Giáo án Địa lý 10 cả năm

TIẾT 29: BÀI 26: CHƯƠNG VI: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I- Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần:

- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.

- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo nhóm nước.

- Nhận thức được các nguồn lực phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế đất nước sau này

 

doc101 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--> lượng bức xạ thay đổi -->
2- Biểu hiện của quy luật
a/ Sự phân bố của vòng đai nhiệt trên trái đất.
b/ Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
- 7 đai khí áp (mỗi bán cầu có 4 đai)
- 6 đới gió (mỗi bán cầu có 3 đới gió)
c/ Các đới khí hậu trên trái đất:
Có 7 đới khí hậu chính.
d/ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:
- Có 10 nhóm đất.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.
II- Quy luật phi địa đới:
1- Khái niệm:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan
- Nguyên nhân: 
+ Nguồn năng lượng bên trong trái đất
+ Phân chia bề mặt đất thành lục địa, đại dương, núi cao.
2- Biểu hiện của quy luật
Khái niệm
Nguyên nhân 
Biểu hiện
Quy luật đai cao
Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa
- Vành đai đất
- Vành đai thực vật
Quy luật địa ô
Sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ
- Sự phân bố đất liền và biển --> khí hậu khác nhau 
- Núi
Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ
4- Kiểm tra đánh giá:
Chứng minh quy luật địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lý
5- Hoạt động nối tiếp:
Câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
___________________________________________________________
Thứ.........ngày.......tháng.......năm 200....
tiết 25: phần II: địa lý kinh tế - xã hội
chương V: địa lý dân cư
Bài 22: dân số và sự gia tăng dân số
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động. Nguyên nhân chính là sinh đẻ và tử vong.
- Phân biệt được các tỷ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
- Biết cách tính tỷ suất sinh, tử, tỷ suất gia tăng tự nhiên.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỷ suất sinh, tử và tỷ suất gia tăng tự nhiên.
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ tuyên truyền vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
II- Thiết bị dạy học:
Bản đồ phân bố dân cư, đô thị trên thế giới, hình 22.3 sách giáo khoa.
III- Những kiến thức trọng tâm:
- Dân số trên thế giới hiện nay trên 6 tỷ người. Quy mô dân số các nước khác nhau và tốc độ gia tăng dân số nhanh.
- Tỷ suất gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số. Số dân ngày càng tăng do tỷ suất sinh cao hơn tỷ suất tử.
- Sự khác biệt rất lớn giữa sinh đẻ, tử vong ở các nhóm nước. Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh, bằng không hoặc âm.
- ý nghĩa của gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
IV- Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở.
- Thảo luận.
- Sử dụng các biểu đồ, lược đồ.
V- Hoạt động lên lớp:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
3- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1 (cá nhân): Học sinh đọc sách giáo khoa, mục 1, rút ra nhận xét về dân số thế giới (quy mô). Dẫn chứng
- Giáo viên bổ sung: Quy mô dân số khác nhau giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Ví dụ một số nước.
- Hoạt động 2 (cá nhân): Dựa vào bảng số liệu, nhận xét tình hình tăng dân số thế giới:
+ Tính thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và tăng gấp đôi.
+ Rút ra kết luận.
- Giáo viên bổ sung: 95% dân số tăng thêm ở các nước đang phát triển 
- Hoạt động 3: Học sinh làm việc theo cặp.
Đọc mục 1, nghiên cứu hình 22.2 và 22.3, cho biết:
- Tỷ suất sinh thô là gì ?
- Tỷ suất tử thô là gì ?
- Tỷ suất gia tăng tự nhiên là gì ?
- Nhận xét ở hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thế giới có mấy nhóm ? Gọi đại diện trình bày. Giáo viên bổ sung, củng cố kiến thức.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ suất sinh thô, tử thô.
- Vì sao tỷ suất tử thô ở các nước phát triển tăng ?
- Giáo viên đưa ra công thức tính
- Vì sao tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực tăng dân số.
- Theo hình 22.3, xác định Tg ở các nhóm nước trên thế giới.
- Hoạt động 4: Dựa vào sơ đồ sách giáo khoa nêu hậu quả gia tăng dân số ở các nước đang phát triển 
- Hoạt động 5: Học sinh nêu khái niệm gia tăng cơ học, ảnh hưởng của nó đối với gia tăng dân số. Vì sao ?
- Học sinh nêu công thức tính gia tăng dân số 
I- Dân số thế giới và tình hình phát triển dân số thế giới
1- Dân số thế giới:
- Năm 2001 là 6.137 triệu người 
- Giữa năm 1005 là 6.477 triệu người.
- Quy mô dân số các nước khác nhau.
2- Tình hình phát triển dân số thế giới 
