Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Ngữ Văn 8 - Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Năm học 2015-2016 - Ngô Thị Ngần

4. Ý NGHĨA BÀI HỌC

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.

- Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.

- Đồng thời bản thân tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.

- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.

 Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được tác hại của bao bì ni lông với cuộc sống con người và môi trường, thấy được việc cần thiết phải bảo vệ môi trường thiên nhiên; môi trường cuộc sống ; sức khỏe của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. Nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ sức khỏe con người . Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án.

 Trong thực tế cá nhân tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Ngữ Văn 8 - Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Năm học 2015-2016 - Ngô Thị Ngần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
2. Kĩ năng: Biết cách: 
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến 1 vấn đề xã hội bức thiết.
* Kĩ năng sống: 
	- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao ni lông, giữ gìn môi trường.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tình thuyết phục trong thuyết minh, tính hợp lý trong kiến nghị của văn bản.
- Tự quản lý bản thân: kiên định hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: 
- Có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 
* Môn GDCD
Bài 14- GDCD 7: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu được những biện pháp để bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ môi trường, ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường; phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
Bài 7 – GDCD 6: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
1. Kiến thức: Hiểu được hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái.
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên; biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
- GDCD 8: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: HS nêu được ví dụ về sống có văn hóa ở khu dân cư VD không vứt rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan làng xóm, ...
* Môn Âm nhạc: HS nghe, bước đầu tiếp xúc và hiểu nội dung bài hát “Ngôi nhà của chúng ta” – Nhạc & Lời Huỳnh Phúc Liên ( Âm nhạc 8). Nội dung bài hát nói về việc tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ màu xanh trái đất với mặt trời, biển, dòng sông, cánh rừng xanh ...
* Môn Hóa học: HS nhận biết và giải thích được một số từ khó: Phân hủy, Pla-xtic, Điôxin... Hiểu tác hại của Điôxin với cơ thể con người.
* Môn sinh học: 
- HS giải thích 1 số thuật ngữ Sinh học 8: Tuyến nội tiết, Dị tật bẩm sinh . ..
- HS hiểu 1 số hiện tượng bao bì ni lông lẫn vào đất cản trở sự phát triển của thực vật của rễ cây, ngăn ngừa sự trao đổi chất (Bài 11 Sinh 6 – Sự hút nước và muối khoáng của rễ). Tiết 59 – 60 Sinh học 9 Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường địa phương. Tiết 58 Sinh 9: Ô nhiễm môi trường.
* Môn Mỹ thuật: HS vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em, chủ đề bảo vệ môi trường sống và tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông (Mỹ thuật 7).
* Môn Địa lí: Tích hợp Tiết 18 Địa 7 Bài Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa. Giáo dục HS cần trồng nhiều cây xanh để cải thiện bầu không khí xung quanh.
* Môn lịch sử: HS hiểu thêm về thời khì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta (1954-1975), Mỹ đã dải chất độc hóa học (đi-ô-xin) xuống Việt Nam; hiện nay chúng ta đang theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý ...
* Môn toán: HS tính ước lượng được số lượng bao bì ni lông bị xả thải ra môi trường hàng năm.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn học với Giáo dục công dân, Hóa học, Sinh học, âm nhạc,....
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
- Đối tượng dạy học của dự án là  học sinh.
- Số lượng: 28 học sinh.
- Số lớp thực hiện: 1.
- Khối lớp: 8/2 Trường THCS Nguyễn Trung Trực.
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học.
+ Dự án mà cá nhân tôi thực hiện là một tiết dạy môn Ngữ Văn lớp 8 đồng thời giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 8; 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
+ Các em là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS được hơn hai năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
4. Ý NGHĨA BÀI HỌC
