Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 22, Bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng

- GV phân nhóm hoạt động

+ Nhóm 1: Dựa vào H20.1, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?

+ Nhóm 2: Quan sát hình 20.1 kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở vùng ĐBSH? Tại sao đất được coi là tài nguyên quý nhất?

 +Nhóm 3:Tìm hiểu tài nguyên khí hậu của vùng?

+ Nhóm 4: Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá có trong vùng

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 22, Bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2014
 Bài 20. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Tiết 22 Ngày dạy: 30/10/2014
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1.Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhận biết biểu hiện của sự biến đổi khí hậu.
2. Kĩ năng:
 - Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn, sự phân bố tài nguyên của vùng Đồng bằng sông Hồng 
 - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
3. Thái độ: 
- HS có tình yêu quê hương, đất nước, có thái độ tích cực trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên	
- Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Tranh ảnh về vùng Đồng băng sông Hồng.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Atlat địa lí VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 
9A1……………................................, 9A2……………...............................,9A3……………………...., 9A4……………………....................., 9A5………………………….........., 
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn các em cùng phân tích trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng (7 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học :Giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:
- GV treo bản đồ tự nhiên vùng ĐBSH.
- Gọi học sinh lên xác định giới hạn của vùng và vị trí đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ trên bản đồ
 Bước 2:
- Diện tích của ĐBSH?(h ọc sinh yếu kém)
- Nêu ý nghĩa KT- XH của vùng?
- GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; nhóm
*Phương pháp dạy học : Diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1: 
- GV phân nhóm hoạt động
+ Nhóm 1: Dựa vào H20.1, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư? 
+ Nhóm 2: Quan sát hình 20.1 kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở vùng ĐBSH? Tại sao đất được coi là tài nguyên quý nhất?
 +Nhóm 3:Tìm hiểu tài nguyên khí hậu của vùng?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá có trong vùng
Bước 2: 
Đại diện các nhóm trình bày.GV chuẩn kiến thức.
* ý nghĩa của sông Hồng: 
- Bồi đắp phù sa. 
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp
- Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
- Là đường giao thông quan trọng
* Tầm quan trọng của hệ thống đê
- Ngăn lũ lụt, bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân và vùng đồng bằng.
- Hạn chế: Ngăn mất lượng phù sa vào đồng ruộng, hình thành các ô trũng.
 - Liên hệ các biểu hiện của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của vùng:
Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, nắng nóng, khô hạn diễn ra trong những năm gần đây ở Đồng bằng sông Hồng đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư- xã hội của vùng (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:
 Dựa vào hình 20.2 và kiến thức đã học
- So sánh mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Cho biết dân cư tập trung đông đúc có thuận lợi, khó khăn gì với phát triển kinh tế và xã hội của vùng? Nêu cách khắc phục?
- HS trình bày.GV chuẩn kiến thức.
 Bước 2:
- HS quan sát bảng 20.1 nhận xét tình hình dân cư, xã hội của đồng bằng sông Hồng với cả nước.
 - Cho biết kết cấu hạ tầng nông thôn của vùng có đặc điểm gì?
-Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của vùng ( mật độ đô thị dày, một số đô thị hình thành từ lâu đời)
- HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức.
I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Diện tích: 14.860km2
Phía Bắc, Tây: giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ
- Đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của đất nước.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đặc điểm:
+ Đồng bằng thấp, nhiều ô trũng. 
+ Đất: chủ yếu là đất phù sa do châu thổ sông Hồng bồi đắp.
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào.
+ có vịnh Bắc bộ giàu tiềm năng.
- Thuận lợi: 
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh
+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể :đá vôi, than nâu, khí tự nhiên.
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đặc điểm: số dân đông, mật độ dân số cao nhất nước (1353 người/km2 - 2012); nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).
- Khó khăn: 
+ Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (6 phút)
- GV yêu cầu HS lên xác định vị trí các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 / trang 75 (sgk)
2. Hướng dẫn học tập (1 phút):
- Dặn dò học sinh về nhà ôn bài, tìm hiểu các ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia 9 tuan 11 tiet 22.doc