Giáo án Địa lí 8 - Tuần 34

 Hoạt động 5:

Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách tổng hợp điều kiện tự nhiên theo 1 khu vực địa lí.

 

 

 

- Sau khi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức.

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn 15/4/09	
Tiết 48 	 Ngày dạy:	
Bài 40:
THỰC HÀNH ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
I. Mục đích .
 1/Kiến thức: HS cần hiểu:
 - Cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự tự nhiên .
 - Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên.
 - Sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên theo một tuyến cắt cụ thể dọc Hoàng Liên Sơn, từ Lào Cai tới Thanh Hóa.
 2 Kỹ năng:
 - Củng cố và rèn luyện các kỹ năng đọc, tính toán, phân tích, tổng hợp, bản đồ, biểu đồ, lát cắt, bảng số liệu.
 - Hình thành quan điểm tổng hợp khi nhận thức, nghiên cứu về 1 vấn đề địa lí.
3/Thái độ:
 II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam.
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Lát cắt tổng hợp trong SGK, H40.1
 2/Học sinh: 
 - Chuẩn bị bài trước ở nhà,
 - Thước kẻ có chia mm, máy tính. 
III. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ. (Không)
 3. Bài mới : 
 à Vào bài :
 Đặc điểm cơ bản của địa lí tự nhiên Việt Nam là một đất nước mang sắc thái tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất bán đảo với cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa rất đa dạng trong không gian. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và bị phân hóa của lãnh thổ, ta cùng thực hành bài hôm nay.
Hoạt động của GV 
à Hoạt động 1:
* Xác định yêu cầu của bài thực hành.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Giới thiệu các kênh thông tin trên H 40.1.
à Hoạt động 2:
* Xác định hướng cắt và độ dài A-B
? Lát cắt chạy từ đâu? Đến đâu?
? Xác định hướng cắt A-B
? Tính độ dài A-B?
? Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào?
à Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ kênh hình qua hệ thống câu hỏi có định hướng.
? Lát cắt đi qua các loại đá nào? Phân bố ở đâu?
? Lát cắt đi qua các đất nào? Phân bố ở đâu?
? Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
à Hoạt động 4: 
 Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một trạm khí tượng.
? Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và mưa của 3 trạm khí tượng, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
? Đặc điểm chung của khí hậu khu vực là gì? 
à Hoạt động 5: 
Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách tổng hợp điều kiện tự nhiên theo 1 khu vực địa lí.
- Sau khi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động của học sinh 
-1 HS đọc đề bài.
-Quan sát và trả lời.
- Các khu vực địa hình: núi cao, cao nguyên, đồng bằng.
- HS khai thác kiến thức từ kênh hình qua hệ thống câu hỏi có định hướng.
- Hoạt động của 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một trạm khí tượng.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách tổng hợp điều kiện tự nhiên theo 1 khu vực địa lí.
=> Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét
Nội dung
1. Đề bài
Đọc lát cắt trên sơ đồ.
2. Yêu cầu và phương pháp làm bài
a.
- Lát chạy từ Hoàng Liên Sơn đến Thanh Hóa 
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- 360km.
- Qua các khu vực địa hình: núi cao, cao nguyên, đồng bằng
b. Các thành phần tự nhiên
+ Đá: 4 loại đá chính.
+ Đất: 3 kiểu đất.
+ T/luật: 3 kiểu rừng (3 vành đai thực vật).
c. Sự biến đổi khí hậu trong khu vực.
