Giáo án Địa lí 8 - Tuần 33

 Chuyển ý: Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng chưa phải vô tận -> cần phải có biện pháp hiệu quả để bảo vệ

? GV sử dụng bản đồ “Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam”. Giới thiệu khái quát sự suy giảm diện tích rừng nước ta?

- Yêu cầu HS theo dõi bảng diện tích rừng Việt Nam (trang 135).

? Nhận xét về xu hướng, biến động của diện tích rừng từ 1993 – 2001.

 

? Hiện nay chất lượng rừng Việt Nam như thế nào? Tỉ lệ che phủ rừng?

 

? Cho biết nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 5/4/09	 Tiết 46 Ngày dạy:	
Bài 38: 
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I. Mục đích :
 1/Kiến thức:
 - HS phải hiểu được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật Việt Nam.
 - Nắm được thực trạng (số lượng, chất lượng) nguồn tài nguyên.
 2/Kĩ năng:
 - Kỹ năng đối chiếu, so sánh các bản đồ, nhận xét độ che phủ của rừng.
 3/Thái độ:
 - Hiện trạng rừng: thấy rõ sự suy giảm diện tích rừng Việt Nam ->hướng bảo vệ rừng...
 II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ hiện trạng rừng Việt Nam.
 - Tranh ảnh các sinh vật quý hiếm.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy –học:
1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ. 
 ? Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
 ? Xác định trên bản đồ Việt Nam các vườn quốc gia trên địa bàn các tỉnh, bộ phận.
 3. Bài mới : 
 à Vào bài : Với điều kiện khí hậu nước ta nóng ẩm->sinh vật phát triển phong phú đa dạng và sinh trưởng rất nhanh.Chúng có gía trị ntn đối với cuộc sống của chúng ta? Cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên sinh vật nước ta?Đó là chủ đề của bài học hôm nay.
Hoạt động GV 
Hoạt động học sinh 
Nội dung
à Hoạt động 1: 
 Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật.
? Em hãy cho biết những đồ dùng, vật dụng hàng ngày của em và gia đình làm từ những vật dụng gì?
- Ngoài những giá trị đó, tài nguyên sinh vật còn có những giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường.
? Tìm hiểu bảng 38.1, cho biết 1 số giá trị tài nguyên sinh vật Việt Nam.
? Em hãy nêu 1 số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?
- GV kẻ bảng yêu cầu HS thảo luận bổ sung rồi điền vào bảng nội dung phù hợp.
- Trả lời:
+Bằng gổ,cây nhiên liệu ....
- Sinhthái, bảo vệ nước ngầm ,chống bão lũ,điềuhoà khí hậu...
- Ngà voi.
- Ngọc trai ,cẩn xà cừ.
-San hô đá
1/Giá trị của tài nguyên 
sinh vật.
Kinh tế
Văn hóa – Du lịch
Môi trường sinh thái
- Cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng
- Thực phẩm, lương thực.
- Thuốc chữa bệnh.
- Bồi dưỡng sức khỏe.
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất…
- Sinh vật cảnh.
- Tham quan, du lịch.
- An dưỡng chữa bệnh.
- Nghiên cứu khoa học.
- Cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
- Điều hòa khí hậu, tăng lượng ôxy, làm sạch không khí.
- Giảm các loại ô nhiễm môi trường.
- Giảm nhẹ thiên tai.
- Ổn định độ phì của đất.
à Chuyển ý: Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng chưa phải vô tận -> cần phải có biện pháp hiệu quả để bảo vệ…
? GV sử dụng bản đồ “Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam”. Giới thiệu khái quát sự suy giảm diện tích rừng nước ta?
- Yêu cầu HS theo dõi bảng diện tích rừng Việt Nam (trang 135).
? Nhận xét về xu hướng, biến động của diện tích rừng từ 1993 – 2001.
? Hiện nay chất lượng rừng Việt Nam như thế nào? Tỉ lệ che phủ rừng?
? Cho biết nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu, thảo luận về nguyên nhân mất rừng.
? Rừng là loại tài nguyên tái tạo được. Cho biết nhà nước đã có biện pháp chính sách bảo vệ rừng như thế nào?
? Hiện nay nhà nước đã có phương hướng phấn đấu phát triển rừng như thế nào?
? Mất rừng ảnh hưởng tới tài nguyên động vật như thế nào?
? Kể tên một số loài có nguy cơ tuyệt chủng?
? Động vật dưới nước hôm nay bị giảm sút do nguyên nhân nào?
? Chúng ta đã có biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật như thế nào?
? HS có thể làm gì để tham gia bảo vệ rừng?
- Nghe
- Nghe.
- Theo dõi.
- Nhận xét.
- Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp 33 – 35% diện tích đất tự nhiên.
- Trả lời.
- Chiến tranh
- Cháy rừng
- Chặt phá, khai thác quá sức tái sinh của rừng
- Vốn đầu tư trồng rừng của PAM, diện tích rừng phát triển 9 triệu ha (1993). Phấn đấu 2010 trồng 5 tỉ ha.
