Giáo án Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ

Câu 1.

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc).

b) Thuận lợi của vị trí địa lí:

+ Phía bắc giáp Trung Quốc, dễ dàng giao lưu qua các cửa khẩu.

+ Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có nhiều tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào.

+ Liền kề với Đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước. Giao thông vận tải dễ dàng giao lưu với vùng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.

+ Phía đông là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng du lịch, giao thông và ngư nghiệp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
Tiết 37 - BÀI 32 :VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I./ MỤC TIÊU:
Sau bi học, hs cần:
* Chuẩn:
1./ Về kiến thức:
-Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT – XH của vùng.
-Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành KT của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
2./ Về kĩ năng:
-Sư dụng bản đồ KT chung hoặc Átlát để xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; nhận xét và giải thịch sự phân bố một số ngành nổi bật.
-Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến KT của vùng.
-Điền và ghi đúng trên lược đồ VN các TP Điện Biên, Thái Nguyên..
3./ Về thái độ, hành vi:
Nhận thức được việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tếmà còn có ý nghĩa chính trị và XH.
-Có tình yêu quê hương tổ quốc, thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 * Các mục tiêu khác
1. Giáo dục biến đổi khí hậu 
a. Nội dung có thể tích hợp: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội Trung du miền núi phía Bắc
b. Mục đích GD: Thấy rõ các khó khăn cơ bản của vùng trong điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ đến cuộc sống,sinh hoạt và sản xuât của người dân địa phương với nhiều mức độ khác nhau=> Nêu các giải pháp thích hợp nhất trong chiến lược ứng phó của vùng.
c. Mức độ: Liên hệ
2. GDSDTK&HQNL:
a. Địa chỉ tích hợp: - Mục 2 : Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện
b. Nội dung tích hợp: - Kiến thức
+ Đây là vùng có nhiều thế mạnh về khoáng sản nhiên liệu (than) và tiềm năng về thuỷ điện.
+ Việc khai thác tài nguyên khoáng sản và xây dựng các nhà máy thuỷ điện cần chú ý tới vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
- Kĩ năng 
+ Phân tích bản đồ Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
c. Mức độ tích hợp: bộ phận.
3.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
-Tư duy:Tìm kiếm & xử lí thông tin từ Át lát, bản đồ & các tư liệu khác để biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác & khả năng phát huy thế mạnh đó. 
-Giải quyết vấn đề: Lựa chọn các giải pháp nhằm khai thác tốt thế mạnh của vùng & biết ứng phó với những thiên tai xảy ra ởTD-MNBB. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
-Bản đồ tự nhiên VN treo tường.
-Bản đồ kinh tế vùng
-Tranh ảnh, phim tư liệu (nếu có).
-Atlat địa lý Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, Átlát, tư liệu.. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
1/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút)
3. Tổ chức các hoạt động 
a. Khởi động: (Thời gian 1 phút) 
*GV cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên, các dân tộc ít người, các cơ sở công nghiệp (nếu có) của vùng và giới thiệu: đây là các hình ảnh về vùngTrung du và miền núi Bắc bộ. Vùng này có những đặc điểm nổi bật gì về tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này.
b. Tổ chức các hoạt 
Hoạt động l: Khái quát chung
- Thời lượng:3 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: Bản đồ vùng kinh tế TD-MNBB, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập: SGK..
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: yêu cầu HS sử dụng bản đồ treo tường kết hợp Atlat để trả lời câu hỏi:
-Xác định vị trí tiếp giáp và phạm vi lãnh thổ của vùng? ->Nêu ý nghĩa?
xác định 02 bộ phận ĐB và TB (dự vào SGK và Atlat).
*HS: sử dụng Átlát, SGK.để hoàn thành nhiệm vụ.
I. Khái quát chung
- Gồm 15 tỉnh.
- DT = 101.000Km2 = 30,5% DT cả nước. 
- DS hơn 12 triệu (2006) = 14,2% DS cả nước.
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bắc giáp TQ
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Nam Giáp ĐBSH và BTB
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
=> VTĐL đặc biệt, GTVT lại đang được đầu tư , thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
=> Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*GV nêu thêm vấn đề cho hs khá giỏi: việc pht huy cc thế mạnh của vùng có ý nghĩa KT, CT, XH như thế nào?