- Là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Tuy nhiên do yếu tố vị trí địa lí, địa hình mỗi kiểu khí hậu nên khí hậu có biến đổi từ đồng bằng lên vùng núi cao.
3. Tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo khu vực.
ĐKTN/ 
 Khu Vực
Núi cao Hoàng Liên Sơn
Cao nguyên Mộc Châu
Đồng bằng Thanh Hóa
Độ cao địa hình
- Núi trung bình và núi cao > 2000 – 3000m
- Núi thấp < 1000m
Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.
Các loại đá
- Mắc ma xâm nhập và phun trào.
- Trầm tích hữu cơ (đá vôi)
- Trầm tích phù sa
Các loại đất
- Đất miền núi cao
- Feralit trên đá vôi
- Đất phù sa trẻ.
Khí hậu
- Lạnh quanh năm, mưa nhiều.
- Cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
- Khí hậu nhiệt đới.
Thảm thực vật
- Rừng ôn đới trên núi
- Rừng và đồng cỏ cận nhiệt (vùng chăn nuôi bò sữa).
Hệ sinh thái nông nghiệp.
? Qua bảng tổng hợp trên hãy cho nhận xét về các quan hệ giữa loại đá và loại đất? (Đất phụ thuộc vào đá mẹ và các đặc điểm tự nhiên khác).
? Quan hệ giữa độ cao địa hình và khí hậu? ( Khí hậu thay đổi theo độ cao)
? Quan hệ giữa khí hậu và khí hậu? (Sự thay đổi các kiểu rừng theo sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa).
4. Củng cố:
 ? Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn? Cao nguyên Mộc Châu? Đồng bằng Thanh Hóa?
 ? Loại đá trầm tích hữu cơ là loại đá chủ yếu của khu vực nào?
 ? Nêu các kiểu rừng chủ yếu của cao nguyên Mộc Châu?
5. Dặn dò: 
 - Học bài củ.
 - Đọc, tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.
à Rút kinh nghiệm.
**********&&&*********
Tuần 34. Ngày soạn:17/4/09
Tiết 49 . Ngày dạy:
	Bài 41:Miền Bắc Và Đông bắc BắcBộ.
I/Mục tiêu:
 1/Kiến thức:
 - Vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ. Miền địa đầu phía Bắc tổ quốc,giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới nam Trung Quốc.
 - Các đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa lí tự nhiên của miền.
 2/Kĩ năng:
-Củng cố kĩ năng mô tả,độc bản đồ địa hình,xác định vị trí địa lí lãnh thổ miền .Đọc ,nhận xét lát cắt địa hình,.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích,so sánh tổng hợp mối quan hệ các thành phần tự nhiên.
 3/Thái độ:
II/ Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
-Bản đồ tự nhiênmiền Bắc và Đông Bắc BBộ.
-Tranh ảnh,tài liệu về vịnh Hạ long,hồ Ba Bể ,một số vườn quốc gia với các hệ sinh thái quý hiếm.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà,.
III/Tiến trình dạy –học:
 1/Ổn định lớp:
 2/Kiềm tra bài củ:Không.
 3/Bài mới:
 *Vào bài: Thiên nhiên nước ta rất đa dạng,phức tạp,có sự phân hóa rỏ rệt theo lãnh thổ.Do đó hình htành nên ba miền địa lí tự nhiên khác nhau.Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,góp phần phát triển kt-xh của cả nước.
 Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu miền địa lí tự nhiên đầu iên là miền Bắc và ĐBBộ.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh quan sát trên hình 41.1 sgk và:
? Xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và ĐBBBộ ?
?Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí?
?Đặc biệt đối với khí hậu?
=>Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
 *Hoạt động 2:
 - Dựa vào kiến thức đả học ở các bài trước hảy cho biết đặc điểm nổi bậc về khí hậu của Miền?
- Ạnh hưởng của khí hậu lạnh đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người?
-Vì sao tính chất nhiệt đới của miền bị giảm sút mạnh mẽ?
=>Gv kết hợp lược đồ tụ nhiên miền bắc,đông bắc và bắc bộ(treo tường) phân tích thêm.
*Hoạt động 3:
- Dựa vào H 41.1 kết hợp kiến thức đã học,cho biết:
? Các dạng địa hình của MBắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
