Giáo án Địa lý 6 tiết 27: Ôn tập
Trình bày khái niệm thời tiết, khí hậu? Thời tiết và khí hậu khác nhau ở chỗ nào?
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật
- Khác nhau: Thời tiết: Biểu hiện trong thời gian ngắn, không lặp đi lặp lại
Khí hậu: Biểu hiện trong thời gian dài, lặp đi lặp lại
Tuần 28 NS: 06/03/2015 Tiết 27 ND:09/03/2015 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học từ bài 15 đến bài 22 2. Kĩ năng: Củng cố lại các kĩ năng quan sát, nhận xét sơ đồ 3. Thái độ: Ý thức tự học nghiêm túc, tự giác, tích cực 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tái hiện, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ về các tầng của lớp vỏ khí, bản đồ thế giới, bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới, lược đồ các đới khí hậu trên trái đất 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (1 phút) 6A1......................................6A2.........................................6A3........................................ 6A4......................................6A5.......................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Hệ thống hoá lại kiến thức (27 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cả lớp * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, trực quan * Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hướng dẫn quan sát *Bước 1: HS trả lời *Bước 2: GV chuẩn xác lại kiến thức 1. Khoáng sản là gì? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng Dựa vào công dụng phân thành 3 loại khoáng sản chủ yếu : + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Than, dầu mỏ, khí đốt... + Khoáng sản kim loại : Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm. . . + Khoáng sản phi kim loại : Muối mỏ, A - pa - tit, đá vôi... 2. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu? - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển - Đặc điểm tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km; tầng này tập trung tới 90% không khí + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C) + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng 3. Thành phần của không khí? Tỉ lệ của mỗi thành phần? Bao gồm: khí Nitơ (78%), khí Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%) 4. Trình bày nơi hình thành và tính chất của các khối khí? Tùy vào vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí khác nhau. - Các khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao - Các khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp - Các khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn - Các khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô 5. Trình bày khái niệm thời tiết, khí hậu? Thời tiết và khí hậu khác nhau ở chỗ nào? - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật - Khác nhau: Thời tiết: Biểu hiện trong thời gian ngắn, không lặp đi lặp lại Khí hậu: Biểu hiện trong thời gian dài, lặp đi lặp lại 6. Khí áp là gì? Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân - Hướng dẫn học sinh vẽ hình tròn, trên đó thể hiện các đai khí áp cao, khí áp thấp, hướng gió. 7. Vì sao không khí có độ ẩm? Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm 8. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng chứa hơi nước của không khí? Nhiệt độ càng cao càng chứa nhiều hơi nước, nhiệt độ càng thấp càng chứa ít hơi nước 9.Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất - Qúa trình thành tạo mây, mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa - Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam 10. Trình bày giới hạn, đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất? Đới nóng (Nhiệt đới) Hai đới ôn hòa (Ôn đới) Hai đới lạnh (Hàn đới) Giới hạn 23027’ B -> 23027’ N 23027’ B -> 66033’B 23027’ B -> 66033’N 66033’B -> Cực Bắc 66033’N -> Cực Nam Lượng nhiệt Nóng quanh năm Trung bình Lạnh giá quanh năm Gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực Lượng mưa 1000 - 2000 mm 500 - 1000 mm < 500 mm Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng giải quyết các bài tập ( 10 phút) * Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cả lớp * Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận cặp * Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hướng dẫn giải quyết vấn đề * Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. Cách tính nhiệt độ TB ngày, TB tháng, TB năm: Tổng nhiệt độ các lần đo T0 trung bình ngày = Chia cho số lần đo Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng T0 trung bình tháng = Chia cho số ngày trong tháng Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng T0 trung bình năm = Chia cho 12 * Bước 2: Vận dụng làm bài tập: Em hãy tính nhiệt độ trung bình 1 ngày ở Đà Lạt biết rằng: Người ta đo nhiệt độ lúc 5giờ được 220C, lúc 13 giờ được 26 0C, lúc 21 giờ được 240C? Trả lời: Nhiệt độ trung bình ngày ở Đà lạt hôm đó là: (22 + 26 +24): 3 = 24 0C * Bước 3: Yêu cầu Học sinh vẽ hình tròn: Thể hiện các thành phần của không khí (nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác), thể hiện các đai khí áp, gió trên Trái Đất IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: (5 phút) GV hệ thống lại kiến thức, ghi điểm cho hs tích cực trả lời trong tiết ôn tập, nhắc nhở hs chưa tích cực. 2. Hướng dẫn học tập: (1 phút) Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- dia_6tuan_28tiet_27_20150726_044336.doc