, xem tiếp bài 25.
Ngày soạn	: / /200	TUẦN 14
Ngày dạy	: / /200	TIẾT 28
PHẦN III: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Thế giới có 6 lục địa và châu lục.
- Hiểu những khái niệm kinh tế cần thiết để phân biệt được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê.
Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới, quả địa cầu.
- Bảng số liệu thống kê (SGK).
Các hoạt động lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: 
Giảng bài mới:
TG
Hướng dẫn giáo viên 
Hướng dẫn học sinh
Nội dung
17’
18’
GV: Giới thiệu ranh giới số châu lục và lục địa trên bản đồ tự nhiên thế giới.
Hỏi: Cho biết châu lục và lục địa có điểm giống nhau và khác nhau như thế nào?
Hỏi: Dựa vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục?
Hỏi: Vận dụng khái niệm lục địa, châu lục quan sát trên bản đồ thế giới: Xác định vị trí giới hạn 6 lục địa, 6 châu lục.
Hỏi: Nêu tên các đại dương bao quanh từng lục địa.
Hỏi: Kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm xung quanh lục địa?
- Quan sát bản đồ thế giới hãy cho biết:
 + Châu lục nào gồm 2 lục địa?
 + Châu lục nào nằm dưới lớp đóng băng?
 + Châu lục nào bao lấy 1 lục địa?
GV: Giới thiệu khái niệm chỉ số phát triển người (HDI) là sự kết hợp của 3 thành phần: tuổi thọ, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người.
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK hãy phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của từng nước, từng châu lục địa dựa vào chỉ tiêu nào?
Hỏi: Dựa vào các chỉ tiêu cách phân loại các quốc gia như thế nào?
Mở rộng: Ngoài ra còn có cách phân loại căn cứ vào cơ cấu kinh tế.
- Vậy Việt Nam thuộc nhóm nước nào?
Þ Giống: đều có biển và đại dương bao quanh.
 Khác nhau:
Þ - Dựa vào mặt tự nhiên 
 - Dựa vào lịch sử kinh tế chính trị phân chia.
Þ Học sinh lên xác định trên bản đồ thế giới vị trí giới hạn của 6 lục địa, châu lục.
Þ Học sinh lên trên bản đồ kể tên và xác định các đại dương.
Þ Đảo Mađagaxca (châu Phi), quần đảo Ăngti (Trung Mỹ).
Þ Châu Mỹ.
Þ Châu Nam cực.
Þ Châu Đại dương bao bọc lục địa Ôxtrâylia.
- Học sinh lắng nghe.
Þ Dựa vào 3 chỉ tiêu:
 + Thu nhập bình quân theo đầu người.
 + Tỉ lệ tử vong của trẻ em.
 + Chỉ số phát triển con người (HDI).
Þ Chia làm 2 nhóm nước:
 + Nhóm nước phát triển.
 + Nhóm nước đang phát triển.
Þ Đang phát triển.
1. Các lục địa và các châu lục:
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó.
2. Các nhóm nước trên thế giới:
- Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại các quốc gia:
 + Thu nhập bình quân theo đầu người.
 + Tỉ lệ tử vong của trẻ em.
 + Chỉ số phát triển con người.
- Chia làm 2 nhóm nước:
 + Nhóm nước phát triển.
 + Nhóm nước đang phát triển.
Củng cố: (4’)
- Tại sao nói thế giới chúng ta đa dạng và rộng lớn? 
- Cho học sinh làm bài tập 2 SGK.
Hướng dẫn ở nhà: (2’)
- Học bài, làm bài tập bản đồ.
- Xem trước bài 26.
- Tìm một số tranh ảnh về châu Phi.
Ngày soạn	: / /200	TUẦN 15
Ngày dạy	: / /200	TIẾT 29
CHƯƠNG VI: CHÂU PHI
Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu rõ châu Phi có dạng hình khối, đặc điểm, vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản của châu Phi.
- Đọc, phân tích được lược đồ, tìm ra vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản của châu Phi.
- Nhận thức được vai trò của vị trí địa lý đến tính chất khí hậu của châu lục.
Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Bản đồ tự nhiên thế giới và các tranh ảnh có liên quan.
Các hoạt động lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài: (4’)
- Xác định vị trí, giới hạn của các châu lục và đại dương trên bản đồ thế giới.
Giảng bài mới:
TG
Hướng dẫn giáo viên
Hướng dẫn học sinh
Nội dung 
18’
15’
GV: Giới thiệu vị trí của châu Phi trên bản đồ tự nhiên thế giới:
 + Cực Bắc: mũi Cápblăng ở 37o20’B.
 + Cực Nam: mũi kim 34o51’N.
 + Cực Đông: mũi Rathaphun 51o24’Đ.