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Thời kỳ 1804 - 1827 dân số từ 1 tỷ lên 2 tỷ người (cần 123 năm)
+ Thời kỳ 1987 - 1999 dân số từ 5 tỷ lên 6 tỷ người (chỉ cần 12 năm)
+ Thời gian tăng gấp đôi: 123 năm còn 47 năm.
--> Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn.
II- Gia tăng dân số:
1- Gia tăng tự nhiên:
a/ Tỷ suất sinh thô: 
- Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- Đơn vị: o/oo
- Tỷ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn.
b/ Tỷ suất tử thô:
- Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm
- Đơn vị: o/oo
- Tỷ suất tử thô giảm dần. Nước phát triển có chiều hướng tăng lên.
c/ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên:
- Là sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh thô và tử thô.
- Đơn vị: o/oo
- Là động lực tăng dân số.
- Có 4 nhóm:
+ Tg 0%: Nga, Đông Âu
+ Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mỹ, úc, Tây Âu
+ Tg = 1 - 1,9%: Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ.
+ Tg 3%: Công Gô, Mali, Yêmen
d/ ảnh hưởng của tình hình tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Sức ép kinh tế - xã hội - môi trường 
2- Gia tăng cơ học:
- Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Trên phạm vi toàn thế giới, nó không ảnh hưởng đến dân số.
3- Gia tăng dân số:
- Bằng tổng số giữa tỷ suất gia tăng tự nhiên và tỷ suất gia tăng cơ học.
- Đơn vị o/oo
4- Kiểm tra đánh giá:
Chọn câu đúng nhất:
A/ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là:
1- Sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô
2- Sự chênh lệch giữa tỷ suất tử thô và tỷ suất sinh thô
3- Cả hai phương án trên.
B/ Nêu khái niệm gia tăng dân số. Sự khác nhau giữa gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Công thức tính gia tăng dân số ấn Độ ở bài tập 1.
5- Hoạt động nối tiếp:
Làm bài tập sách giáo khoa.
___________________________________________________________
Thứ.........ngày.......tháng.......năm 200....
tiết 26: Bài 23: cơ cấu dân số 
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và phân biệt các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, theo lao động và trình độ văn hóa.
- Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ cơ cấu dân số.
- Học sinh nhận thức được dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.
II- Thiết bị dạy học:
Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
III- Những kiến thức trọng tâm:
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới, cách phân chia và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn lao động, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế, ảnh hưởng của gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo tuổi đến cơ cấu dân số theo lao động.
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Mối quan hệ giữa giáo dục với số lượng và chất lượng dân số.
IV- Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận, sử dụng lược đồ
V- Tiến trình tổ chức dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ:
- Tình hình dân số thế giới.
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và dân số cơ học.
3- Bài mới.
Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Giáo viên: Em hiểu cơ cấu dân số là gì 
- Nêu sự phân chia cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu sinh học (theo giới, độ tuổi)
+ Cơ cấu xã hội (theo lao động và trình độ văn hóa)
- Hoạt động 1: Giáo viên phân lớp thành các nhóm
+ Nhóm 1: Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới (khái niệm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào ?)
+ Nhóm 2: Cơ cấu DS theo tuổi (khái niệm, đặc điểm cơ cấu dân số trẻ)
+ Nhóm 3: Dân số trẻ và dân số già, ý nghĩa.
+ Nhóm 4: Ba kiểu tháp tuổi (đáy, đỉnh và cạnh), ý nghĩa
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày, giáo viên bổ sung.
TSnữ
- Nhóm 1: Bổ sung công thức tính tỷ số giới tính = 
Tỷ lệ nam so với tổng số dân
TSdân
 = 
- Nhóm 2: Tại sao dựa vào cơ cấu dân số theo tuổi biết được tỷ lệ sinh, tử, tuổi thọ...
- Giáo viên chuẩn kiến thức
- Nhóm 3: ở các nước phát triển thường có kiểu dân số gì ?
+ Khó khăn gì ?
+ Lấy ví dụ một số nước 
- Nhóm 4: Việt Nam thuộc kiểu tháp dân số nào ?
- Hoạt động 2 (cá nhân/cặp)
+ Dựa vào hình 23.2 cho biết dân số hoạt động theo khu vực kinh tế chia làm mấy nhóm, khu vực ? Là những khu vực nào ?
+ ở cả 3 nước, 3 khu vực có sự khác nhau như thế nào ? Nhận xét.
- Giáo viên bổ sung, củng cố:
+ Nước phát triển khu vực III cao nhất
+ Nước đang phát triển lại là khu vực I
+ Nêu xu thế trên thế giới hiện nay 
- Hoạt động 3 (cá nhân)
+ Nêu ý nghĩa kết cấu theo trình độ văn hóa.
+ Chỉ tiêu so sánh
+ Liên hệ Việt Nam 
- Giáo viên củng cố bổ sung 
I- Cơ cấu sinh học:
1- Cơ cấu dân số theo giới:
