Giáo án Địa lí 9 - Tuần 10, Tiết 19: Kiểm tra viết 1 tiết

Câu 2. (3,0 điểm)

 * Đặc điểm giao thông vận tải đường bộ.(2, 0 điểm)

- Tình hình phát triển: Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển (67,68%). Tổng chiều dài 205.000km.

- Các tuyến chính: quốc lộ1A, đường HCM, quốc lộ 5, 6, 7, 8, 9.

- Ưu điểm: Nhanh, cơ động đi được đến mọi nơi.

- Nhược điểm: Chở được ít, tốn nhiên liệu, ô nhiễm môi trường.

 * Việc phát triển dịch vụ điện thoại.(1,0 điểm)

 - Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới.

 - Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội.nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Tuần 10, Tiết 19: Kiểm tra viết 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 - Tiết 19 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT.
 Ngày soạn 18/10/2014
Ngày bắt đầu dạy: /10/2014
I. Xác định mục tiêu kiểm tra
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
 - Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: Địa lý dân cư; địa lý kinh tế
 - Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
II. Xác định hình thức kiểm tra
 Hình thức kiểm tra tự luận
III. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
 - Ở đề kiểm tra 1 tiết Địa lí 9, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 17 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Địa lý dân cư, 5 tiết (30%); Địa lý kinh tế 12 tiết (70%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên,kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: 
Chủ đề /Mức độ nhận thức
Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Địa lý dân cư
- Giải thích tình trạng thiếu việc làm, đề xuất hướng giải quyết.
- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động.
20%TSĐ = 2 điểm
%TSĐ = điểm
% TSĐ = điểm 
%TSĐ = điểm
100 % TSĐ = 2 điểm
Địa lý kinh tế
- Nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ.
-Vẽ, phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản
- Vẽ và nhận xét biểu đồ về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
80% TSĐ = 8 điểm
25% TSĐ = 2 điểm
37,5% TSĐ = 3 điểm
37,5% TSĐ = 3điểm
Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê 
TSĐ 10
TSC 03
2điểm = 20%TSĐ
3điểm = 30% TSĐ
5 điểm = 50% TSĐ
IV. Viết đề kiểm tra từ ma trận
Đề kiểm tra 1 tiết, Địa lí 9 – Đề 1.
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu đặc điểm ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu
Câu 2. ( 3, 0 điểm) Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa như thế nào? Những điều kiện thuận lợi để Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?
Câu 3. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau.
 Sản lương thủy sản (nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuồi trồng
2000
2250,5
1660,9
589,6
2002
2647,4
1802,6
844,8
2005
3474,9
1987,6
1487,0
2007
4197,8
2074,5
2123,3
 - Hãy vẽ biểu đồ hình miền thể hiện thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng ở nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
 - Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản
 Câu 4. (2,0 điểm) Tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta tương đối cao, song thực tế hiện nay nhiều công ty, xí nghiệp, cơ quan lại thiếu nhân lực. Vì sao? Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta.
 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10
- Hướng dẫn chấm:
+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
+ Ghi chú: Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
 Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm 
Câu 1. (2,0điểm). Đặc điểm công nghiệp khai thác nhiên liệu
-Vai trò: Cung cấp nhiên liệu cho các ngành khác và xuất khẩu
- Cơ cấu: gồm công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu, khí tự nhiên.
- Sản phẩm: Than, mỗi năm khai thác từ 15 - 20 triệu tấn. Dầu khí, hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí đã và đang được khai thác.
- Phân bố: Than ở Quảng Ninh; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
Câu 2. (3, 0 điểm)
Ý nghĩa (1, 5 điểm). 
Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm
Đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao
 Cải thiện đời sống nhân dân
Những điều kiện để Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh... (1, 5 điểm).
 Có vị trí địa lý đặc biệt
 Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
 Hai thành phố đông dân nhất nước ta, tập trung nhiều tài nguyên du lịch
 Câu 3: (3, 0 điểm) 
 - Xử lí số liệu: (0, 5 điểm)
 Sản lượng thủy sản (đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
2000
100
73,8
26,2
2002
100
68,1
31,9
2005
100
57,2
42,8
2007
100
49,4
50,6
-Vẽ biểu đồ hình miền có tên biểu đồ, chú giải hợp lí (1, 0 điểm)
- Nhận xét: (1, 5 điểm)Tổng lượng thủy sản qua các năm tăng (số liệu chứng minh). Thủy sản khai thác giảm…..(số liệu chứng minh). Thủy sản nuôi trồng tăng (số liệu chứng minh)
 Câu 4. (2, 0 điểm)
 -Tỉ lệ thất nghiệp cao song thiếu nhân lực vì thiếu lao động có tay nghề phù hợp với công việc... (0, 5 điểm)
 -Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động: Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề…nâng cao mức sống, nâng cao thể lực... (1,5 điểm)
