Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Quảng Trường

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học: Học sinh cần

 1. Kiến thức:

- Nắm vững những tiềm năng lớn về kinh tế qua cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

 - Thấy rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

2. Kỹ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích các hoạt động kinh tế của vùng.

II- CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam

 - Lược đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:

 a) Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

2. Bài mới

 Giới thiệu bài: Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và quốc tế. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành kinh tế biển.

Đó là lợi thế vượt trội, có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng.

 

doc113 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Trường THCS Quảng Trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Hồng.
* Vẽ biểu đồ:
Giáo viên gọi một học sinh lên bản hướng dẫn cách vẽ đồng thời cả lớp cùng vẽ biểu đồ 3 đường( trong cùng một hệ trục toạ độ).
 - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Trục đứng( trục tung) thể hiện độ lớn của các đối tượng (dân số, sản lượng, bình quân lương thực/ đầu người). Trục hoành thể hiện thời gian
 - Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao của trục tung và độ dài của trục hoành để biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật và tính trực quan 
 - Căn cứ số liệu của đề bài ( Bảng 22.1) và tỉ lệ để tính toán, đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên hai trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang hết sức lưu ý đến tỉ lệ( nghĩa là khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ.''Từ 1995 đến 1998 cách 3 năm, từ 1998 đến 2000 đến 2002 cách 2 năm)".
 - Hoàn thành biểu đồ
 . Ghi số liệu vào biểu đồ
 . Nếu sử dụng kí hiệu cần có chú giải
 . Ghi tên biểu đồ
 Bài tập 2: 
Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21 hãy cho biết:
 a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
 +)Thuận lợi: đất đai, dân cư, trình độ thâm canh...
 +) Khó khăn trong sản xuất lương thực: khí hậu, ứng dụng tiến bộ...
- Đầu tư vào các khâu thuỷ lợi, cơ khí hoá khâu làm đất, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực - thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng; nguồn thực phẩm phong phú: Khoai tây và các loại rau
c) ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới bảo đảm lương thực của vùng
Tỉ lệ dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả. Do đó cùng với phát triển nông nghiệp bình quân lương thực đạt trên 400 kg/ người. 
Đồng bằng sông Hồng bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lương thực.
iv- củng cố
- Tóm tắt lại phương pháp vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu( chuyển 
 từ số liệu sang kênh hình), về mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực.
- Giáo viên gọi một học sinh học trung bình lên vẽ lại biểu đồ để uốn nắn một số em chưa nắm vững
- Nhận xét tuyên dương một số em có tinh thần xây dựng bài tốt
Tuyên dương nhóm chuẩn bị bài tốt
Những em nào chưa hoàn thiện về nhà làm tiếp.
v- Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập
- Xem trước bài: Vùng Bắc Trung Bộ
VI. rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….
Tiết 25 Ngày soạn: 21/11/2013
Ngày dạy: 23/11/2013
vùng bắc trung bộ
i- mục tiêu bài học
 Sau bài học: Học sinh cần
 1. Kiến thức
- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Bắc Trung Bộ 
 - Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
 2. Kỹ năng
 - Biết đọc lược đồ, biểu đồ và khai thác kiến thức trả lời theo câu hỏi.
 - Vận dụng tính tương phản không gian và lãnh thổ theo hướng Bắc Nam và Đông Tây trong phân tích một số vấn đề tự nhiên và dân cư trong điều kiện Bắc Trung Bộ.
ii- thiết bị dạy học
 - Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ( hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam)
 - Một số tranh ảnh vùng Bắc Trung Bộ.
iii- tiến trình dạy-học 
 1. Bài cũ: (Không)
2. Bài mới:
Lời giới thiệu: Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng, biển tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có những thiên tai gây khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động dũng cảm
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Giáo viên treo bản đồ tự nhiên Việt Nam 
? Hãy xác định giới hạn lãnh thổ 
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng 
Học sinh trả lời => Giáo viên chốt lại.
Quan sát H23.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu ở Bắc Trung Bộ?
