Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tiết 27, Bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải Miền Trung - Năm học 2014-2015

1. Dạy bài mới:

2.1 Giới thiệu bài mới:

 Các em đã biết về ĐBBB và ĐBNB là hai ĐB lớn của nước ta. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một ĐB nữa ở miền Trung nước ta là đồng bằng duyên hải Miền Trung (ĐB DHMT). Để biết và hiểu rõ về ĐB DHMT chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 24 ĐB DHMT.

 GV viết tựa bài lên bảng, gọi 2-3 HS nhắc lại tựa bài.

2.2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

 Hoạt động 1: Các ĐB nhỏ hẹp với nhiều cồn các ven biển.

 GV treo và giới thiệu lược đồ dãi ĐB DHMT.

 Yêu cầu HS quan sát lược đồ và cho biết: Có bao nhiêu dải ĐB ở DHMT ?

 Các em quan sát và kể tên các ĐB đó? Gọi HS lên bảng xác định trên lược đồ.

 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nhìn vào bảng đồ các em hãy nhận xét vị trí của ĐB DHMT?

+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tiết 27, Bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải Miền Trung - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ sáu, ngày 13 tháng 3 năm 2015
	ĐỊA LÍ
Tiết:27	Bài 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Đọc tên và chỉ trên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Kĩ năng:
Đọc, nhận xét được tranh ảnh, lược đồ.
Mạnh dạng bày tỏ ý kiến cá nhân trước tập thể.
Thái độ:
Yêu thích học môn học Địa lý.
Yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
Các hình ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung: đèo Hải Vân, dãy Bạch Mã, 
Bảng phụ ghi các bảng biểu cho hoạt động.
 HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN (GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH (HS)
5 phút
3 phút
12 phút
12 phút
2 phút
Ổn định, kiểm tra bài cũ:
GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ hai vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB), đồng bằng Nam Bộ (ĐBNB).
Yêu cầu HS cho biết: hệ thống các dòng sông nào đã bồi đắp nên các vùng đồng bằng (ĐB) rộng lớn đó.
Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ những dòng sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long.
GV nhận xét.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: 
Các em đã biết về ĐBBB và ĐBNB là hai ĐB lớn của nước ta. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một ĐB nữa ở miền Trung nước ta là đồng bằng duyên hải Miền Trung (ĐB DHMT). Để biết và hiểu rõ về ĐB DHMT chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 24 ĐB DHMT.
GV viết tựa bài lên bảng, gọi 2-3 HS nhắc lại tựa bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Các ĐB nhỏ hẹp với nhiều cồn các ven biển.
GV treo và giới thiệu lược đồ dãi ĐB DHMT. 
Yêu cầu HS quan sát lược đồ và cho biết: Có bao nhiêu dải ĐB ở DHMT ?
Các em quan sát và kể tên các ĐB đó? Gọi HS lên bảng xác định trên lược đồ.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
Nhìn vào bảng đồ các em hãy nhận xét vị trí của ĐB DHMT?
Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng ?
Các em thấy các dãy núi chạy qua các ĐB này đến đâu?
GV giải thích thêm: Đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó. Dãy đồng bằng lớn duyên hải miền trung chỉ gồm các đồng bằng nhỏ hẹp xong tổng diện tích cũng khá lớn gần bằng diện tích ĐBBB.
Ở vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao do đó thường xảy ra hiện tượng gì ?
Để ngăn hiện tượng này người dân nơi đây phải làm gì ?
Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền trung ?
- Cho HS quan sát tranh ảnh về đầm phá cồn cát được trồng phi lao.
Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam:
Cho HS quan sát lược đồ chỉ trên lược đồ dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân, mô tả đường đèo Hải Vân.
Để đi từ Hếu vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế bằng cách nào ?
Đường hầm Hải Vân có ích lợi gì so với đường đèo ?
Khí hậu phía Bắc và phía Nam vùng đồng bằng duyên hải miền trung khác nhau như thế nào?
+ Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
+ Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền trung có thuận lợi cho dân sinh sống và sản xuất không ?
* Đây là vùng chịu nhiều bão lụt nhất cả nước, chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với dân vùng đó. 
GV hỏi
Vậy các em có biết bão, lục nhiều là do nguyên nhân gì không?
Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Ngoài ra cũng do rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt của con người không được xử lý đúng cách, mà thải ra biển. Nên chúng ta cũng phải biết bỏ rác đúng nơi qui định để góp phần bảo vệ môi trường nhé các em.
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK (trang 137)
Củng cố, dặn dò:
Gọi HS nhắc tên bài học.
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về xem lại bài vừa học, xem bài tiếp theo. Bài 25: Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT.
HS quan sát bản đồ GV vừa treo.
2 HS lên bảng thực hiện, các HS khác theo dõi nhận xét.
HS trả lời: Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp nên ĐBBB, hê thống sông Đồng Nai và sông Cữu Long bồi đắp nên ĐBNB.
HS lên bảng, chỉ trên bản đồ hệ thống sông ngòi Việt Nam.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại tựa bài.
HS quan sát.
HS trả lời: Có 5 dãy ĐB.
HS kể: ĐB Thanh - Nghệ - Tĩnh; ĐB Bình - Trị - Thiên; ĐB Nam -Ngãi; ĐB Bình Phú - Khánh Hòa; ĐB Ninh Thuận-Bình Thuận. HS lên bảng xác định trên lược đồ.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
Vị trí của ĐB này: nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Nam giáp ĐBNB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp Biển Đông.
Tên gọi của các đồng bằng này lấy từ tên của các tỉnh nằm trên đồng bằng đó.
Em thấy các dãy núi chạy qua các ĐB này ra đến biển.
HS lắng nghe.
Ở các đồng bằng này thường có hiện tượng di chuyển cồn cát.
Người dân nơi đây thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất.
Các đồng bằng duyên hải miền trung thường nhỏ hẹp nằm sát biển có nhiều cồn cát đầm phá.
HS quan săt tranh.
Chỉ và đọc được dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng. Mô tả: Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là sườn núi một bên là vực sâu.
Đi bộ trên đường đèo Hải Vân hoặc xuyên qua núi đường hầm Hải Vân.
Đường Hầm Hải Vân rút ngắn đường đi, dễ hạn chế tắc nghẽn giao thông do đất đá đổ xuống đường đèo xa hơn và không an toàn có nhiều khi đường bị sụp do mưa lớn nên ách tắc.
Khí hậu có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam. 
Khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa Đông và mùa Hạ. 
Khí hậu phía Nam không có mùa đông lạnh chỉ có mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
Do núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh đi. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chắn lại ở dãy núi này. Do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
Khí hậu đó gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt. 
HS lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi:
Bão, lụt nhiều là do nạn phá rừng.
Chúng ta cần phải bảo vệ rừng, trồng lại rừng .
HS lắng nghe.
HS đọc ghi nhớ.
HS nhắc lại tên bài học.
HS lắng nghe, thực hiện.

File đính kèm:

  • docBai_24_Dai_dong_bang_duyen_hai_mien_Trung.doc
Giáo án liên quan