-Xác định các sơn nguyên đá vôi Hà Giang vàCao Bằng?
-Các cánh cung núi?
-Đồng bằng sông Hồng.
-Vùng quần đảo Quảng Ninh –Hạ Long.
-Quan sát lát cắt địa hình H41.2 cho nhận xét về hướng nghiêng chính của địa hình Bắc-ĐBBBộ?
-Với đacë điểm khí hậu và địa hình như vậy thì sông ngòi ntn?
- Để đề phòng chống lũ lụt ở ĐBSHồng nhân dân ta đã làm gì?Việc đó đã làm thay đổi địa hình ở đây ntn?
*Hoạt động 4:
-Dựa vào kiến thức đã học và sgk hãy cho biết miền Bắc và Đông bắc BBộ có những tài nguyên gì?Giá trị kinh tế?
=>Đây là vùng giàu tài nguyên nhất trong cả nước.
- Đi đôi với mặt thuận lợi thì thiên nhiên miền Bắc và ĐB BBộ có những khó khăn gì?
-Vấn đề gì được đặc ra khi khai thác tài nguyên phát triển kt bền vững trong miền?
Học sinh quan sát.
-Dựa vào hình xác định +kĩ năng khai thác lược đồ.
- Là nơi giao lưu kt –vh,đầu mối giao thông giữa ta với Trung Quốc…
- Khí hậu của miền có hai mùa rõ rệt:
+Đông:lanh kéo dài nhất cả nước.
+Hạ :nóng,ẩm ,mưa nhiều,có mưa ngâu.
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
+Lạnh giá ạnh hưởng đến sự phát triển của hoa màu,trâu bò chết…người già dể bệnh…
-Vị trí địa lí.
-Chịu trực tiếp gió mùa đông bắc.
-Địa hình đồi núi thấp,dãy núi hình cánh cung mở rộng phía bắc đón gió đông bắc tràn sâu vào miền…
- Địa hình đồi núi thấp,Đồng bằng ,đồi núi thấp là chủ yếu,nhiều núi cánh cung mở rộng về phía bắc :cc sNgân sơn,ccSông Gâm….
- Xác định trên lược đồ.
+Đồng bằng sông Hồng.
+Đảo ,quần đảo vịnh BBộ.
- Quan sát và theo sự hướng dẫn của GV xác định :Hướng tây bắc –đông nam.
-Nhiều sông ngòi,,hệ thống sông Hồng và sông Thái bình.dốc,dòng chảy mạnh.
- Hướng chảy Tây bắc –Đông Nam,vònh cu ng.
- Có hai mùa nước rõ rệt.
-Đắp đê,tạo ô trũng chia cắt bề mặt địa hình đồng bằng…,xây hồ chứa nước,trồng rừng đầu nguồn,nạo vét sông.
-Khoáng sản,Nổi bật là than đá, apatít , quặng sắt ,thủy ngân,đá vôi , đất sét…
-Năng lượng từ các dòng chảy:thủy điện ,khí đốt ,than bùn…
-Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng:Vịnh Hạ long,hồ Ba Bể…vqg Cúc Phương,Tam Đảo ,Ba Vì…
=>Có giá trị kt rất lớn ,cung cấp khoáng sản cho ngành xs trong nước ,điện sx.. góp phần rất lớn trong thu nhập của quốc gia.
-Bảo lụt ,hạn hán ,giá rét.Ở một số vùng cân bằng sinh thái tự nhiên bị đảo lộn,rừng bị chặt phá,đất bị xói mòn,biển bị ô nhiễm.
-Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyenâ,môi truờng sinh thái …
I/Vị trí và phạm vi lãnh tổh của miền:
- Nằm sát chí tuyến bs8c1 và á nhiệt đới Hoa Nam .
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều đợi gió mùa đông bắc lạnh và khô.
II/Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ,mùa Đông lạnh nhất cả nước.
-Đông lạnh kéo dài nhất cả nước.
-Hạ nóng,ẩm ,mưa nhiều,có mưa ngâu.
III/Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều núi cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu,nhiều núi cánh cung mở rộng về phía bắc .
-Đồng bằng sông Hồng.
- Đảo ,quần đảo vịnh BBộ.
- Nhiều sông ngòi,,hệ thống sông Hồng và sông Thái bình.
- Hướng chảy trùng với hướng địa hình:Tây bắc –Đông Nam,vòng cu ng.
- Có hai mùa nước rõ rệt.
IV/Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng.
- Miền giàu tài nguyên nhất cả nước ,phong phú,đa dạng.
-Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng:Vịnh Hạ long,hồ Ba Bể…
4/Củng cố:
 - Tính chất nhiệt đới của MBắc và ĐBBBộ bị giảm sút mạnh mẽ vì sau?
 - Tại sao nói đây là miền có tiềm năngtìa nguyên khoáng sản phong phú?
 5/Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 42:Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 34.doc