- Biểu thị sư tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, khác nhau giữa các nước.
- ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
2- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
- Là sự sắp xếp những nhóm người theo những nhóm tuổi nhất định, thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, nguồn lao động, khả năng phát triển của dân số.
- Có ba nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 (hoặc 64) tuổi
+ Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%
+ Thuận lợi:
+ Khó khăn:
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%
+ Thuận lợi:
+ Khó khăn:
- Tháp dân số (tháp tuổi)
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp tuổi
Mở rộng
Thu hẹp
ổn định 
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ TB.
II- Cơ cấu xã hội:
1- Cơ cấu dân số theo lao động:
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a/ Nguồn lao động 
- Dân số trong tuổi LĐ có khả năng tham gia LĐ
- Nhóm dân số hoạt động kinh tế
- Nhóm dân số không hoạt động kinh tế 
b/ Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế 
- Khu vực I: Nông, lâm, ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp, xây dựng 
- Khu vực III: Dịch vụ
Xu hướng tăng ở khu vực II và III
2- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa 
- Phản ánh trình độ học vấn và dân trí của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống.
- Dựa vào:
+ Tỷ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học người 25 tuổi trở lên
4- Kiểm tra đánh giá:
Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia 
5- Hoạt động nối tiếp:
Làm bài tập sách giáo khoa.
Thứ.........ngày.......tháng.......năm 200....
tiết 27:
Bài 24: phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hóa
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu đặc điểm phân bố dân cư thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
- Hiểu được đặc điểm và bản chất của đô thị hóa.
- Biết cách tính mật độ dân số, xác định vị trí các thành phố lớn trên bản đồ
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân cư thành thị.
II- Những kiến thức trọng tâm:
- Đặc điểm phân bố dân cư thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Những đặc điểm và chức năng chủ yếu của hai loại hình quần cư nông thôn và thành thị.
- Ba đặc điểm chính của đô thị hóa, mặt tích cực và tiêu cực của quá trình này
III- Phương pháp dạy học
IV- Thiết bị dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới 
- Hình 24 sách giáo khoa phóng to
V- Học sinh lên lớp
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1: Nêu tiêu chí đánh giá sự phân bố dân cư.
- Học sinh tính một số ví dụ cụ thể
- Hoạt động 2: Dựa vào bảng 24.1 nhận xét sự phân bố dân cư thế giới.
- Dựa vào bảng 24.2 nêu sự thay đổi về tỷ trọng phân bố dân cư thế giới theo thời gian.
- Nêu nguyên nhân
- Giáo viên bổ sung 
- Hoạt động 3: Vì sao có vùng đông dân, vùng thưa dân ? Cho một số ví dụ
- Hoạt động 4: Nêu sự phan loại các loại hình quần cư
- So sánh quân cư nông thôn và quần cư thành thị
- Hoạt động 5: Dựa vào bảng 24.3, nhận xét về sự thay đổi dân cư thành thị và nông thôn
- Dựa vào hình 24 nêu khu vực, châu lục dân cư thành thị cao ? Khu vực châu lục dân cư thành thị thấp
- Ví dụ về các thành phố dông dân
Mêhicô: 29,6 triệu dân
Saopaolô: 26 triệu dân
Sơun: 22 triệu dân
Thượng Hải: 15 triệu dân
- Hoạt động 6: Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội (làm ra giấy gọi học sinh đọc)
I- Phân bố dân cư
1- Khái niệm
- Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.
- Tiêu chí đánh giá: Mật độ dân số
- Đơn vị: Người/km2
2- Đặc điểm:
a/ Phân bố dân cư không đều trong không gian
- Năm 2005 mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2
- Có khu vực dân cư tập trung đông đúc như Tây Âu, Đông á, Trung nam á
- Có những khu vực dân cư thưa thớt như châu úc, Trung Phi, Bắc Mỹ
b/ Phân bố dân cư biến động theo thời gian
- Châu á giảm dần
- Châu Đại Dương, châu Phi, châu Mỹ tăng lên
3- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
- Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật
- Nhân tố tự nhiên: Khí hậu, tài nguyên
- Nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...
II- Các loại hình quần cư:
1- Khái niệm
2- Phân loại và đặc điểm
a/ Phân loại:
- Có hai loại hình quần cư chủ yếu
+ Quần cư nông thôn 
+ Quần cư thành thị
b/ Đặc điểm
QC nông thôn
- Xuất hiện sớm
- Mang tính chất phân tán
- Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
- Còn có tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch
QC thành thị
- Xuất hiện muộn
- Tính chất tập trung, mật độ cao
- Sản xuất công nghiệp là chủ yếu và dịch vụ
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị 
III- Đô thị hóa
1- Khái niệm
2- Đặc điểm