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.
- Đồng thời bản thân tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
      Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được tác hại của bao bì ni lông với cuộc sống con người và môi trường,  thấy được việc cần thiết phải bảo vệ môi trường thiên nhiên; môi trường cuộc sống ; sức khỏe của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; vai trò của  môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. Nắm được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ sức khỏe con người. Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án.
      Trong thực tế cá nhân tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt..
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
Máy chiếu
Bảng nhóm
Bút lông
Giấy A4
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Do thời gian hạn chế sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu sản phẩm đã thiết kế đó là: Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án ngữ văn 8 tiết 39: Thông tin trái đất năm 2000. Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề: Tích hợp bảo vệ môi trường, tôi cần lồng ghép kiến thức môn Văn – Sinh – Hóa – Lý – Giáo dục công dânđể lí giải được các tác hại của bao bì ni lông, từ đó giúp các em đưa ra thông điệp: “Hãy nói không với bao bì ni lông”. Ngoài ra tôi còn đưa một số kiến thức liên quan đến giáo dục môi trường, chăm sóc sức khỏe cá nhân và cộng đồng xã hội.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* Nội dung:
1.Về kiến thức: 
Đánh giá ở 3 cấp độ:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng:
Đánh giá:
 - Rèn luyện năng cảm thụ một văn bản nhật dụng
 - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để nhìn nhận , đánh giá một vấn đề có tính chất nóng hổi trong .
3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh :
Ý thức , tinh thần tham gia học tập
Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.
 - GV đánh giá két quả ,sản phẩm của học sinh thông qua phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh
+ 6 học sinh đạt: điểm 9.
 + 8 học sinh đạt: điểm 8.
          + 10 học sinh đạt: điểm 7. 
          + 3 học sinh đạt: điểm 6.
 2. Sản phẩm tranh vẽ của học sinh
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 24/10/2015	 Ngày dạy: 02/11/2015 
Lớp 8/2. Tiết 39 – Văn bản: 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ vì hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Học sinh biết: 
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
Học sinh hiểu: 
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kỹ năng:
Học sinh thực hiện được:
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bàivăn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
Học sinh thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ phản hồi/ lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao bì ni lông, giữ gìn môi trường.
 3. Thái độ:
- Thói quen: Hạn chế dùng bao bì nilông.
- Tính cách: Kĩ năng sống: Tự quản bản thân: Kiên định hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giấy A4, bảng chữ cái A,B,C,D, nam châm, projector.
- Học sinh: Bảng nhóm.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
*. Bài tập trắc nghiệm:
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Nhận định nào sau đâu ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
“ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn”.
a. Tôi đi học.	b. Tức nước vỡ bờ.
c. Trong lòng mẹ.	D. Lão Hạc.
Câu 2: Các tác phẩm “Tôi đi học”, “ Những ngày thơ ấu”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc” được sáng tác vào thời kì nào?
a. 1900 – 1930.	b. 1930 – 1945
c. 1945 – 1954.	d. 1955 – 1975
2. Các tác phẩm truyện kí phản ánh được nội dung gì? Nghệ thuật đặc sắc nhất mà các văn bản thể hiện?
3. Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất vào thời gian nào? (2đ)
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài: Bảo vệ môi trường quanh ta, rộng lớn hơn là bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiệm vụ của chúng ta phải làm gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản: “Thông tin về trái đất năm 2000”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung:
GV hướng dẫn học sinh đọc: 
Yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
 Căn cứ vàophần đầu của văn bản, em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
GV cho học sinh giải nghĩa từ khó. 
Chú ývào các chú thích:
 - chú thích(1) Phân hủy : là hiện tượng hóa học phân chia thành những chất khác nhau không còn mang tính chất của chất ban đầu.
