Giáo án Địa lý 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Ngày 22/6 nửa cầu Bắc là mùa hè có ngày dài đêm ngắn; nửa cầu Nam là mùa đông có có ngày ngắn đêm dài; ngày 22/12 hiện tượng ngược lại.

 

- Càng xa XĐ về phía 2 cực hiện tượng ngày đêm càng biểu hiện rõ rệt.

 

- Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên TĐ có ngày đêm dài bằng nhau.

 

- Các địa điểm nằm trên đường XĐ quanh năm có ngày và đênm dài bằng nhau.

 

- Vào các ngày 22/6 và 22/12 ánh sáng MTr chiếu thẳng góc với mặt đất tại vĩ tuyến 230 27’ B ( Chí tuyến Bắc) 230 27’ N( chí tuyến N).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2014
Ngày giảng: 20/10/2014 
Tiết 11
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
 - Nêu khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vùng cực Bắc, Nam.
 2. Kỹ năng:
 Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn/ hình vẽ để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các địa điểm tại các vĩ độ khác nhau.
 3. kĩ năng
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Giáo tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trong nhóm
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình 24, 25 phóng to
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Hệ quả của chuyển động đó? 
 3. Bài mới
 GV nhận xét và giới thiệu bài mới: ? Người VN thường nói: 
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. 
 Vậy tại sao lại có hiện tượng như vậy? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
4. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất.
 Mục tiêu: Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo
 Đồ dùng: Hình 24, 25 phóng to
 Thời gian: 25 phút
 Cách tiến hành:
Bước 1: 
- GV y/c HS qs H.24
+ Phân biệt đường trục B - N và đường phân chia sáng tối? T/sao 2 đường đó không trùng nhau?
- HS: Trả lời tóm tắt
Bước 2
- Gv: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
* Nhóm 1+2: trả lời câu hỏi 
Quan sát hình 24 ngày 22/6 và ngày 22/12
+ Em nhận xét vị trí của nửa cầu B, N so với mặt trời? Hiện tượng chênh lệch ngày đêm diễn ra như thế nào?
+ Vào ngày 22/6 và ngày 22/12 ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở vị trí nào? Đó là những đường gì?
* Nhóm 3+4: trả lời câu hỏi 
+ Dựa vào H.25 cho biết: Tại các điểm sau có độ dài ngày và đêm khác nhau như thế nào?
(1)ngày 22/6: n/c Bắc: Điểm A.
 Điểm B.
 n/c Nam: Điểm A’.
 Điểm B’.
(2.) ngày 22/12: n/c Bắc: Điểm A.
 Điểm B.
 n/c Nam: Điểm A’.
 Điểm B’.
(3.) Ngày 22.6 và ngày 22/12 điểm C có độ dài ngày đêm ntn?
= > Nhận xét về hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau?
Bước 3: 
HS: Thảo luận, đai diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: 
Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
 HĐ2: Tìm hiểu về hai miền cực có số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa
Mục tiêu: Có khái niệm về các đường vòng cực Bắc, Nam; Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn
Thời gian: 10 phút.
Đồ dùng: H 25 sgk phóng to.
Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV yêu cầu HS q/s H.25
+ Trong ngày 22/6 và ngày 22/12 -> điểm D có hiện tượng ngày, đêm ntn?
+ Điểm D ở VT nào? VT đó được gọi là những đường gì?
Bước 2: 
+ Thời gian ngày đêm dài 24h ở 2 đường vòng cực là bao nhiêu ngày?
+ Số ngày, đêm dài suốt 24h có thay đổi ntn từ 2 đường VC -> 2 cực.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận
1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất.
- Ngày 22/6 nửa cầu Bắc là mùa hè có ngày dài đêm ngắn; nửa cầu Nam là mùa đông có có ngày ngắn đêm dài; ngày 22/12 hiện tượng ngược lại.
- Càng xa XĐ về phía 2 cực hiện tượng ngày đêm càng biểu hiện rõ rệt.
- Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên TĐ có ngày đêm dài bằng nhau.
- Các địa điểm nằm trên đường XĐ quanh năm có ngày và đênm dài bằng nhau.
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 ánh sáng MTr chiếu thẳng góc với mặt đất tại vĩ tuyến 230 27’ B ( Chí tuyến Bắc) 230 27’ N( chí tuyến N).
2. ở hai miền cực có số ngày có ngày và đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa.
- Trong ngày 22/6 và 22/12 ở 2 đường VCB, VCN có 1 ngày hoặc 1 đêm dài suốt 24h.
- Các địa điểm ở VC đến cực có đêm dài từ 1 đến 6 tháng.
- Các địa điểm ở Cực Bắc, Cực Nam: có ngày hoặc đêm dài suốt 24h kéo dài dài 6 tháng.
- Đường VT 66o33’B, N là 2 đường vòng cực Bắc và cực Nam. Là đường
4. Luyện tập
 Em hãy dùng quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
 Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa 
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút)
 - Học bài theo câu hỏi SGK. 
 - Đọc trước H.26, H.27.

File đính kèm:

  • doctuan 11.doc
Giáo án liên quan