Giáo án Địa lý 10 - Bài 19: Sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

- Phân bố ở khoảng từ vĩ tuyến trên 650 - 800B, thuộc Bắc Mĩ, Á - Âu.

- NN: Do phần rìa phía Bắc của các châu lục này có KH cận cực lục địa, lạnh giá; mặt đất bị đóng băng kéo dài, mùa hạ băng tan một lớp trên mặtnước không thấm xuống sâunhiều đầm lầy, mưa ít.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14746 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 19: Sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19. SỰ PHÂN BỐ ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
Tuần 11
Tiết 22
Ngày soạn : 28/10/2014
Ngày dạy : 01/11/2014
I. MỤC TIÊU 
 Sau bài học, HS cần :
1/ Kiến thức 
 - Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.
 - Hiểu được quy luật phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
2/ Kĩ năng : 
 - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để nhận biết, trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất, giải thích nguyên nhân sự phân bố đó.
3/ Thái độ
 Quan tâm tới sự phân bố và những thay đổi của môi trường tự nhiên. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Giáo viên :
 - Phóng to hình 19.1, 19.2 – SGK
 - Bản đồ phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.
 - Atlat Đại cương.
2/ Học sinh :
 - SGK.
 - Một số tranh ảnh về các thảm thực vật trên Trái Đất (nếu có).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu đặc điểm của sinh quyển?
Câu 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh quyển?
3/ Bài mới
 a) Mở bài: GV yêu cầu 1 HS nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật, đất. GV ghi các nhân tố ảnh hưởng đến đất và sinh vật lên góc bảng.
 GV nói: Sự phân bố của sinh vật và đất trên bề Trái Đất có đặc điểm gì? Vì sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này.
 b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ CỦA SV VÀ ĐẤT THEO VĨ ĐỘ
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
2/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
 + Cho biết thế nào là thảm thực vật?
 + Sự phân bố các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
 + Sự phân bố của các thảm thực vật và đất tuân theo quy luật nào?
àHS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS dựa vào hình 19.1, 19.2, bảng hệ thống trang 69 SGK, kết hợp kiến thức đã học: 
+ Nhận xét sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất ? Giải thích vì sao? (sự phụ thuộc chặt chẽ của các thảm thực vật vào chế độ nhiệt ẩm của khí hậu, đất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu và thực vật).
+ Lấy ví dụ minh hoạ cho sự tương ứng về phân bố giữa khí hậu, thảm thực vật, đất
- Bước 3: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức
- Bước 4: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm dựa vào hình 19.1, 19.2, tranh ảnh và kiến thức đã học hoàn thành câu hỏi giữa bài trong SGK.
+ Nhóm 1, 2: Trả lời câu hỏi về thực vật và đất ở đài nguyên (Câu hỏi đầu tiên ở trang 71 SGK)
+ Nhóm 3, 4: Trả lời câu hỏi về thực vật và đất ở đới ôn hoà (Câu hỏi tiếp theo ở trang 71 SGK)
+ Trả lời câu hỏi về thực vật và đất ở đới nóng (Câu hỏi ở trang 72 SGK)
- Bước 5: Các nhóm quan sát, trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ
- Bước 6: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bản đồ treo tường về sự phân bố của các thảm thực vật và đất, các nhóm khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. 
à Với tình hình BĐKH hiện nay khi nhiệt độ TĐ tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các thảm thực vật ? ( Nhiệt độ tăng à thay đổi và dịch chuyển của các đới khí hậu à thảm thực vật tự nhiên thay đổi (có thể là nguy cơ đe dọa sự sống của các sinh vật)
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ CỦA SV VÀ ĐẤT THEO ĐỘ CAO
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
2/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề 
- Bước 1 : HS dựa vào hình 19.11 kết hợp kiến thức đã học hãy :
+ Nêu tên các vành đai thực vật, vành đai đất từ chân núi đến đỉnh núi ?
+ Nhận xét.
+ Giải thích ?
 - Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn kiến thức
- Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật chung sống trên một vùng rộng lớn.
- Các thảm thực vật và đất phân bố theo vĩ độ và độ cao địa hình.
I. Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ:
 Có sự tương ứng giữa sự phân bố của kiểu khí hậu với kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trong mỗi môi trường địa lí.
1/ Thực vật và đất đài nguyên:
- Phân bố ở khoảng từ vĩ tuyến trên 650 - 800B, thuộc Bắc Mĩ, Á - Âu.
- NN: Do phần rìa phía Bắc của các châu lục này có KH cận cực lục địa, lạnh giá; mặt đất bị đóng băng kéo dài, mùa hạ băng tan một lớp trên mặtànước không thấm xuống sâuànhiều đầm lầy, mưa ít.
2/ Thực vật và đất ôn đới: 
 - Phân bố trong khoảng vĩ độ 30 - 650.
- Vì khí hậu phân hoá đa dạng nên có nhiều thảm thực vật và nhóm đất.
- NN: do Kh có sự phân hóa thành nhiều kiểu (theo Đ – T, Đ – T)
3/ Thực vật và đất ở đới nóng
- Phân bố chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Nam và Đông Nam Á.
- Châu Âu không có thảm thực vật và đất của đới nóng vì châu Âu có vị trí chủ yếu ở đới ôn hoà.
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
- Sinh vật và đất có sự thay đổi rõ rệt theo độ cao. 
(Bảng kiến thức phần phụ lục)
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao dẫn tới sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP:
1/ Tổng kết:
1. Rừng lá kim phân bố ở vùng khí hậu nào?
A. Ôn đới hải dương. 	C. Cận cực lục địa.
B. Ôn đới lục địa (lạnh). 	D. Ôn đới lục địa nửa khô hạn.
2. Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp
A. Thảm thực vật
B. Nhóm đất chính
1. Rừng lá kim
2. Rừng lá rộng và hỗn hợp
3. Thảo nguyên
4. Rừng cận nhiệt ẩm
5. Rừng nhiệt đới ẩm
6. Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt
a. Đất đen
b. Đất đỏ vàng
c. Đất pôtdôn
d. Đất nâu đỏ
e. Đất nâu và xám
2/ Hướng dẫn học tập :
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Soạn bài mới theo yêu cầu
- Thế nào là lớp vỏ địa lý ?
- Khái niệm. biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lý
3/ Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
V. PHỤ LỤC :
Các đai đất và sinh vật theo độ cao ở sườn dãy Cap-ca
Độ cao
Đất
Thực vật
Trên 2800 m
Từ 2000 ->2800 m
Từ 1600 -> 2000 m
Từ 1200 ->1600 m
Từ 500 -> 1200 m
Từ 0 -> 500 m
Băng tuyết
Đất sơ đẳng xen lẫn đá
Đất đồng cỏ núi
Đất pôt dôn núi
Đất nâu
Đất đỏ cận nhiệt
Không có thực vật
Địa y và cây bụi
Đồng cỏ núi
Rừng lãnh xam
Rừng dẻ
Rừng sồi

File đính kèm:

  • docBai 19 Su phan bo sinh vat va dat tren Trai Dat.doc
Giáo án liên quan