Giáo án Địa lí Lớp 5 - Tuần 25: Châu Phi

I. Đặc điểm tự nhiên:

- Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ lục địa được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn. (vùng đất trũng thấp, rộng lớn, thường có núi bao quanh)

• Cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi

• Bồn địa: Nin Thượng, Côn-gô, Ca-la-ha-ri

• Các sông lớn của châu Phi: Nin, Ni-giê, Côn-gô, Dăm-be-di

- Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo vịnh, không có biển ăn sâu vào đất liền.

- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới (vì đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục và không có biển ăn sâu vào đất liền.)

1/3 diện tích chia làm hai mùa : mùa mưa và mùa khô.

• Nơi mưa nhiều,có rừng nhiệt đới phát triển.

• Nơi đủ độ ẩm thì có rừng thưa.

• Nơi mưa ít xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi gọi là xa-van.

- Đại bộ phận là hoang mạc và xa – van. Xa – ha - ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới.

- Châu Phi đứng thứ ba về diện tích trong các châu lục trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)

 

docx2 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 5 - Tuần 25: Châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Tuần 25: CHÂU PHI
Vị trí địa lí, giới hạn: 
Châu Phi gồm lục địa Phi và đảo Ma-da-ga-xca.
Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á.
Tiếp giáp:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ.
+ Phía Tây: Đại Tây Dương.
+ Phía Đông giáp Ấn Độ Dương.
+ Giáp với châu Á tại Ai Cập.
Đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa các châu lục.
Đặc điểm tự nhiên:
Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ lục địa được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn. (vùng đất trũng thấp, rộng lớn, thường có núi bao quanh)
Cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi
Bồn địa: Nin Thượng, Côn-gô, Ca-la-ha-ri
Các sông lớn của châu Phi: Nin, Ni-giê, Côn-gô, Dăm-be-di
Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo vịnh, không có biển ăn sâu vào đất liền.
 Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới (vì đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục và không có biển ăn sâu vào đất liền.)
1/3 diện tích chia làm hai mùa : mùa mưa và mùa khô.
Nơi mưa nhiều,có rừng nhiệt đới phát triển.
Nơi đủ độ ẩm thì có rừng thưa.
Nơi mưa ít xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi gọi là xa-van.
Đại bộ phận là hoang mạc và xa – van. Xa – ha - ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Châu Phi đứng thứ ba về diện tích trong các châu lục trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)
CÂU HỎI
Câu 1 Em hãy mô tả sơ lược về vị trí giới hạn của Châu Phi.
Câu 2 Đánh dấu × vào ô ☐ trước ý em cho là đúng
a) Đường xích đạo đi ngang qua phần nào của châu Phi?
☐ Bắc Phi
☐ Giữa châu Phi
☐ Nam Phi
b) Đại bộ phận lãnh thổ Châu phi là:
☐ Rừng rậm nhiệt đới
☐ Rừng thưa và xa van
☐ Hoang mạc và xa van
Câu 3 Em hãy nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của châu Phi.
Câu 4 Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng.
A. Đặc điểm khí hậu
B. Quang cảnh tự nhiên
Sắp xếp
1. Mưa nhiều
2. Mưa tương đối nhiều
3. Mưa ít
4. Mưa rất ít (khô hạn)
a) Hoang mạc
b) Rừng rậm nhiệt đới
c) Rừng thưa
d) Xavan (đồng cỏ cao, cây bụi)
Trả lời
A. Đặc điểm khí hậu
B. Quang cảnh tự nhiên
Sắp xếp
1. Mưa nhiều
2. Mưa tương đối nhiều
3. Mưa ít
4. Mưa rất ít (khô hạn)
a) Hoang mạc
b) Rừng rậm nhiệt đới
c) Rừng thưa
d) Xavan (đồng cỏ cao, cây bụi)
1 - b
2 - c
3 - d
4 - a
Câu 5 Chọn các ý dưới đây để điền vào sơ đồ sao cho phù hợp
a) Nằm trong vòng đai nhiệt đới
b) Châu Phi
c) Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
d) Không có biển ăn sâu vào đất liền
e) Diện tích rộng lớn
Trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_tuan_25_chau_phi.docx