Học sinh trả lời => Giáo viên bổ sung và chốt lại.
? Dựa vào H23.1 và H23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn --> Học sinh rút ra nhận xét
- Bằng kiến thức đã học hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
Học sinh đọc thông tin:
 Quan sát H 23.1 hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Tây và phía Đông của Bắc Trung Bộ.
Học sinh thảo luận nhanh
=> Rút ra nhận xét --> Giáo viên chốt lại
? Dựa vào bảng 23.2 nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
? Tầm quan trọng của các giải pháp kinh tế 
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Học sinh lên xác định trên bản đồ
- Là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ có vị trí càng thuận lợi thì cơ hội phát triển càng lớn.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Phía đông dải Trường Sơn Bắc chính là sườn đón gió gây mưa lớn, đón bão. Mặt khác Trường Sơn Bắc lại là nguyên nhân gây hiệu ứng phơn gió Tây Nam gây nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài vào mùa hè.
- Tiềm năng rừng, khoáng sản( sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng) phía bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn so với phía nam dãy núi này.
 Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.
- Bắc Trung Bộ là địa bàn thường xuyên 
xẩy ra thiên tai nặng nề như bão, lũ, gió 
Lào, cát lấn, cát bay, hạn hán....
3. Đặc điểm dân cư xã hội ở Bắc Trung Bộ
Hoạt động kinh tế và đời sống dân cư giữa vùng đồng bằng ven biển phía Đông và miền gò đồi phía Tây có sự khác biệt điều đó phản ánh ít nhiều ảnh hưởng của địa hình sườn Đông dãy
Trường Sơn Bắc.
àCó sự chênh lệch so với trung bình cả nước. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng còn thấp.
Các chỉ tiêu khác trong bảng cũng cho thấy rõ điều đó.
- Nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc.
3. Củng cố
 Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài tập nhanh
* Dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu vùng Bắc Trung Bộ 
 A. Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng TB - ĐN lại sát biển nên đón gió mùa mùa đông gây ra lũ lụt.
 B. Sườn phía đông dãy Trường Sơn Bắc là sườn đón gió bão cuối mùa hè từ biển Đông thổi vào và đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn nhiều nơi. Dãy Trường Sơn còn chắn gió Tây Nam về mùa hè tạo hiện tượng gió phơn gây khô hạn, tạo nguy cơ cháy rừng và thiếu nước.
 C. Dãy Trường Sơn Bắc có 2 nhánh đâm ra biển đón mưa lạnh về mùa đông và bão tố về mùa hè.
 D. Tất cả các câu trên.
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập, tập bản đồ.
- Trả lời các câu hỏi ở SGK
- Chuẩn bị cho tiết sau
5. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….
 Tiết 26 Ngày soạn: 26/11/2013
Ngày dạy: 28/11/2013
vùng bắc trung bộ (tiếp)
i- mục tiêu bài học
 Sau bài học: Học sinh cần
 - Hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.
 - Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ
 - Vận dụng tốt sự kết hợp kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi dẫn dắt.
 - Biết đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ. Tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sưu tầm tư liệu.
ii- thiết bị dạy học
 Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
iii- các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
 a) Điều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
 b) Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?
 2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:So với các vùng kinh tế khác trong nước, Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ phát huy các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế vùng.
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Quan sát hình 24.1 hãy nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở Bắc Trung Bộ?
( So với cả nước từ 1995- 2002?
 đến 2002 tự túc đủ ăn?)
? Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng?
( khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng, dân số...)
Quan sát H 24.3 xác định các vùng nông lâm kết hợp
? Dựa vào SGK và kiến thức đã học, cho biết các thế mạnh và thành tựu trong phát triển nông nghiệp.
? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ? ( phòng chống lũ quét, hạn chế: cát bay, cát lấn, tác hại của gió phơn Tây Nam, bão lũ...)
? Dựa vào H24.2 nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
 Quan sát H24.3 xác định các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, ti tan, đá vôi.
? Ngành công nghiệp nào có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ dựa vào nguồn khoáng sản nào trong vùng
