Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 19, Bài 17: Sự phân hóa lãnh thổ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Bước 1:

GV chia lớp 6 nhóm thảo luận.

- Nhóm 1+3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Nhóm 2+5: Tìm hiểu những thuận lợi về tự nhiên của vùng.

- Nhóm 4 +6: Trình bày những khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Bước 2:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề thảo luận

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.

Bước 3:

GV gọi HS lên xác định các dãy núi cao, vị trí các mỏ khoáng sản chính (than, sắt, thiếc, .), các nhà máy thủy điện nằm trên các dòng sông nào,các địa điểm du lịch,.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6086 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 19, Bài 17: Sự phân hóa lãnh thổ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 17 /10/2014
Tiết 19. Ngày dạy:20 /10/2014
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài 17. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :Qua bài học, HS cần đạt được: 
1. Kiến thức : 
 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
 - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng
2. Kĩ năng : 
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản của vùng.
- Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,…
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:	
 - Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
 - Bản đồ tự nhiên Việt nam. 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tập Atlat Địa lí Việt Nam 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định ( 1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1……………….., 9A2…………………, 9A3……………….., 9A4………………………, 9A5……………………………, 
2.Kiểm tra bài cũ ( 3 phút): 
 Nhận xét bài làm kiểm tra 1 tiết của học sinh.
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế…Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng phân tích trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ( 5 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Em hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? 
 + Nằm ở phía nào của nước ta ?
+ Vùng này giáp các vùng nào, giáp biên giới với những nước nào ?
Bước 2: HS xác định ranh giới trên bản đồ.GVchuẩn xác kiến thức trên bản đồ. 
 - Giao lưu thuận tiện với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thượng Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ=> Phát triển kinh tế, dịch vụ.
- Có vùng biển giàu tiềm năng du lịch và hải sản.
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( 15 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm
*Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1: 
GV chia lớp 6 nhóm thảo luận.
- Nhóm 1+3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
- Nhóm 2+5: Tìm hiểu những thuận lợi về tự nhiên của vùng.
- Nhóm 4 +6: Trình bày những khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
Bước 2:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề thảo luận
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
Bước 3: 
GV gọi HS lên xác định các dãy núi cao, vị trí các mỏ khoáng sản chính (than, sắt, thiếc, ...), các nhà máy thủy điện nằm trên các dòng sông nào,các địa điểm du lịch,...
Bước 4:
GV giáo dục về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn , sử dụng và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
− Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối diễn ra trong những năm gần đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư – xã hội ( 15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm
*Phương pháp dạy học : vấn đáp, giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào?( HS yếu) 
Bước 2: 
Dựa vào bảng 17.2 thảo luận theo nhóm:
-Nhóm lẻ: Nhận xét sự chênh lệch về trình độ phát triển dân cư (mật độ dân số, gia tăng tự nhiên, tuổi thọ TB, tỷ lệ dân thành thị) giữa 2 tiểu vùng?
-Nhóm chẵn: Nhận xét sự chênh lệch về trình độ phát triển xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ người biết chữ) của 2 tiểu vùng? 
- Cả 2 nhóm:
+ Rút ra nhận xét chung sự phát triển dân cư, xã hội của 2 tiểu vùng.
+ Dựa vào bảng 17.2 cột “cả nước” cho biết sự phát triển dân cư, xã hội của miền Bắc so với mức trung bình cả nước.
+ Để nâng cao mức sống người dân miền Bắc Bộ, Nhà nước cần có những chính sách gì?
Bước 3:
 HS trình bày kết quả của nhóm mình. Gv chuẩn xác kiến thức.
Bước 4:
- Nêu những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ?
- HS trả lời,GV chuẩn xác kiến thức, tổng kết bài.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ : 
- Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước
Phía bắc giápTrung Quốc
Phía Tây giáp Lào
Phía nam giáp Bắc Trung Bộ
Phía Đông Nam giáp vùng ĐBSH .
 - Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : 
- Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ lượng thủy điện dồi dào.
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…
III. Đặc điểm dân cư – xã hội : 
- Đặc điểm: 
+ Là địa bàn cư trú của nhiều d.tộc ít người : Tày , Mường , Dao , Mông ,Thái … Người Kinh sinh sống hầu hết ở các địa phương
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc : Đông Bắc phát triển hơn so với vùng Tây Bắc.
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
+ Đa dạng về văn hóa.
- Khó khăn: 
+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết ( 5 phút):
- Gọi hs xác định lại ranh giới của vùng trên bản đồ tự nhiên Việt nam. 
- Hãy trình bày các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng trên bản đồ ? 
2. Hướng dẫn học tập( 1 phút):
- Học bài cũ , trả lời 3 câu hỏi sgk.
- Chuẩn bị bài mới : Vùng núi và trung du BB ( tt ) 
V. PHỤ LỤC:
 Tiểu vùng 
Đặc điểm
Tây Bắc
Đông Bắc
TD Bắc Bộ
Địa hình
 Núi cao, chia cắt sâu, địa hình hiểm trở
 Núi TB và núi thấp, hình cánh cung
- ĐH đồi bát úp xen những cánh đồng thung lũng bằng phẳng
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
Khí hậu
 NĐÂ có mùa đông ít lạnh hơn ĐB
 NĐÂ có mùa đông lạnh nhất cả nước
Tài nguyên
 Tài nguyên nguyên thủy điện phong phú nhất cả nước
 – Tài nguyênkhoáng sản giàu có nhất cả nước
- Tài nguyên rừng
Thế mạnh kinh tế
 - Phát triển thủy điện
- Trồng rừng, cây CN lâu năm
- Chăn nuôi gia súc lớn
– Khai thác khoáng sản
- trồng rừng, cây CN, cây dược liệu, rau quả
- Du lịch sinh thái
- Phát triển kinh tế biển
 – Phát triển vùng chuyên canh cây CN
- XD khu CN, khu đô thị
Khó khăn
+Địa hình chia cắt => giao thông khó khăn.
+Khí hậu bất thường.
+Khoáng sản trữ lượng nhỏ, khai thác khó khăn.
+Chất lượng môi trường bị giảm sút.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDia 9 tuan 10 tiet 19.doc