 + Cực Tây: mũi xanh Cápve 17o33’T.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.1 và bản đồ tự nhiên châu Phi.
Hỏi: Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
 + Châu Phi có diện tích là bao nhiêu? Đứng thứ mấy trên thế giới?
Hỏi: Đường xích đạo chạy qua phần nào của châu Phi?
- Xác định vị trí của 2 đường chí tuyến Bắc và Nam.
- Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
Hỏi: Đường bờ biển châu Phi có đặc điểm gì? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Phi?
- Nêu tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ biển châu Phi?
- Cho biết tên đảo lớn nhất châu Phi?
- Nêu ý nghĩa của kênh đào Xuyê đối với giao thông biển trên thế giới?
Þ GV chuẩn xác.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.1 SGK.
- Ở châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu?
- Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi?
- Xác định và đọc tên các sơn nguyên và bồn địa chính ở châu Phi?
Hỏi: Cho biết địa hình phía Đông khác phía Tây như thế nào?
Tại sao có sự khác nhau đó?
KL: Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là thấp dần từ Đông Nam tới Tây Bắc.
- Mạng lưới sông ngòi châu Phi có đặc điểm gì?
Mở rộng: Sông Nin là sông dài nhất thế giới 6671 km.
- Hồ Víchtoria rộng 68000 km2, sâu 80 m…
GV: Yêu cầu lớp chia nhóm thảo luận:
 + Nhóm 1&2: Kể tên các khoáng sản từ xích đạo lên phía Bắc châu Phi.
 + Nhóm 3&4: Từ xích đạo xuống phía Nam châu Phi.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
Þ Học sinh xác định trên lược đồ.
Þ 30 triệu km2. Thứ 3 sau châu Á và châu Mỹ.
Þ Phần chính giữa.
Þ Môi trường đới nóng.
Þ Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, vịnh biển. Do đó biển ít lấn sâu vào đất liền.
Þ Dòng biển nóng: Môdăm bích, Mũi Kim, Ghi nê…
 Dòng biển lạnh: Ben ghêla, Canari…
Þ Mađagaxca.
Þ Là điểm nut giao thông quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế. Đường biển đi từ Tây sang Viễn Đông qua biển Địa Trung Hải vào Xuyê được rút ngắn lại.
Þ Cao nguyên xen kẻ các bồn địa.
Þ Đồng bằng nhỏ hẹp ở ven sông, ven biển.
Þ Calahari, Cônggôsát, sơn nguyên Đông Phi, Êtiôpia.
Þ Các sơn nguyên cao 1500 ® 2000m tập trung ở các bồn địa và hoang mạc ở phía Tây, Bắc.
Þ Phía Đông được nâng lên mạnh tạo nên nhiều hồ hẹp và sâu.
Þ Phân bố không đều, sông lớn nhất bắt nguồn từ khu vực xích đạo và nhiệt đới.
- Lớp thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Þ Chuẩn xác kiến thức.
1. Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp với Địa Trung Hải.
- Phía Tây giáp với Đại Tây Dương.
2. Địa hình và khoáng sản:
a. Địa hình:
- Lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ có các bồn địa xen kẻ các sơn nguyên.
- Độ cao trung bình 750m.
- Các đồng bằng châu Phi thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển.
b. Khoáng sản:
- Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú và giàu có, đặc biệt là kim loại quý hiếm.
Các khoáng sản
Sự phân bố
- Dầu mỏ, khí đốt.
- Phốt phát.
- Vàng, kim cương.
- Sắt
- Đồng, chì, Coban, Mangan, Uranium.
- Đồng bằng ven biển Bắc Phi và ven vịnh Ghinê Tây Phi.
- 3 nước Bắc Phi (Marốc, Angiêri, Tuynidi).
- Ven vịnh Ghinê, khu vực Trung Phi (gần xích đạo) cao nguyên Nam Phi.
- Dãy núi trẻ Đrêkenbec.
- Các cao nguyên Nam Phi.
Củng cố: (4’)
- Lên xác định trên lược đồ các biển và đại dương bao quanh châu Phi. 
- Cho biết đặc điểm của đường bờ biển châu Phi.
- Xác định trên bản đồ hồ Victoria, Fanganica, sông Nin…
- Nêu giá trị kinh tế của sông, hồ ở châu Phi.
Hướng dẫn ở nhà: (2’)
- Học bài, làm bài tập bản đồ.
- Xem tiếp bài “Thiên nhiên châu Phi (tt)”.
Ngày soạn	: / /200	TUẦN 15
Ngày dạy	: / /200	TIẾT 30
Bài 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tt)
Mục tiêu bài học:
- Nắm vững đặc điểm và sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên của châu Phi.
- Rèn kỹ năng đọc, mô tả và phân tích lược đồ ảnh địa lý, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý (lượng mưa, phân bố môi trường tự nhiên).
Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi.
- Bản đồ phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi.
- Tranh, ảnh Xavan và hoang mạc.
Các hoạt động lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài: (5’)
- Ý nghĩa của vị trí địa lý lãnh thổ châu Phi.
- Nêu những khoáng sản chủ yếu của châu Phi.
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
- Vị trí địa lý của châu Phi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Phi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
18’
15’
- Yêu cầu học sinh nhắc lại vị trí của châu Phi?
Hỏi: Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1.
Tại sao nói châu Phi là châu lục nóng?
Þ GV chuẩn xác.
Hỏi: Đường bờ biển châu Phi có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng gì đến khí hậu châu Phi?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1 hãy:
Giải thích tại sao Bắc Phi hình thành những hoang mạc lớn?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1 nhận xét:
 + Nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi?
 + Lượng mưa lớn nhất bao nhiêu, phân bố ở đâu?
 + Lượng mưa từ 1.000 – 2000 mm phân bố ở đâu?
 + Lượng mưa từ 200 – 1.000 mm phân bố ở đâu?
Hỏi: Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng gì đến lượng mưa của vùng duyên hải châu Phi?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.2, hướng dẫn học sinh đọc lược đồ.
Hỏi: Có nhận xét gì về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi?
Hỏi: Kể tên các kiểu môi trường ở châu Phi? Xác định vị trí của các kiểu môi trường?
- Động thực vật của từng kiểu môi trường?
Þ GV chuẩn xác.
- Vì sao có sự phân bố môi trường như vậy?
- Môi trường tự nhiên nào là điển hình của châu Phi?
Þ Học sinh nhắc lại bài cũ.
Þ Nằm giữa 2 đường chí tuyến.
Þ Không bị cắt xẻ nên không ăn sâu vào đất liền. Do đó ảnh hưởng của biển ít trở nên khô hạn hơn.
Þ Do có đường chí tuyến Bắc đi qua chính giữa nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, không mưa.
Þ Lượng mưa phân bố không đồng đều.
Þ Lượng mưa lớn nhất: 2000 mm ở Tây Phi, vịnh Ghinê.
Þ Ở 2 bên đường xích đạo.
Þ Ở miền giới hạn bởi hoang mạc Xahara, bờ biển Ấn Độ Dương, hoang mạc Calahari.
Þ Học sinh trả lời.
Þ Học sinh quan sát.
Þ Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo.
Þ Học sinh lên lược đồ xác định.
Þ Xích đạo có rừng rậm quanh năm.
- Nhiệt đới: rừng thưa Xavan cây bụi.
- Hoang mạc: động thực vật nghèo nàn.
- Môi trường Địa Trung Hải: thực vật cây bụi là cứng.
Þ Vị trí châu Phi, điều kiện tự nhiên.
Þ Môi trường hoang mạc là điển hình.
3. Khí hậu:
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là châu lục nóng.
- Ảnh hưởng của biển không ăn sâu vào đất liền nên châu Phi là lục địa khô, hình thành các hoang mạc lớn.
- Lượng mưa ở châu Phi phân bố không đều.
4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên:
- Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo:
 + Môi trường xích đạo ẩm.
 + Hai môi trường nhiệt đới.
 + Hai môi trường hoang mạc.
 + Hai môi trường Địa Trung Hải.
Củng cố: (4’)
- Xác định ranh giới môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2. Nêu đặc điểm của 2 loại môi trường này? 
- Nêu mối quan hệ giữa lớp phủ thực vật với lượng mưa ở châu Phi?
Hướng dẫn ở nhà: (2’)
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối SGK.
- Làm bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài thực hành.
Ngày soạn	: / /200	TUẦN 16
Ngày dạy	: / /200	TIẾT 31
Bài 28: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ
 CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ
VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
Mục tiêu bài học:
- Nắm vững sự phân bố của các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
- Nắm được cách phân tích bản đồ khí hậu cahu6 Phi, xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí địa điểm của biểu đồ đó.
- Rèn kỹ năng phân tích bản đồ lượng mưa nhiệt độ của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.
- Rèn kỹ năng xác định vị trí của các địa điểm trên lược đồ.
Thiết bị dạy học:
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi.
- Tranh, ảnh về môi trường tự nhiên châu Phi.
Các hoạt động lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài: (4’)
- Hãy nêu các kiểu môi trường ở châu Phi.
- Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?
Giảng bài mới:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
35’
GV: Có thể chia nhóm thảo luận, 2 nhóm 1 yêu cầu hoặc có thể tiến hành phương pháp đàm thoại gợi mở.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.2 SGK
 + Môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Phi? Phân bố?
 + Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất? Phân bố ở đâu?
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 27.2 hãy giải thích:
Hỏi: Vì sao các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển?