 ĐỀ SỐ 2
 Câu 1. (2, 0 điểm) Nêu đặc điểm ngành công nghiệp điện ở nước ta.
 Câu 2. (3, 0 điểm) Trình bày đặc điểm loại hình giao thông vận tải đường bộ. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác dộng như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 3. (3, 0 điểm) Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta phân theo ngành năm 2000 và năm 2009. (đơn vị tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
129087,9
101043,7
24907,6
3136,6
2009
430221,6
306648,4
116576,7
6996,5
 Nguồn: Niên giám thống kê - 2011
- Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2009.
- Rút ra nhận xét.
 Câu 4. (2,0 điểm) Việc làm đang là vấn đề lớn và gay gắt ở nước ta. Em hãy đề xuất các hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta hiện nay. 
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
 Câu 1. (2, 0 điểm)
-Vai trò: phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
- Cơ cấu: gồm nhiệt điện và thủy điện
- Sản phẩm: Mỗi năm sản xuất 40 tỉ kWh điện
- Phân bố: Thủy điện: Hòa Bình, Trị An, Sơn La…; nhiệt điện Phả Lại, 
tổ hợp điện đạm Phú Mỹ
 Câu 2. (3,0 điểm)
 * Đặc điểm giao thông vận tải đường bộ...(2, 0 điểm)
- Tình hình phát triển: Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển (67,68%). Tổng chiều dài 205.000km.
- Các tuyến chính: quốc lộ1A, đường HCM, quốc lộ 5, 6, 7, 8, 9...
- Ưu điểm: Nhanh, cơ động đi được đến mọi nơi..
- Nhược điểm: Chở được ít, tốn nhiên liệu, ô nhiễm môi trường.
 * Việc phát triển dịch vụ điện thoại....(1,0 điểm)
 - Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới.
 - Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội...nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt..
 Câu 3. (3, 0 điểm)
 * Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ
 Tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 và năm 2009(%)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
100
78,3
19,3
2,4
2009
100
71,3
27,1
1,6
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau, biểu đồ năm 2000 có bán kính nhỏ hơn năm 2009 (vẽ năm 2009 nhỏ hơn năm 2000 không cho điểm)
- Có tên biểu đồ, chú giải phù hợp với từng ngành, điền số liệu % vào biểu đồ
 * Nhận xét: - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp (SLCM).
- Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, ngành chăn nuôi đứng vị trí thứ hai, còn dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ (SLCM).
 Câu 4. (2, 0 điểm)
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. 
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất; tăng cường hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng xuất khẩu. 
-Mở rộng các loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo.. 
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
 Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10 - Tiết 20 BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
 Ngày soạn: 20/10/2014
Ngày bắt đầu dạy: /11/2014
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau bài học Hs cần: 
 1. Kiến thức: Xác định được vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
 - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
 2. Kỹ năng: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
 - Phân tích bản đồ để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản của vùng.
 - Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
 3. Thái độ. Giáo dục học sinh biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Bồi dưỡng cho Hs ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
 4. Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho Hs các năng lực
 - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo, hợp tác 
 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Đối với giáo viên.
 - Lược đồ vùng tự nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
2. Đối với học sinh
 - Chuẩn bị Át lát địa lý Việt Nam
 - Tranh ảnh về thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định & kiểm tra bài cũ. (4’)
- Nước ta có mấy vùng kinh tế. Xác định trên bản đồ vị trí của từng vùng
2. Tiến trình dạy học. Giới thiệu bài: (1’) Trong bài 6 địa lí 9 ta đã biết hiện nay ở VN có 7 vùng kinh tế. Để phân chia các vùng kinh tế phải dựa vào những điều kiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần Sự phân hoá lãnh thổ trước hết ta tìm hiểu “ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1. Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn. .. (7’)
 - PP: sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề
- KT: đặt câu hỏi, hợp tác
- HT: cá nhân, nhóm
 + Bước 1: Gv giới thiệu về vùng kinh tế và sự phân vùng kinh tế trong cả nước.
 + Bước 2: Giáo viên treo bản đồ tự nhiên vùng TD và MNBB 
 - Xác định vị trí lãnh thổ của vùng?
- Đọc tên các tỉnh và nêu một số địa danh trong vùng?
 - Em hãy xác định vị trí giới hạn và tiếp giáp của vùng kinh tế ? Tên một số cửa khẩu trong vùng?
 + HS xác định; vùng địa đầu tổ quốc, gần kề chí tuyến Bắc, tiếp giáp: B- N- T- Đ.
 +GV chuẩn xác…….
 + Bước 3. Gv yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi về 