? Cho biết những khó khăn của công nghiệp ở Bắc Trung Bộ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế.
(- do cơ sở hạ tầng yếu kém
 - hậu quả chiến tranh kéo dài).
Dựa vào H 24.3 Nhận xét hoạt động vận tải của vùng.
(- vị trí trên trục giao thông xuyên Việt và hành lang Đông Tây...
 - tầm quan trọng của các tuyến quốc lộ 7,8,9 nối liền các cửa khẩu biên giới Lào - Việt với cảng biển nước ta...)
GV: Kết luận
Giáo viên gợi ý học sinh xem kĩ lược đồ kinh tế.
? Tìm vị trí địa lí các thành phố: Vinh, Huế, Thanh Hoá.
? Xác định trên hình 24.3 những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố trung tâm kinh tế quan trọng.
A. tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
- Sản xuất lương thực kém phát triển hiện đang tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất.
- Có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng khai thác thuỷ sản, cây công nghiệp ngắn ngày( lạc), phát triển rừng( theo hướng nông lâm kết hợp) giảm thiểu thiên tai.
2. Công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1995 đến 2004 tăng rõ rệt.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.
3. Dịch vụ
Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước.
B. các trung tâm kinh tế
- Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng.
+ Thành phố Thanh Hoá là trung tâm kinh tế quan trọng ở phía Bắc.
+ Thành phố Vinh với một số ngành công nghiệp, dịch vụ lại gần cảng Cửa Lò và bãi biển cùng tên hấp dẫn khách du lịch vào mùa hè.
+ Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới - trung tâm du lịch miền Trung.
 3. Củng cố:
 Củng cố và hệ thống bài giảng bằng câu hỏi 1 - 2
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập đầy đủ
- Xem trước bài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
5. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 27 Ngày soạn: 29/11/2013
Ngày dạy: 30/11/2013
vùng duyên hải nam trung bộ
i- mục tiêu bài học
 Sau bài học: Học sinh cần
 1. Kiến thức:
- Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.
2. Kỹ năng:
 - Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng duyên hải miền Trung.
 Kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề của vùng.
ii- thiết bị dạy học
 Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ
 Tranh ảnh về vùng duyên hải Nam Trung Bộ
iii- các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Nêu những thành tựu, khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp của BắcTrung Bộ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng trong sự liên kết Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đồng thời kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. Sự phong phú của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng đặc biệt là kinh tế biển.
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Dựa vào lược đồ 25.1 hãy xác định vị trí, giới hạn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
. Hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa
. Các đảo: Lí Sơn, Phú Quý
? Quan sát hình 25.1 cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
( Gợi ý: dựa vào bảng phân tầng địa hình nêu vị trí, đắc điểm của đồng bằng, đồi núi, bờ biển...)
? Tìm trên bản đồ: 
- Các vịnh Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh?
- Các bãi tắm và các đặc điểm du lịch nổi tiếng?
GV: ( tham khảo phụ lục và kiến thức mở rộng hiểu biết cho học sinh về các địa điểm trên).
? Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điểm nổi bật của khí hậu trong vùng( mang tính chất nhiệt đới gió mùa và sắc thái khí hậu á xích đạo...)
? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng 25.1. 
- Nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển và đồi núi phía Tây.
? Dựa vào bảng 25.2 nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước
 Học sinh trả lời => Giáo viên bổ sung.
- Quan sát H25.2 và H25.3 em có nhận xét gì - Xác định các địa danh trên lược đồ.
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
 Học sinh lên xác định trên lượcc đồ.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Địa hình
Đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển 
- Núi, gò đồi phía Tây.
- Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu khô hạn nhất cả nước đặc biệt là các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
-Khí hậu khô hạn nhất cả nước hiện tượng sa mạc hoá xu thế mở rộng ,địa hình đồi cát ven biển chiếm diện tích lớn...Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng và trồng rừng được coi là giải pháp bền vững đển phát triển kinh tế rừng cải thiện đời sống.
3. Đặc điểm dân cư xã hội
Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây và Đông của vùng.