 + Vị trí của Bắc Phi?
 + Đường bờ biển?
 + Ảnh hưởng dòng biển?
Þ Chuẩn xác kiến thức và yêu cầu học sinh ghi bài.
GV: yêu cầu lớp chia 4 nhóm thảo luận.
 + Nhóm 1: Phân tích biểu đồ hình A.
 + Nhóm 2: Phân tích biểu đồ hình B.
 + Nhóm 3: Phân tích biểu đồ hình C.
 + Nhóm 4: Phân tích biểu đồ hình D.
Þ GV chuẩn xác kiến thức.
Þ Học sinh quan sát hình 27.2.
Þ Hoang mạc và nhiệt đới.
Þ Môi trường Địa Trung Hải.
Þ Học sinh xác định trên lược đồ.
Þ Học sinh có thể trả lời theo gợi ý của GV.
 + Do lảnh thổ có đường chí tuyến chạy qua ít chịu ảnh hưởng của biển.
 + Do có dòng biển lạnh và khô cahy5 ven bờ.
 + Ảnh hưởng thường xuyên của khối khí áp cao cận chí tuyến.
Þ Lớp chia 4 nhóm tiến hành thảo luận trong 5’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác: có ý kiến nhận xét.
- Học sinh nghe giảng.
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên.
Þ Học sinh ghi bài.
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ hình A:
- Lượng mưa trung bình 1244 mm.
- Mùa mưa từ tháng 11 ® tháng 3.
 + Tháng lạnh nhất: tháng 7 khoảng 18oC, tháng 7 là tháng mùa đông nên đây là biểu đồ NCN.
 + Biên độ nhiệt năm khoảng 10oC.
Biểu đồ hình B:
- Lượng mưa trung bình 897 mm (mùa mưa từ tháng 6 ® tháng 9).
- Tháng nóng nhất: tháng 5 khoảng 35oC.
- Biên độ nhiệt trong năm khoảng 15oC.
Þ Biểu đồ khí hậu ở NCN. 
Củng cố: (3’)
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà làm tiếp các bài tập còn lại.
Hướng dẫn ở nhà: (2’)
- Học bài, làm bài tập bản đồ.
- Xem trước bài 29.
Ngày soạn	: / /200	TUẦN 16
Ngày dạy	: / /200	TIẾT 32
Bài 29: DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU PHI
Mục tiêu bài học:
- Học sinh cần nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi.
- Hiểu được những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa bởi các cường quốc phương Tây. Hiểu được sự bùng nổ dân số và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi.
- Rèn kỹ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu thống kê.
Phương tiện dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và dân tộc châu Phi.
- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một số quốc gia châu Phi.
- Ảnh, tư liệu về xung đột vũ trang và di dân.
Các hoạt động lên lớp:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài: (4’)
Giảng bài mới:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
18’
17’
GV: yêu cầu học sinh đọc SGK.
Hỏi: lịch sử châu Phi chia thành mấy thời kỳ? Kể ra
Þ GV Chuẩn xác.
- Từ thế kỷ XVI – XIX tình hình chính trị châu Phi ra sao?
Þ Bổ sung: bắt khoảng 125 triệu người châu Phi đem sang châu Mỹ bán làm nô lệ.
- Những năm 60 của thế kỷ XX còn được gọi là “năm châu Phi” vì có gần 17 nước giành được độc lập.
- Vào thời gian nào phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi phát triển mạnh mẽ?
- Nêu hậu quả của chế độ thực dân đối với châu Phi?
Yêu cầu học sinh quan sát hình 29.1 nhận xét:
 + Sự phân bố dân cư ở châu Phi vì sao dân cư phân bố không đều?
Bổ sung: Lưu vực sông Nin châu thổ phì nhiêu, màu mỡ tập trung đông dân nhất châu Phi.
- Phần lớn dân châu Phi sống ở đâu?
- Yêu cầu học sinh xác định trên lược đồ các thành phố có từ 1 triệu dân số trở lên?
 + Các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu?
- Giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số ở châu Phi ® bệnh dịch, đói, thiên tai, đại dịch AIDS.
 + Yêu cầu học sinh đọc tên các nước torng bảng số liệu:
- Nước nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất? Bao nhiêu?
- Nước nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất? Bao nhiêu?
- Châu Phi có tổng số dân là bao nhiêu? Chiếm bao nhiêu % dân số thế giới?
- Tại sao nạn đói thường xuyên đe dọa châu Phi?
- Đại dịch AIDS có tác hại như thế nào đến nền kinh tế châu Phi?
* chuyển ý
GV: Phân tích tác hại đại dịch AIDS, bùng nổ dân số…
- Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu là gì?
- Tại sao trong 1 nướ

File đính kèm:

  • docgiao an dia 7 4 cot.doc