Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiết 2)

- Xâm thực mạnh ở miền núi

 + Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.

 + Vùng núi có nhiều hang động, thung lũng khô

 + Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu

 + Đất trượt đá lỡ làm thành nón phóng vật ở chân núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (Tiết 2)
Tuần 10
Tiết 10
 	 Ngày soạn: 16/10/2014
 	Ngày dạy: 24/10/2014
I. MỤC TIÊU 
 Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
 - Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được nguyên nhân, biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua : địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
 - Hiểu được mặt thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất, và đời sống.
2/ Kĩ năng
 - Sử dụng các bản đồ tự nhiên, địa hình, thực vật, động vật để trình bày đặc điểm nổi bật về sông ngòi, đất đai, động thực vật và nhận xét mối qun hệ tác động qua lại giữa chúng.
 - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ.
3/ Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng đồi núi, đồng bằng
 - Thấy được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội., …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ địa hình Việt Nam. 
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bản đồ các hệ thống sông chính ở nước ta. 
2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK, Atlat ĐL Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta? 
3/ Bài mới.
 a) Vào bài: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã chi phối các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên nước ta, đó là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
 b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm, cả lớp
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận với nội dung sau:
 + Biểu hiện
 + Nguyên nhân
àNhóm 1: Địa hình
 Nhóm 2: Sông ngòi
 Nhóm 3: Đất
 Nhóm 4: Sinh vật
- Bước 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 7’
- Bước 3: Các nhóm trình bày, bổ sung; GV chuẩn kiến thức. 
- GV mở rộng:
 + Dựa vào hiểu biết của bản thân em hãy đề ra biện pháp nhằm hạn chế hoạt động xâm thực ở vùng đồi núi
 + Chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn của nước ta. Vì nsao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.
 + Đất feralit ảnh hưởng gì đến việc sử dụng đất trong trồng trọt
 + Dựa vào Atlat nhận biết nơi phân bố một số loại rừng chính của nước ta. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề
- Đọc SGK mục 3, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ví dụ chứng tỏ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và đời sống. 
àMột HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
à GV chuẩn kiến thức
II. Các thành phần tự nhiên khác:
1/ Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở miền núi
 + Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
 + Vùng núi có nhiều hang động, thung lũng khô
 + Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu
 + Đất trượt đá lỡ làm thành nón phóng vật ở chân núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
àNguyên nhân:
-Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ
- Bề mặt địa hình có dốc lớn, nham thạch dễ bị phong hóa
2/ Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Chế độ mưa theo mùa
àNguyên nhân: do ảnh hưởng của khí hậu phân hoá theo mùa, lượng mưa lớn,… 
3/ Đất:
- Quá trình feralit là quá trình đặc trưng, lớp vỏ phong hoá dày, dễ bị rửa trôi.
àNguyên nhân: do nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, lớp vỏ phong hoá dày
4/ Sinh vật:
- Hệ sinh thái đặc trưng là rưng nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh. Ngoài ra còn có: rưng gió mùa, rừng rụng là theo mùa…
- Sinh vật: đặc trưng là sinh vật nhiệt đới
àNguyên nhân: Do khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, nhiều mưa, nền nhiệt cao=> sinh vật phát triển mạnh
III. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống 
 * Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: 
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định. 
 * Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống 
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn: 
 + Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. 
 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc qản máy móc, thiết bị, nông sản. 
- Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1/ Tổng kết:
 - Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu tố địa hình, đất đai, sông ngòi?
 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua lớp vỏ sinh vật và cảnh quan?
 - Hoàn thành sơ đồ sau:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình nước ta
Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Nguyên nhân
2/ Hướng dẫn học tập:
 Trả lời câu hỏi cuối bài, soạn bài theo hướng dẫn câu hỏi 1,2; các câu hỏi in nghiêng trong bài 11
3/ Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 10 Tiet 10 Thien nhien nhiet doi am gio mua Tiet 2.doc