+Vùng gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, có một số điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Vùng Duyên hải phía Đông chủ yếu là địa bàn cư trú của người kinh và người Chăm, mật độ dân số cao. 
- Đời sống các dân tộc cư trú vùng núi phía tây còn nghèo khó.
 -Vùng còn nhiều khó khăn.
Tỉ lệ biết chữ của người lớn cao hơn tỉ lệ trung bình trong cả nước. 
- Địa bàn có nhiều di tích lịch sử ( phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới). 
3. Củng cố
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 và 3
4. Dặn dò:
- Làm bài tập và hoàn thành các bài tập trong tập bản đồ
- Chuẩn bị cho tiết sau
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 28 Ngày soạn: 04/12/2013
Ngày dạy: 05/12/2013
vùng duyên hải nam trung bộ ( tiếp theo)
i- mục tiêu bài học
 Sau bài học: Học sinh cần 
 1. Kiến thức:
- Nắm vững những tiềm năng lớn về kinh tế qua cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
 - Thấy rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
2. Kỹ năng:
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích các hoạt động kinh tế của vùng.
ii- các phương tiện dạy học
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam
 - Lược đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
iii- các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
 a) Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
2. Bài mới
 Giới thiệu bài: Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước và quốc tế. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành kinh tế biển.
Đó là lợi thế vượt trội, có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng.
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Dựa vào bảng 26.1 hãy nhận xét sụ phát triển của hai ngành trong nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
( Chăn nuôi bò và thuỷ sản là hai thế mạnh của vùng, thuỷ sản phát triển mạnh, liên tục qua các năm...)
* Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng?
( Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Vùng địa hình phía Tây - Chăn nuôi gia súc.
+ Vùng biển nhiều cá có giá trị, ven bờ nhiều đầm phá, vũng, vịnh.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mang sắc thái á xích đạo cho phép khai thác quanh năm, cho sản lượng lớn ...)
GV: Chốt lại
? Dựa vào SGK và kiến thức đã học cho biết tình hình sản xuất lương thực.
- Khó khăn lớn trong phát triển nông nghiệp là gì? 
( Khí hậu khô, bão, lũ lụt, cát, nước mặn xâm lấn...)
Dựa vào bảng 26.2 nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
GV: - Vùng có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề cao, năng động.
- Nhiều dự án quan trọng đang triển khai như:
+ Khai thác vàng ở Bồng Miêu
+ Khu công nghiệp Liêu Chiểu- Đà Nẵng.
+ Khu công nghiệp Dung Quất diện tích 10.300 ha
+ Khu kinh tế mở Chu Lai diện tích 3700 ha.
? Hoạt động giao thông (thuỷ, bộ) của vùng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển?
(- Vị trí địa lí: Bắc - Nam, Tây- Đông
- Phát triển nhiều loại hình dịch vụ...)
? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.
( Tài nguyên du lịch tự nhiên, Tài nguyên du lịch văn hoá lịch sử nổi tiếng).
? Xác định trên H 26.1 vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên.
( - Đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên.
 - Hành khách, hàng hoá xuất nhập khẩu của Tây Nguyên trong ngoài nước qua các tỉnh của vùng). 
A. tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
- Ngư nghiệp và chăn nuôi bò là hai thế mạnh của vùng.
+ Ngư nghiệp gồm nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chiếm 27, 4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.
+ Chăn nuôi bò phát triển ở vùng đồi núi phía Tây.
- Sản xuất lương thực phát triển kém, sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn cả nước.
- Thiên tai là khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp.
2. Công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Tốc độ tăng trưởng khá cao
- Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác khá phát triển.
3. Dịch vụ
B. các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà cả với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
3. Củng cố:
 Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
 4. Dặn dò:
- Tiếp tục làm bài tập ở tập bản đồ và SGK
- Chuẩn bị cho tiết thực hành
5. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Tiết 29 Ngày soạn: 04/12/2013
Ngày dạy: 07/12/2013
thực hành: Kinh tế biển
của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ
i- mục tiêu bài học
 Sau bài học: Họ

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 9.doc