a/ Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Năm 2005 chiếm 48%
b/ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
- Thế giới có 270 thành phố > 1 triệu dân, 50 thành phố > 5 triệu dân
- Tập trung nhiều ở châu Mỹ, Nga, úc
c/ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
3- ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
a/ Tích cực:
Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công cụ lao động. Thay đổi sự phân bố dân cư, lao động.
b/ Tiêu cực
Đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa, nông thôn thiếu nhân lực, vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường 
4- Củng cố:
Nêu đặc điểm phân bố dân cư, nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
5- Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập trang 97
- Xem trước bài thực hành
___________________________________________________________
Thứ.........ngày.......tháng.......năm 200....
tiết 28: Bài 25: thực hành
phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hóa
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ
II- Phương pháp dạy học:
III- Thiết bị dạy học:
- Bản đồ treo tường: Phân bố dân cư và đô thị trên thế giới
III- Tiến trình lên lớp:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Đặc điểm, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa 
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1: Học sinh nêu yêu cầu bài thực hành
- Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng chú giải nêu vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ
+ Vì sao có vùng đông dân, có vùng thưa dân ? Lấy ví dụ về một số nước cụ thể
--> Gọi học sinh trả lời
- Giáo viên củng cố 
--> Học sinh hoàn thành bài thực hành
I- Yêu cầu
- Xác định khu vực thưa dân và khu vực dân cư tập trung đông đúc.
- Nhận xét, giải thích
II- Hướng dẫn:
- Dựa vào bảng chú giải, nêu vùng thưa dân, đông dân
+ Đại bộ phận dân cư cư trú ở bán cầu Bắc, tập trung chủ yếu ở lục địa á, Âu
+ Vùng đông dân: Đông á, Nam á, Tây Âu
+ Vùng thưa dân: Bắc Mỹ, úc, Bắc á,
Giải thích:
- Nhân tố tự nhiên: Dân cư, nguồn nhiều, địa hình, đất đai
- Nhân tố kinh tế - xã hội: Vai trò quan trọng hàng đầu
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Tính chất nền kinh tế 
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ
+ Chuyển cư
4- Kiểm tra đánh giá:
Học sinh hoàn thành bài thực hành tại lớp
5- Hoạt động nối tiếp:
___________________________________________________________
Thứ.........ngày.......tháng.......năm 200....
tiết 29: Bài 26: chương VI: cơ cấu nền kinh tế
I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.
- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo nhóm nước.
- Nhận thức được các nguồn lực phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế đất nước sau này
II- Thiết bị dạy học:
III- Phương pháp dạy học:
Đàm thoại, sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, thảo luận.
IV- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung chính
- Hoạt động 1:
- Có nhiều cách phân loại nguồn lực
- Dựa vào sơ đồ sách giáo khoa, nêu các nguồn lực phát triển kinh tế, phân tích từng nguồn lực
- Hoạt động 3: 
+ Nhóm 1: Nêu vai trò, ví dụ với nhóm nguồn lực vị trí địa lý
+ Nhóm 2: Nhóm nguồn lực tự nhiên
+ Nhóm 3: Nhóm nguồn lực kinh tế xã hội 
- Giáo viên bổ sung: Phải biết đánh giá đúng nguồn lực, khai thác lợi thế, khắc phục khó khăn, ví dụ các nước công nghiệp mới (NIC)
- Hoạt động 4: Dựa vào sơ đồ sách giáo khoa, nêu các bộ phận cấu thành cơ cấu nền kinh tế 
- Dựa vào bảng 26 nêu sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhận xét ở các nhóm nước, thế giới
- Liên hệ Việt Nam 
- Hoạt động 5: Dựa vào sơ đồ sách giáo khoa, nêu các bộ phận của cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ
- Giáo viên giải thích, làm rõ
I- Các nguồn lực phát triển kinh tế
1- Khái niệm:
- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định
2- Các nguồn lực
- Nguồn lực vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...)
- Tự nhiên (đất, khí hậu, khoáng sản, sinh vật...)
- Kinh tế - xã hội (dân cư, vốn, khoa học kỹ thuật...)
3- Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế 
- Vị trí địa lý: Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng.
- Nguồn lực tự nhiên: Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất --> tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: Vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể
II- Cơ cấu nền kinh tế:
1- Khái niệm
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
2- Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế
a/ Cơ cấu ngành kinh tế:
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng
- 

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_DIA_10CA_NAM_20150726_031517.doc