 -Vị trí địa lí có ý nghĩa tới tự nhiên, KT - XH của vùng ntn?
 + Hs cặp đôi suy nghĩ, thảo luận, thống nhất, đại diện cặp đôi trình bày, nhận xét
 + Gv chuẩn xác; Tự nhiên là nơi hội giao các luồng di cư sinh vật. Dễ dàng giao lưu KT-XH với trong và ngoài nước ….
 HĐ2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và TNTN (20’)
 -PP: hình thành kỹ năng xác lập mối quan hệ địa lý nhân quả, sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề
 - KT: đặt câu hỏi
- HT: bài lên lớp, cá nhân
 + Học sinh quan sát H17.1, B17.1 +kênh chữ mục 3 Sgk, Át lát
- Xác định trên bản đồ và nhận xét chung về đặc điểm địa hình của vùng?
 - Vùng có thể chia ra làm mấy tiểu vùng Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh của các tiểu vùng?
 + Hs : 2 tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc Đông Bắc: núi trung bình và thấp, hướng cánh cung hút gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh -> phát triển đa dạng các ngành nghề,kết hợp kinh tế miền núi và miền biển
Tây Bắc: núi cao nhất VN,hiểm trở,hướng Tây Bắc - Đông Nam -> chủ yếu phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp,chăn nuôi đại gia súc...
 - Nhận xét chung về khí hậu của vùng ?
- Xác định các mỏ khoáng sản và kể tên các loại khoáng sản của vùng.
 + Học sinh xác định
 + GV chuẩn xác
 - Ngoài khoáng sản vùng còn có tiềm năng gì? Nhờ đâu?
 + Hs: Trữ năng thuỷ điện lớn do có sông lớn chảy trên địa hình dốc.....Tài nguyên biển giàu có: sinh vật,bãi tắm,cảng….
 - Những thuận lợi và khó khăn của vùng?
HĐ3. Tìm hiểu dân cư – xã hội trong vùng
 (10’)
 - PP: sử dụng số liệu thống kê, giải quyết vấn đề..
- KT: đặt câu hỏi
- HT: bài lên lớp, cá nhân
 + Học sinh đọc SGK mục 3 + B17.2 + kiến thức trả lời: 
 - Vùng TD và MNBB là địa bàn cư trú của các dân tộc nào?
 + Hs: Đ Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông; Tây Bắc: Thái, Mường.
 - Vùng Đông Bắc và Tây Bắc có đặc điểm gì khác nhau về dân cư?
 + Hs: Đông Bắc dân cư đông đúc hơn
 + Gv y/c học sinh quan sát bảng 17.2.
- Nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
 - Dân cư, xã hội có những thuận lợi và khó khăn gì cho ptkt - xã hội?
- Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
 + Hs trả lời….
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
- Lãnh thổ: 100.965km2 (30, 7% diện tích cả nước, gồm 15 tỉnh thành), có đường bờ biển dài.
- Dân số dân số năm 2011 là 11.290.500 người
- Vị trí: Ở phía Bắc đất nước; giáp với Trung Quốc, Lào, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, biển Đông.......
- Ý nghĩa của vị trí địa lý, lãnh thổ: 
+ Giao lưu thuận lợi với các tỉnh phía nam Trung Quốc, thượng Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng..
+ Vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng...
+ Phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác và nuôi trồng hải sản, du lịch và giao thông vận tải biển)
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm chung: chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình
- Địa hình: Núi cao, chia cắt mạnh (vùng Tây Bắc); núi trung bình và đồi bát úp (vùng Đông Bắc) 
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông rất lạnh ở Đông Bắc và lạnh vừa ở Tây Bắc
- Khoáng sản: nhiều loại; than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxít, apa tít, đá xây dựng. .....
- Tiềm năng lớn về thuỷ điện, tài nguyên biển giàu có...
* Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển kinh tế đa ngành: Đông Bắc; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhiệt điện, trồng rừng, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.Tây Bắc; Thuỷ điện, trồng rừng, chăn nuôi
* Khó khăn: địa hình chia cắt, khí hậu thất thường, ks trữ lượng nhỏ với điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét; chất lượng môi trường bị giảm sút.....
III. Đặc điểm dân cư, xã hội 
* Đặc điểm
- Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mông, Dao, Tày. Người Việt cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch lớn giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
* Thuận lợi: Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt); đa dạng về văn hoá.
* Khó khăn: Trình độ văn hoá,khoa học kỹ thuật của người lao động còn hạn chế; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. 
 IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5’)
1. Tổng kết
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ cuối bài...
- Gv yêu cầu học sinh khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ... 
 Bài tập: sử dụng các cụm từ sau đây:
 a. Tập trung nhiều khoáng sản
 b. Nguồn thuỷ năng dồi dào
 c. Vùng biển đẹp và giàu tài nguyên
 d. Có khả năng chăn nuôi gia súc lớn
 e. Khí hậu phù hợp với cây cận nhiệt và ôn đới
=> Điền vào sơ đồ sau cho đúng.
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
ĐÔNG BẮC
TÂY BẮC
 2. Hướng dẫn học tập
-Học bài, hoàn thành bài tập
- Soạn tiếp tiết 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thanh Hải ngày. ..../10/2014 Thanh Hải ngày...../10/2014
Ký duyệt của Tổ chuyên môn Ký duyệt của Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docTuan 10 Dia 9.doc