Giáo án Địa lý 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Bước 1: Làm việc cá nhân

GV. Do trục của TĐ có độ nghiêng không đổi vì vậy 2 nửa cầu sẽ luân phiên nhau ngả dần và chếch xa MTrời sinh ra hiện tượng các Mùa. Vậy TĐ có các Mùa nào? Quy ước ra sao

- GV: Yêu cầu HS qs H.23 - Hãy XĐ:

 + Em có nhận sét gì về sụ phân bố lượng nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu?

1) Trong ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời?

2) Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời?

3) Trái đất hướng cả 2 nửa cầu B, N về phía Mặt trời vào các ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên Trái đất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/10/2014 
Ngày giảng: 13/10/2014
Tiết 10
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Trình bày được chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời về: hướng , quỹ đạo, thời gian và tính chất của chuyển động 
- Trình bày được hiện tượng các mùa
 2. Kĩ năng:
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục trái đất khi chuyển động trên quỹ đạo. 
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng c/động tịnh tiến của trái đất trên quỹ đạo và CM hiện tượng các mùa.
 3. Thái độ:
- Có ý thức tích cực tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
 - Quả địa cầu.
 - H23 sgk phóng to
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 2. kiểm tra bài cũ: 
 Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm?
 3. Bài mới
 VN 1 năm có những mùa nào? Vậy, tại sao lại có sự phân chia ra các mùa như vậy? Giờ hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề trên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
 Mục tiêu: biết được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời
 Quả địa cầu và H23 sgk phóng to
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV: đặt mô hình Trái Đất yêu cầu
 HS: quan sát mô hình Trái đất c/đ quanh Mặt trời do GV làm.
+ Em có nhận xét gì về đường chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời? Hướng c/đ ntn?
- Hs: trả lời
Bước 2: Làm việc nhóm.
+ Trái đất chuyển động 1 vòng quanh mặt trời mất thời gian bao lâu?
(365 ngày: 1 vòng quanh mặt trời và 1/4 vòng quanh trục.
- chuyển động ngược chiều kim đồng hồ)
- HS qs H.23
+ XĐ trên tranh vị trí, thời gian: các ngày xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí-> nhận xét độ nghiêng của trái đất trên mp’ quỹ đạo?
+ Nhắc lại thế nào là chuyển động tịnh tiến?
Khi c/đ quanh Mặt trời đã sinh ra hệ quả gì? 
Bước 3: GV nhận xét và kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu về hiện tượng các mùa.
- Mục tiêu: Nhớ vị trí Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trên quỹ đạo của Trái đất.
- Đồ dùng: H23 sgk phóng to
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV. Do trục của TĐ có độ nghiêng không đổi vì vậy 2 nửa cầu sẽ luân phiên nhau ngả dần và chếch xa MTrời sinh ra hiện tượng các Mùa. Vậy TĐ có các Mùa nào? Quy ước ra sao … 
- GV: Yêu cầu HS qs H.23 - Hãy XĐ:
 + Em có nhận sét gì về sụ phân bố lượng nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu?
1) Trong ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời? 
2) Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời?
3) Trái đất hướng cả 2 nửa cầu B, N về phía Mặt trời vào các ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên Trái đất?
- HS: quan sát hình trả lời
1. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Trái đất tự quay quanh Mặt trời từ T->Đ theo 1 quỹ đạo hình Elíp gần tròn, được 1 vòng là 365 ngày và 6hh.
- Khi chuyển động quanh Mặt trời độ nghiêng của trái đất không đổi => chuyển động tịnh tiến.
2. Hiện tượng các mùa.
- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau
Ngày
Tiết
Bán cầu
Mùa 
Tại sao
22/6
Hạ chí
Đông chí
B
N
Hạ 
Đông
Ngả gần Mặt trời -> nhận được nhiều nhiệt.
Chiếu xa Mặt trời -> nhận ít nhiệt.
22/12
Đông chí
Hạ chí
B
N
Đông 
Hạ
Chiếu xa Mặt trời -> nhận ít nhiệt.
Ngả gần Mặt trời -> nhận được nhiều nhiệt.
21/3
Xuân phân
Thu phân
B
N
Xuân
Thu
Mặt trời chiếu XĐ 2 n/c nhận to = nhau
23/9
Thu phân
Xuân phân
B
N
Thu
Xuân
Mặt trời chiếu XĐ 2 n/c nhận to = nhau
Bước 3: Làm việc cá nhân
 Mùa nóng và mùa lạnh trên trái đất được tính từ tg nào trong năm?
- Các khu vực nội chí tuyến: biểu hiện mùa không rõ nên chia làm 2 mùa: Khô và mùa mưa.
- Thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa nóng, lạnh -> xuân, thu -> 4 mùa (theo âm - dương lịch)
Xuân: lập xuân -> lập hạ.
Hạ: lập hạ -> lập thu
Thu: lập thu -> lập đông.
Đông: lập đông -> lập xuân. 
Bước 4: Tổng kết
* 1 năm chia làm 2 mùa chính.
- Mùa nóng:
 + NCB: 21/3 -> 23/9
 + NC N: 23/9 -> 21/3 
- Mùa lạnh: 
 + NCB: 23/9 -> 21/3 
 + NCN: 21/3 -> 23/9
* 1 năm chia làm 4 mùa. (tính theo dương lịch)
- Xuân: 21/3 -> 22/6
- Hạ: 22/6 -> 23/9
- Thu: 23/9 -> 22/12
- Đông: 22/12 -> 21/3
- Các ngày lập hạ, lập thu, lập xuân, lập đông. ở thời gian giữa các mùa. 
4. Luyện tập
 Đánh dấu X vào đúng.
Trái đất chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo mặt trời có nghĩa là:
	a. Trong khi cđ quanh mặt trời, trái đất còn tự quay quanh trục.
	b. Hướng chuyển động của trái đất trên quỹ đạo quanh mặt trời trùng với hướng c/đ tự quay của trái đất.
	c. Khi c/đ trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục trái đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi.
- Về nhà hỏi bố mệ tại sao lại sinh ra các mùa và trả lời cho người nhà.
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
 - Học bài theo câu hỏi 1,2 SGK.
 - Đọc bài đọc thêm.
 - Xem trước bài “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa”.

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc
Giáo án liên quan