Hoạt động 2: Khai thác thế mạnh trong các hoạt động kinh tế của vùng.
1./ Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
- Thời lượng:10 phút
- Hình thức tổ chức : nhóm
- Đồ dùng: bản đồ vùng kinh tế TD-MNBB, bảngsố liệu, atlát. 
- PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ, thảo luận, thuyết trình tích cực.
- Không gian lớp học :hai bàn HS quay vào nhau và ngồi theo 4 nhóm, bản đồ, sản phẩm bài học trình bày trên bảng.
- Tài liệu học tập: SGk, átlát,tư liệu
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV yêu cầu HS dự vào bản đồ, Átlát, vốn hiểu biết thảo luận theo nội dung sau:
-Vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện?
Thế mạnh đó thể hiện thế nào ở hai tiểu vùng của vùng?
- Điền thông tin vào
Loại khoáng sản
Phân bố
Tên nhà máy
Công suất
Phân bố
Thủy điện
...
Nhiệt điện
*HS:các nhóm sủ dụng SGK, Átlát..thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trong 5 phút.
II./ CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ 
 1./ Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
 a. Điều kiện phát triển:
+Thuận lợi:
 -Khoáng sản giàu có bậc nhất cả nước
 -Trữ năng thủy điện lớn nhất nước.
(dẫn chứng).
b.Khó khăn:
 -Khai thác KS, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
 -Một số loại KS có nguy cơ cạn kiệt
c. Tình hình phát triển:
*Khai thác, chế biến khoáng sản:
 -Kim loại: (atlat).
 -Năng lượng: (atlat).
 -Phi KL: (atlat).
 -VLXD: (atlat).
->Cơ cấu công nghiệp đa dạng.
*Thủy điện: (atlat).
Tên nhà máy
Công suất
Phân bố
Thủy điện
...
Nhiệt điện
*Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
 + Đây là vùng có nhiều thế mạnh về khoáng sản nhiên liệu (than) và tiềm năng về thuỷ điện.
+ Việc khai thác tài nguyên khoáng sản và xây dựng các nhà máy thuỷ điện cần chú ý tới vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng
*HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*GV đặt câu hỏi cho các nhóm: 
*Bước 4:
Tích hợp 
BĐKH; SDTK và HQNL
*GV: Em cho biết khi khai thác tài nguyên của vùng cần chú ý đến vấn đề gì? Em hãy thử đề xuất biện pháp giải quyết.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung 
*GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi.
- Thời lượng:10 phút
- Hình thức tổ chức : nhóm
- Đồ dùng: biểu bảng, atlát. 
- PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ, thảo luận, thuyết trình tích cực.
- Không gian lớp học :hai bàn HS quay vào nhau và ngồi theo 4 nhóm, bản đồ, sản phẩm bài học trình bày trên bảng.
- Tài liệu học tập: SGk, átlát,
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: Phân 06 nhóm làm việc và giao nhiệm vụ cho các nhóm: (phát phiếu học tập).
-Nhóm chẵn: tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt.
-Nhóm lẻ: tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi.
*HS: dự vào yêu cầu của phiếu họ tập để thảo luân và hoàn thành nhiệm vụ.
. 2./Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
 a./ Điều kiện phát triển:
+Thuận lợi:
 *Tự nhiên:
-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa
-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
-Địa hình cao.
- Khả năng mở rộng diện tích và năng suất còn rất lớn.
 *KT-XH:
- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
-Có các cơ sở CN chế biến
-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuậtthuận lợi
-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
+Khó khăn:
-Địa hình hiểm trở.
-Rét, Sương muối.
-Thiếu nước về mùa đông.
-Cơ sở chế biến.
-GTVT chưa thật hoàn thiện
 b./ Tình hình phát triển: ( phiếu học tập).
 c./ Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.
3./Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
 a./ Điều kiện phát triển:
-Nhiều đồng cỏ.
-Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.
*Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.
 b./ Tình hình phát triển và phân bố: 
( phiếu học tập).
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trên bảng
*HS: nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
*GV đặt câu hỏi cho các nhóm: 
.
Hoạt động 4: Tìm hiểu thế mạnh về kinh tế biển.
- Thời lượng:8 phút
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Đồ dùng: Bản đồ vùng kinh tế TD-MNBB, Átlát
- PP, kỹ thuật: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, , treo bản đồ trên bảng
 - Tài liệu học tập:SGK, tư liệu 
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản 
* Bước 1: Phát hiện, khám phá.
*GV: Y/c hs dựa vào SGK , Átlát và vốn hiểu biết nêu các thế mạnh về kinh tế biển của vùng và ý nghĩa của việc phát huy thế mạnh của vùng ?
*HS sử dụng SGK, bản đồ hoàn thnhf nhiệm vụ.
