Giáo án Địa lý 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Hs quan sát hình 8 – 9/SGK/tr.13
? Mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét ngoài thực địa?
Hình 8: 1 cm = 7500 mét
Hình 9: 1 cm = 15000 mét
? Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn?
Hình 8
? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?
Hình 8
? Tỉ lệ bản đồ ảnh hưởng đến mức độ chi tiết của bản đồ như thế nào?
Bài: 3 - tiết 3 Tuần dạy: tuần 3 ND: Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết định nghĩa đơn giản về bản đồ, tỉ lệ bản đồ. Biết các cách biểu hiện tỉ lệ bản đồ trên bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Học sinh hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. 1.2. Kỹ năng: - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay (đường thẳng). Biết cách thể hiện khoảng cách thực tế lên bản đồ. - KNS: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. 1.3. Thái độ: - Học sinh hiểu rõ sự cần thiết của tỉ lệ bản đồ trong bộ môn địa lí. 2. TRỌNG TÂM: - Tỉ lệ bản đồ và cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau: bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ tự nhiên châu Á. 3.2. Học sinh: - Tham khảo nội dung và phân tích hình 8, 9 trả lời câu hỏi SGK 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: ? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời? Ý nghĩa của vị trí đó? Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời Là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. ? Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. ? Tỉ lệ bản đồ là gì? Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - Gv: Để vẽ được bản đồ phải có phương pháp thu nhỏ các đối tượng địa lí và điều này được thể hiện thông qua tỉ lệ. Vậy tỉ lệ bản đồ là gì, công dụng ra sao, cách đo tính dựa vào tỉ lệ bản đồ như thế nào? Hoạt động 2: tìm hiểu về khái niệm, cách biểu hiện và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ? Bản đồ là gì? - Là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn mặt Trái Đất. ? Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí? Có bản đồ để có khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng đất khác nhau trên trái đất. - Học sinh quan sát hai bản đồ có tỉ lệ khác nhau. ? Ngoài bản chú giải trên bản đồ còn ghi gì? Tỉ lệ bản đồ ghi ở phía dưới bản đồ. - Gv giới thiệu vị trí phần ghi tỉ lệ của mỗi bản đồ. - Gọi hs lên bản đọc và ghi ra tỉ lệ của mỗi bản đồ. ? Tỉ lệ bản đồ là gì? Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. ? Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện dưới mấy dạng? 2 dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. ? Tỉ lệ số là gì? Được biểu hiện dưới dạng một phân số. Tử số chỉ khoảng cách trên bản đồ, mẫu số chỉ khoảng cách ngoài thực địa. ? Tỉ lệ thước là gì? Là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn. - Hs quan sát hình 8 – 9/SGK/tr.13 ? Mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét ngoài thực địa? Hình 8: 1 cm = 7500 mét Hình 9: 1 cm = 15000 mét ? Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn? Hình 8 ? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn? Hình 8 ? Tỉ lệ bản đồ ảnh hưởng đến mức độ chi tiết của bản đồ như thế nào? Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao, và ngược lại. - Những bản đồ có tỉ lệ trên 1:200.000 là bản đồ tỉ lệ lớn. - Những bản đồ có tỉ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000 là bản đồ tỉ lệ trung bình. - Những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000 là bản đồ tỉ lệ nhỏ. ? Vậy tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì? Cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa. - KNS: tư duy. ? Muốn đo tính khoảng cách trên thực địa ta phải dựa vào đâu? Hoạt động 3: tìm hiểu về đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ ? Trình bày cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước? Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm Đo khoảng cách đã đánh dấu và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ. ? Trình bày cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ số? Đo khoảng cách đã đánh dấu bằng thước có chia cm. Lấy khoảng cách đo được nhân với mẫu số của tỉ lệ bản đồ. - KNS: tư duy. * Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút) + Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn? 5,5 cm = 41250 m + Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn? 4 cm =30000 m + Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu (từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng) 3,5 cm = 26250 m + Nhóm 4: Đo và tính chiều dài của đường Nuyễn Chí Thanh (từ đường Lý Thường Kiệt đến đường Quang Trung) 5 cm = 37500 m - Đại diện nhóm trình bày _ nhận xét - Gv chốt ý. - KNS: giao tiếp, làm chủ bản thân. 1/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: - Khái niệm: + Bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. + Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. - Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Ý nghĩa: tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. 2/ Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ: - Tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Khoảng cách từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn: 41250 m - Khoảng cách từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn: 30000 m - Chiều dài đường Phan Bội Châu (từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng): 26250 m - Chiều dài của đường Nguyễn Chí Thanh (từ đường Lý Thường Kiệt đến đường Quang Trung): 37500 m 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Tỉ lệ bản đồ là gì? Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. ? Trong các bản đồ có tỉ lệ số sau đây, bản đồ nào thể hiện các chi tiết rõ hơn cả? ÿ 1 : 1.000.000 ÿ 1 : 1.500.000 X 1 : 750.000 ÿ 1 : 900.000 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài: Tỉ lệ bản đồ. + Làm bài tập bản đồ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí. + Xem lại phần hệ thống kinh, vĩ tuyến trong bài 1. + Tìm hiểu các cách xác định phương hướng chính trên bản đồ? + Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí là gì? + Phân tích hình 12 và 13 làm bài tập SGK. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp: ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: …………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Bai 3Ti le ban do.doc