- Chú thích (2) Pla-xtíc –chất dẻo: còn gọi chung là nhựa –là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li-me. Túi ni-lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len(PE), Pô-li-prô-pi-len (pp) và nhựa tái chế. Nó có đặc tính là không thể tự phân hủy (không biến đi đâu được). Không giống như chất thải sinh hoạt giấy và thực vật .Chất dẻo này có thể tồn tại từ 20 đến trên 5000 năm.
 Em hãy cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc kiểu văn bản nào?
 Nhắc lại văn bản nhật dụng là gì?
 Văn bản nhật dụng: Nêu những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, mang ý nghĩa thiết thực đối với nhân loại.
 Thể loại?
 Đoạn trích có thể chia bố cục ra làm mấy phần?
 Gồm ba phần. 
- Phần 1: Từ đầu Từng khu vực: Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của Ngày Trái Đất.
- Phần 2:Tiếp theo ..môi trường: Tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng bao ni lông.
- Phần 3:Còn lại: Lời kêu gọi động viên mọi người tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
* Hoạt động 3: Đọc - Tìm hiểu văn bản:
Ở phần đầu sự kiện nào được thông báo? Do ai khởi xướng? Và khởi xướng từ bao giờ?
 Ngày 22 – 4 hàng năm được gọi là Ngày Trái Đất.
- Do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng năm 1970.
- Từ đó đến nay có 141 nước trên thế giới tham gia.
- Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất. 
 Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất bằng hành động cụ thể cụ thể nào? 
 Bằng hành động cụ thể: Một ngày không dùng bao bì ni lông.
GV cho học sinh xem tranh ảnh về việc sử dụng bao bì nilông.
 Bằng sự hiểu biết kết hợp với các hình ảnh trên, em hãy cho biết bao bì nilông có tác dụng gì?
 Rẻ, tiện dụng, nhẹ,
 Liệu bao bì nilông có ích chăng? và Tại sao Việt Nam lại lấy chủ đề “Một ngày không dùng bao bì nilông” nói riêng và thế giới nói chung lại nan giải trước bài toán xử lí bao bì nilông – rác thải sinh hoạt thì chúng ta đi vào tìm hiểu đặc tính của nó.
 Đặc tính cơ bản của bao bì nilông là gì?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút)
Nhóm 1: Bao bì nilông gây nên những tác hại nào?
Nhóm 2, 3: Theo em, hiện nay chúng ta có những biện pháp nào để xử lí bao bì nilông?
Nhóm 4: Bài viết đã đưa ra cách giải quyết tối ưu nào cho việc xử lí bao bì nilông?
Nhóm 1 trình bày các nhóm nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét ghi bảng.
+ Môi trường:
 Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 Cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn.
*GV : Cho hs quan sát một số tranh ảnh để nhận xét về tác hại của bao bì ni lông.
Tắc nghẽn các đường nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa.
 Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
Ở Mê-hi-cô người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhânlàm cho cá ở hồ nước chết nhiều là do rác thải nilông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. Tại vườn thú quốc gia Côbe ở Ấn Độ 90 con hưu đã chết do ăn phải đồ hộp nhựa.
 Hằng năm có 100.000 con chim, con thú biển chết do nuốt phải túi ni lông.
+ Sức khỏe của con người:
 Muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
 Đựng thực phẩm: 
 Tác hại cho não.
 Nguyên nhân gây ung thư phổi.
 Khi đốt: 
 Ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu.
 Ảnh hưởng đến các nội tiết tố.
 Giảm khả năng miễn dịch.
 Gây rối lọan chức năng.
 Gây ung thư.
 Dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
+ Ngoài ra bản thân túi nilông qua sử dụng đã là rác thải. Song cái đặc biệt của loại rác thải này lại thường được dùngđể gói đựng các loại rác thải. Rác đựng trong những túi nilông buộc kín sẽ khó phân hủy, sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất gây độc hại.
Rác thải nilông thường đổ chung với loại rác thải khác. Nó không tự phân hủy được lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác - hai điều kiện có thể làm phát triển các loại sinh vật có tác dụng làm cho các rác thải khác phân hủy nhanh. 
Ngoài ra, vứt bỏ bừa bãi túi nilông mất mỹ quan.
 GD học sinh bỏ rác đúng nơi quy định.
Nhóm 2 trình bày nhóm 3 nhận xét – Học sinh chất vấn – GV nhận xét ghi bảng.
- Chôn lấp: Túi nilông chủ yếu được sản xuất từ hạt PE(Pô-li-e-ti-len), PP(Pô-li-prô-pli-en) và nhựa tái chế, các loại nilông, nhựa có một đặc điểm là không tự phân hủytức không biến đi đâu được không giống như chất thải, giấy, thực vật(cuống rau, vỏ các loại quả, bã chè,)chất dẻo không thể bị côn trùng các mầm sống khác phân hủy, nó có thể tồn tại từ 20 đến 500 năm. Mỗi năm có đến hơn 400.000 tấn Po-li-ti-len được chôn lấp tại miền bác nước Mỹ. Nếu không phải chôn các loại rác này sẽ có biết bao đất để canh tác?
