Giáo án Địa lý 10 - Bài 17: Thổ nhưỡng, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

1/ Tổng kết:

1. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất là:

A. Con người. C. Sinh vật.

B. Thời gian. D. Địa hình.

2. Nhân tố đá mẹ có vai trò:

A. Cung cấp chất hữu cơ cho đất. C. Phân hủy 1 số tàn tích hữu cơ trong đất.

B. Hình thành tuổi đất. D. Cung cấp chất khoáng cho đất.

2/ Hướng dẫn học tập :

Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn bài theo hướng dẫn :

1. Sinh quyển là gì ?

2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đất và sinh vật.

3. Đất và thảm thực vật trên Trái Đất được phân bố như thế nào ? vì sao ?

3/ Rút kinh nghiệm:

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 - Bài 17: Thổ nhưỡng, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17. THỔ NHƯỠNG. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
Tuần 10
Tiết 20
Ngày soạn : 18/10/2014
Ngày dạy : 25/10/2014
I. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức :
 - Biết khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển.
 - Trình bày được vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đất.
2/ Kĩ năng:
 - Biết phân tích vai trò của từng nhóm nhân tố trong quá trình hình thành đất.
 - Quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
 - Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự hình thành đất.
3/ Thái độ
 Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Các tranh ảnh về tác động của con người trong việc sử dụng đất.
2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK.
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu đặc điểm của các loại sóng?
Câu 2. Trình bày thuỷ triều và dòng biển?
3/ Bài mới :
 a) Vào bài: Trái đất chúng ta có ¾ là đại dương, còn lục địa chỉ chiếm ¼ nhưng lại là nơi con người, sinh vật cư trú và phát triển. Vậy đất có vai trò gì đối với sự sống, đất được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ THỔ NHƯỠNG
1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở, 
- Bước 1 : HS dựa vào nội dung SGK, hình 17, hình ảnh về một số phẫu diện đất, kết hợp vơí vốn hiểu biết: 
 + Phân biệt các khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển
 + Trả lời câu hỏi : Em hãy cho biết vai trò của thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV giúp HS chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở, thảo luận
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 + Nhóm 1,2: Thảo luận 2 nhân tố đá mẹ và khí hậu: 
 àNhiệm vụ : Đọc mục 1, 2 trang 64 SGK kết hợp hiểu biết, cho biết:
- Đá mẹ là gì?
- Đá mẹ và khí hậu có vai trò gì trong việc hình thành đất?
- Tại sao lại nói đá mẹ có tính chất chi phối các tính chất cơ lí hoá của đất? Lấy ví dụ để chứng minh?
- Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng tới cường độ và chiều hướng của quá trình hình thành đất?
 + Nhóm 3,4: Thảo luận 2 nhân tố sinh vật và địa hình
àNhiệm vụ : Đọc mục 3, 4 trang 64 SGK kết hợp hiểu biết, cho biết:
-Vai trò của sinh vật trong việc hình thành đất
-Tìm các nhân tố của địa hình có liên quan đến sự hình thành đất.
- Độ dốc và hướng sườn ảnh hưởng tới sự hình thành đất như thế nào?
 + Nhóm 5,6: thảo luận 2 nhân tố là thời gian và con người
àNhiệm vụ : Đọc mục 5, 6 trang 65 SGK, kết hợp hiểu biết, cho biết:
- Thời gian có tác động như thế nào tới hình thành đất?
- Bước 2: HS làm việc theo nhóm trong 7’
- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
à GV giáo dục HS quý trọng tài nguyên đất thông qua các hoạt động canh tác của con người: đốt rừng làm nương rẫy, bón phân hữu cơ, thủy lợi,…
I. Thổ nhưỡng.
- Thổ nhưỡng: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển 
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa. Nơi tiếp giáp giữa sinh quyển, khí quyển, thạch quyển
II. Các nhân tố hình thành đất:
1/ Đá mẹ
2/ Khí hậu
3/ Sinh vật
4/ Địa hình
5/ Thời gian
6/ Con người
( Nội dung ở phần phụ lục)
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1/ Tổng kết:
1. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất là:
A. Con người.	C. Sinh vật. 
B. Thời gian.	D. Địa hình.
2. Nhân tố đá mẹ có vai trò:
A. Cung cấp chất hữu cơ cho đất. 	C. Phân hủy 1 số tàn tích hữu cơ trong đất. 
B. Hình thành tuổi đất.	D. Cung cấp chất khoáng cho đất.
2/ Hướng dẫn học tập :
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Soạn bài theo hướng dẫn :
1. Sinh quyển là gì ?
2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đất và sinh vật.
3. Đất và thảm thực vật trên Trái Đất được phân bố như thế nào ? vì sao ?
3/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
V. PHỤ LỤC:
1/ Phiếu học tập:
Dựa vào nội dung SGK, hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành PHT sau: 
Nhân tố
Vai trò trong việc hình thành đất
Ví dụ
Đá mẹ
Khí hậu
Sinh vật
Địa hình
Thời gian
Con người
2/ Thông tin phản hồi từ PHT:
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Nhân tố
Vai trò trong việc hình thành đất
Ví dụ
1. Đá mẹ
- Cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới
- Ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hoá của đất.
- Đá có nguồn gốc a xítà đất chua.
- Đá khác nhau à đất khác nhau.
2. Khí hậu
(nhiệt, ẩm)
- Tốc độ hình thành đất,tầng phong hoá dày hay mỏng.
- Phá huỷ đá, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất cho đất.
- Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.
- Khí hậu khác nhau à đất khác nhau
- Vùng nhiệt đới tầng phong hoá dày hơn vùng khí hậu lạnh.
3. Sinh vật
- Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ.
- Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất.
- Rễ cây góp phần phá huỷ đá.
- Vi sinh vật giúp phân huỷ chất hữu cơ.
4. Địa hình
- Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành đất.
- Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc tầng đất mỏng và dễ bạc màu nếu rừng bị phá.
- Địa hình bồi tụ: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng đến khí hậu àvành đai đất theo độ cao
Đồi núi nước ta chủ yếu là đất Feralit dễ bị xói mòn, đồng bằng là đất phù sa màu mỡ
5. Thời gian
- Tất cả quá trình hình thành đất đều cần có thời gian.
- Các miền tự nhiên khác nhau, quá trình hình thành đất khác nhauà tuổi của đất khác nhau.
- Miền nhiệt đới và cận nhiệt: tuổi đất già vì quá trình hình thành đất không bị gián đoạn.
- Miền cực và ôn đới: Tuổi đất trẻ.
6. Con người
Ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất thông qua hoạt động sản xuất.
- Tích cực: bón phân, trồng cây hợp líà bảo vệ đất, tăng độ phì cho đất.
- Tiêu cực: phá rừng, canh tác không hợp líàđất bạc màu.

File đính kèm:

  • docTuan 10 Tiet 20 Tho nhuong quyen.doc