4./ Kinh tế biển
-Đánh bắt.
-Nuôi trồng.
-Du lịch.
-GTVT biển
*Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời.
*HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung
* Bước 3: Thống nhất, kết luận. 
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung 
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức 
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC : (Thời gian 5 phút)
 Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học  
 Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
 -Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học. 
 -Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) 
*Đối với HS trung bình:
 Câu 1. Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cho biết thuận lợi về vị trí địa lí của vùng?.
Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Trình bày)
Câu 3. Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau, thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thế mạnh
Điều kiện phát triển
Thực trạng phát triển
Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nghiệt và ôn đới
Chăn nuôi gia súc
Kinh tế biển
*Đối với HS khá giỏi
Câu 1:. Giải pháp khắc phục các hạn chế để phát huy thế mạnh của vùng(Trình bày)
Câu 2:. (chứng minh)
Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập.
Câu 1. 
a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc).
b) Thuận lợi của vị trí địa lí:
+ Phía bắc giáp Trung Quốc, dễ dàng giao lưu qua các cửa khẩu.
+ Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có nhiều tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào.
+ Liền kề với Đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước. Giao thông vận tải dễ dàng giao lưu với vùng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
+ Phía đông là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng du lịch, giao thông và ngư nghiệp.
Câu 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản.
a) Thuận lợi
- Là nơi tập trung hầu hết các loại khoáng sản ở nước ta. Các loại khoáng sản chính của vùng là than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatít, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa
+ Khu Đông Bắc:
• Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/ năm.
• Mỏ kim loại như: sắt ở Yên Bái, thiếc và bôxit ở Cao Bằng, kẽm- chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc ở Tĩnh Túc (cao Bằng).
• Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
+ Khu Tây Bắc: có một số mỏ khá lớn như mỏ đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).
b) Khó khăn:
Đa số các mỏ quặng nằm ở nơi giao thông vận tải chưa phát triển, các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao.
Bước 4 – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn 
Bước 5 – rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài
-Chuẩn bị bài 22, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển nông nghiệp.
- Vận dụng giảiquyết các vấn đề thực tiễn 
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thời gian 1 phút) có thể thực hiện trong tiến trình dạy học
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau. 
-GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. sự chuẩn bị bài.
VII. PHỤ LỤC. 
1./ Phiếu học tập
a./ Điều kiện phát triển:
Thuận lợi
Khó khăn
Tự nhiên
KT-XH
Tự nhiên
KT-XH
b./ Tình hình phát triển và phân bố:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
2./ Thông tin phản hồi: 
a./ Thế mạnh về trồng trọt:
a1 Điều kiện phát triển:
Thuận lợi
Khó khăn
Tự nhiên
KT-XH
Tự nhiên
KT-XH
-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa
-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
-Địa hình cao.
-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
-Có các cơ sở CN chế biến
-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuậtthuận lợi
-Địa hình hiểm trở.
-Rét.
-Sương muối.
-Thiếu nước về mùa đông
-Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.
-GTVT chưa thật hoàn thiện
a2. Tình hình phát triển và phân bố:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
-Chè
-Hồi, tam thất, đỗ trọng
-Đào, lê, táo, mận
-Rau ôn đới
-Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang
-Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn
-Lạng Sơn, Cao Bằng
-SaPa
b./ Tình hình phát triển và phân bố chăn nuôi:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
-Trâu
-Bò
-Gia súc nhỏ
-Chăn thả trong rừng với 1,7 triệu con=50% cả nước
-Lấy thịt + lấy sữa – trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn Lavới 900.000 con=18%cả nước.
-Lợn, dê(Lợn=5,8 triệu con=21% cả nước

File đính kèm:

  • docGADia_12Bai_32_20150726_042443.doc