Giáo án Địa lý 6 - Tiết 6, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

* Giới thiệu bài : Bất kể loại bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt đó là hệ thống kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về mặt đặc điểm, vị trí, sự phân bố trong không gian Cách biểu hiện loại ngôn ngữ bản đồ này ra sao để hiểu được nội dung, ý nghĩa của kí hiệu ta phải làm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 6, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tuần: 6 
-Tiết:6
-Ngày dạy : 
 Bài 5
 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ.
 CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
* HS biết :
Hoạt động 1 : 
 - HS biết kí hiệu bản đồ là gì, các loại kí hiệu bản đồ
 - Học sinh hiểu công dụng của kí hiệu bản 
Hoạt động 2 : 
 - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
 - Thế nào là đường đồng mức.
* HS hiểu : 
Hoạt động 1 : 
 - Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bản chú giải
Hoạt động 2 : 
 - Phân biệt được các dạng địa hình dựa vào đường đồng mức
1.2. Kỹ năng: 
* HS thực hiện được : 
 - Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ, biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bản chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức). 
* HS thực hiện thành thạo : Xác định bản đồ
1.3. Thái độ: 
*Thói quen : Học sinh thấy được sự cần thiết phải chú ý đọc bảng chú giải trước khi đọc bản đồ.
*Tính cách : cẩn thận
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
 - Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
 3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên : Bản đồ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam
3.2. Học sinh: Tập bản đồ
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
6A1:…………………………………………………………………………………………………….
6A2:…………………………………………………………………………………………………….
6A3:…………………………………………………………………………………………………….
4.2. Kiểm tra miệng : 
1) Kinh ñoä, vó ñoä cuûa ñòa ñieåm laø gì? Toaï ñoä ñòa lí cuûa moät ñieåm laø gì ? (6ñ)
2) Hoaøn thaønh sô ñoà sau: ( 2ñ)
Baéc
Ñoâng
3) Coù mấy loại kí hiệu bản đồ? Ngôi sao màu xanh trên bản đồ là kí hiệu cho đối tượng địa lí nào ?( 2đ) 
ĐÁP ÁN :
1)
Kinh ñoä vaø vó ñoä cuûa moät ñòa ñieåm laø soá ñoä chæ khoaûng caùch töø kinh tuyeán vaø vó tuyeán của ñieåm ñoù ñeán kinh tuyeán goác vaø vó tuyeán goác.
Toaï ñoä ñòa lí laø moät ñieåm chính laø kinh ñoä , vó ñoä cuûa ñòa ñieåm ñoù.
Baéc
2)
Nam 
Ñoâng
Tây
3) Coù 3 loaïi kí hieäu :ñieåm, ñöôøng, dieän tích. Ngoâi sao maøu xanh laø kí hieäu cho nhaø maùy thuûy ñieän .
4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài : Bất kể loại bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt đó là hệ thống kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về mặt đặc điểm, vị trí, sự phân bố trong không gian… Cách biểu hiện loại ngôn ngữ bản đồ này ra sao để hiểu được nội dung, ý nghĩa của kí hiệu ta phải làm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Cá nhân (20p)
 - Hs quan sát bản đồ tự nhiên châu Nam Cực, trên bản đồ có rất nhiều những kí hiệu khác nhau và được gọi là kí hiệu bản đồ.
? Kí hiệu bản đồ là gì?
 Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu qui ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
? Những kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?
 Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm…của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
? Những kí hiệu này so với hình dạng thực tế của các đối tượng thì như thế nào? 
 Không giống về kích thước và hình dạng thật.
? Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
 Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. 
? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Cho ví dụ? 
 Có 3 loại kí hiệu:
 Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy
 Kí hiệu đường: ranh giới quốc gia, tỉnh, đường ôtô
 Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp.
? Có mấy dạng kí hiệu bản đồ? Cho ví dụ?
 Có 3 dạng kí hiệu: 
 Kí hiệu hình học
 Kí hiệu chữ
 Kí hiệu tượng hình.
- GV chốt ý.
 Kí hiệu điểm thường dùng để biểu hiện vị trí các đối tượng có diện tích tương đối nhỏ, mục đích chính là xác định vị trí nên không cần theo tỉ lệ bản đồ. Các kí hiệu điểm thường được biểu hiện dưới dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình.
 Kí hiệu đường thường dùng để biểu hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính.
 Kí hiệu diện tích thường dùng để biểu hiện những đối tượng phân bố theo diện tích.
- Tóm lại đặc điểm quan trọng nhất của kí hiệu là phản ánh vị trí, sự phân bố đối tượng địa lí trong không gian.
Mở rộng:Các kí hiệu này được dùng một cách quy ước mình không thể thay đổi theo ý thích được.
Liên hệ thực tế:huyện TC có k/s nào?
+Cội,sét,sỏi,cát ở Bổ Túc TĐ
+Đá ong,đá đỏ,cao lanh ở Suối Ngô
+Đá vôi ước tính 100 triệu tấn ở Tân Hòa ,nhà máy xi măng đả hoạt động.
 Họat động 2: Tìm hiểu các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ(10p)
? Người ta biểu hiện địa hình trên bản đồ bằng những cách nào?
 Hai cách: bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức.
- Gv giới thiệu bảng thang màu trên bản đồ.
? Màu sắc thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ được qui ước như thế nào?
 Từ 0m – 200m: màu xanh lá cây.
 Từ 200m – 500m: màu vàng hay hồng nhạt.
 Từ 500m – 1000m: màu nâu nhạt.
 Từ 1000m – 2000m: màu đỏ.
 Từ 2000m trở lên màu đỏ đậm.
- Hs quan sát hình 16.
? Đường đồng mức là gì?
 Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao.
? Quan sát hình 16, hãy cho biết mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
 100 mét
? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?
 Sườn phía tây có độ dốc lớn hơn sườn phía đông .
- Trên bản đồ nếu đường đồng mức càng sát vào nhau thì địa hình nơi đó càng dốc và ngược lại.
- Như vậy các đường đồng mức vừa biểu hiện độ cao vừa biểu hiện được đặc điểm của địa hình.
GV löu yù hoïc sinh : Caùc ñöôøng ñoàng möùc vaø ñöôøng ñaúng saâu cuøng daïng kí hieäu , song bieåu hieän kí hieäu ngöôïc nhau.
VD: Ñoä cao duøng soá döông ; 100 m , 500 m…
 Ñöôøng ñaúng saâu duøng soá aâm (-100)m; (-500m)…
- Qua bài học này, chúng ta cần nhớ rằng trước khi xem một bản đồ nào đó thì việc đầu tiên cần phải làm là đọc bảng chú giải.
Mở rộng:So sánh cho hs núi già và núi trẻ.
Các loại kí hiệu bản đồ:
- Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm…của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
- Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu. 
- Có 3 loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
- Có 3 dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
2.Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
- Có 2 cách: bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức.
- Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng một độ cao.
4.4. Tổng kết :
? Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng:
	A	B
	Kí hiệu diện tích	Các loại khoáng sản, nhà máy
	Kí hiệu điểm	Dòng sông, dòng biển nóng 
	Kí hiệu đường	Vùng đồng bằng, vùng trồng lúa 
? Độ cao địa hình được biểu hiện trên bản đồ bằng mấy cách?
Có 2 cách: biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
+ Làm bài tập bản đồ. 
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài: Ôn tập
 + Ôn tập các kiến thức đã học ở bài 1, 3, 4, 5, kết hơp quan sát và phân tích kênh hình ở các bài 1,3,4,5.
5. PHỤ LỤC : 
-Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
-Tài liệu SGK+SGV Địa lý 6
-Tài liệu GDMT

File đính kèm:

  • docDia 6Tiet 6.doc