- Đốt: Phương pháp đốt rác thải ở Việt Nam chưa được phổ biến. Tuy nhiên, việc đốt rác thải nhựa, nilông lại có thể làm phát sinh các hiện tượng cực kì nguy hiểm. Do phải đốt rác ở nhiệt độ cao, các chất dẻo có thể tác dụng với các chất xúc tác ôxit kim loại vốn có sẵn trong rác giải phóng khí Pô-li-clo-bi-phe-nin có khả năng chuyển hóa thành đi-ô-xin. Khi chất thải pla-xtic bị đốt các khí độc thảy ra chứa thành phần cácbon có thể làm thủng tầng Ôzon, khói do đốt nilông có thể: ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu; ảnh hưởng đến các nội tiết tố; giảm khả năng miễn dịch; gây rối lọan chức năng; gây ung thư; dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
- Tái chế: Việc tái chế gặp phải khó khăn: 
+ Những người thu gom rác thường không hào hứng với bao bì nilông vì chúng quá nhẹ, bẩn, giá thành thấp.
+ Giá thành(ch phí) cho việc tái chế quá đắt, thường gấp 20 lần giá thành sản xuất một bao bì mới.
+ Các công-tơ-nơ đựng bao bì nilông cũ để tái chế rất dễ bị ô nhiễm. Nếu sơ ý để một bao bì nilông cũ còn sót vài cuống rau đi tái chế là có thể hủy bỏ cả công-tơ-nơ đó.
 Các giải pháp đều không khả thi.
Chúng ta đã đi vào tìm hiểu tác dụng và tác hại của bao bì nilông. Vậy em hãy nêu quan điểm của mình về bao bì nilông?
 Bao bì nilông lợi bất cập hại Hại nhiều hơn lợi, tổn thất, mất mát nhiều hơn nhiều lần so với lợi. 
Chúng ta phải làm gì để hạn chế việc bao bì nilông thải ra môi trường xin mời nhóm 4.
Nhóm 4 trình bày – Học sinh chất vấn – GV nhận xét ghi bảng.
Hạn chế việc dùng bao bì nilông bằng cách:
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilông (giặt phơi khô dùng lại).
- Không sử dụng bao bì nilông khi không cần thiết.
- Sử dụng chất liệu khác thay cho túi đựng bằng nilông.
- Tìm giải pháp hạn chế tác hại của bao bì nilông.
 Phần cuối văn bản, người viết đã kiến nghị gì?
 - Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm, là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài.
 - Hành động cụ thể của chúng ta “một ngày không dùng bao bì ni lông”
 Thế giới đã có lời kêu gọi như thế nào?
 Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể nêu sau?
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài. 
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là công việc trước mắt.
 Nếu thay từ “hãy” bằng từ “phải” thì nội dung có thay đổi gì không?
 “Hãy”: vừa mang tính thuyết phục, vừa mang tính mệnh lệnh, động viên, kêu gọi chia sẻ, đồng cảm moi người.
“Phải”: có tính mệnh lệnh mang tính bắt buộc đối với người tiếp nhận.
Hoạt động 4: Tổng kết.
GV cho học sinh xem đọan video. Hỏi:
 Sau khi xem xong đoạn phim, em có cảm nhận gì? Em sẽ hành động cụ thể như thế nào?
 Tác giả đã dùng phương pháp nào để làm sáng tỏ tác hại và lợi ích của việc giảm bớt chất thải nilông?
 Nêu tác dụng của cách thuyết minh này?
 Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, nên dễ hiểu, dễ nhớ.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Đọc: 
2. Tìm hiểu chung:
a. Hoàn cảnh ra đời của văn bản:
- Ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.
b. Thuật ngữ khoa học: 
- Phân hủy.
- Pla-xtic – chất dẻo.
- Ca-đi-mi.
- Đi-ô-xin.
- Tuyến nội tiết.
- Miễn dịch.
c. Kiểu văn bản: Nhật dụng.
d. Thể loại: Nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh.
e. Bố cục: 
Ba phần, hợp lí chặt chẽ.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao bì nilông.
- Tính không phân hủy của pla-xtíc 
* Tác hại:
+ Môi trường:
 Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 Cản trở sự phát triển của cỏ hiện tượng xói mòn.
 Tắc nghẽn các đường nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị vào mùa mưa.
 Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
+ Sức khỏe của con người:
 Muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
 Đựng thực phẩm: 
 Tác hại cho não.
 Nguyên nhân gây ung thư phổi.
 Khi đốt: 
 Ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu.
 Ảnh hưởng đến các nội tiết tố.
 Giảm khả năng miễn dịch.
 Gây rối lọan chức năng.
 Gây ung thư.
 Dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
*Biện pháp
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông 
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông.
- Thông báo tác hại của sử dụng bao ni lông cho mọi người.
2. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất 
- Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể “một ngày không dùng bao bì ni lông”.
lIII. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Nhận thức về tác dụng của 

File đính kèm:

  • docBai_du_thi_THLM.doc