Giáo án Địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Thành tựu:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng.

- Thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

+ Viện trợ ODA.

+ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: FDI.

+ Đầu tư gián tiếp của nước ngoài: FPI.

- Hợp tác về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực. được đẩy mạnh.

- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 14578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:
a) Bối cảnh:
- 30/4/1975, nước ta được giải phóng.
- Đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Mĩ bao vây, cấm vận Việt Nam.
- Khủng hoảng kéo dài, lạm phát ở mức 3 con số.
b) Diễn biến:
- Công cuộc Đổi mới manh nha từ 1979, trong lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100”, “khoán 10” và lan sang công nghiệp, dịch vụ.
- Đổi mới thực sự từ 1986 (Đại hội VI), với 3 xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu: 
- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài; lạm phát được đẩy lùi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) khá cao (giai đoạn 1987 – 2004, trung bình là 6,9%).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm kv I, tăng kv II, III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có nhiều chuyển biến.
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của người dân được cải thiện.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a) Bối cảnh: 
- Toàn cầu hóa đang là một xu thế lớn.
- Đầu 1995, Việt Nam – Hoa Kì bình thường hóa quan hệ.
- 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
- 1/2007, Việt Nam là thành viên 150 của WTO.
- Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn khác: AFTA, APEC...
b) Thành tựu: 
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng.
- Thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
+ Viện trợ ODA.
+ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: FDI.
+ Đầu tư gián tiếp của nước ngoài: FPI.
- Hợp tác về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực... được đẩy mạnh.
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.

File đính kèm:

  • docBai_1_Viet_Nam_tren_duong_doi_moi_va_hoi_nhap_20150726_042400.doc