- Mất nơi cư trú, hủy hoại Hệ sinh thái, giảm, tuyệt chủng,…
- Sếu đầu đỏ,voi...
-Con người khai thác bằng nhiều loại phương tiện khác nhau ,thuốc hóa học ,trừ sâu ...
- Tuyên truyền cho mọi người ,gia đình trồng và bảo vệ rừnh và động vật.....
- Ý thức việc trồng rừng là cần thiết ,tham gia trồng cây gây rừng.
2. Bảo vệ tài nguyên rừng.
- Rừng tự nhiên của nước ta bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng.
- Từ 1993 – 2001 diện tích rừng đã tăng nhờ vốn đầu tư về trồng rừng của chương trình PAM.
- Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp 33 – 35% diện tích đất tự nhiên.
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trống đồi trọc, tu bổ, tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
- Bảo vệ đặc biệt khu rừng bảo hộ đầu nguồn, du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học,…
3. Bảo vệ tài nguyên động vật.
- Không phá rừng…bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt môi trường.
- Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
4.Củng cố: 
 ? Trình bày giá trị của tài nguyên sinh vật?
 ? Hiện nay, tình trạng rừng của nước ta như thế nào? Cho biết 1 số biện pháp bảo vệ rừng?
 ? Xu hướng biến động trong việc sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay?
 ?Hoàn thành sơ đồ sau:
 Sơ đồ về chuỗi quan hệ nhân quả do mất rừng gây nên.
Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của mọi loài kể cả con người.
Thực ,d0ộng vật bị tuyệt chủng
Nơi sống của sinh vật bị phá huỷ
Lũ lụt (mùa mưa)
Khô hạn (mùa khô)
Đất bị xói mòn
Sôn ,hồ,cảng nông dần,phải nạo vét.
Dòng chảy thất thường.
Giảm sự điều hoà khí hậu hậuhậuhhậuhậu
hậu
5. Dặn dò: 
 - Học bài củ,chuẩn bị bài mới. 
 - Ôn lại đặc điểm chung của tự nhiên (khí hậu, địa hình, biển) Việt Nam.
àRút kinh nghiệm.
Tuần 33 Ngày soạn 6/4/09	 Tiết 47	 Ngày dạy:	Bài 39:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. Mục đích :
 1/Kiến thức:
 - HS cần nắm vững đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
 - Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế – xã hội.
 2/ Kĩ năng.
 - Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
 3/Thái độ:
 II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 - Quả cầu tự nhiên.
 - Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy-học:
1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ. 
 ? Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? 
 ? Cấu trúc quan trọng của địa hình Việt Nam là gì? Nói nước ta là 1 bán đảo của đúng không? Giải thích?
 3. Bài mới : 
 à Vào bài :Bài này xem như bài tổng kết phần đặc điểm chung của tự nhiên VN mà chúng ta đã tìm hiểu vừa qua.Từ các đặc điểm địa lí bộ phận nay ta củng cố và liên kết các kiến thức lại để nắm chắc, sâu hơn về :thiên nhiên nước ta đa dạng ,phức tạp,phân hoá mạnh mẽ trong không gian và các hợp phần tự nhiê.Song có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bật của môi trường tự nhiên nước ta sau đây.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
à Hoạt động 1: 
? Tại sao tự nhiên Việt Nam mang đặc điểm gió mùa ẩm.
? Tự nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như thế nào?
- GV kết luận.
? Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào?
? Vùng nào, mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?
à Hoạt động 2: 
? Tại sao tự nhiên Việt Nam mang tính bán đảo rỏ rệt ?
- Dùng bản đồ Đông Nam Á (vị trí của phần đất liền và vùng biển Việt Nam).
? Ảnh hưởng của biển tới toàn bộ tự nhiên Việt Nam như thế nào?
? Tính 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển.
S biển/ S đất liền = 1.000.000/ 330.000 = 3,03 -> vùng biển rộng chi phối tính bán đảo của tự nhiên Việt Nam. 
- So với thế giới chỉ số tương quan giữa diện tích đất liền và S biển : +TG 1: 2, 43 ; 
+Vn 1:3,03.
? Là đất nước ven biển – Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?
à Hoạt động 3: 
- Chia lớp 3 nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận.
* Khó khăn miền núi:
+ Địa hình chia cắt.
+ Khí hậu khắc nghiệt.
+ Giao thông không thuận tiện.
+ Dân cư ít, phân tán…
* Thuận lợi: Đất đai rộng, tài nguyên khoáng sản giàu có,..
à Hoạt động 4: 
- Duy trì 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề.(Vị trí, Sự phát triển tự nhiên , Nơi giao lưu của nhiều hệ thống tự nhiên)
? Cảnh quan thay đổi từ Đông – Tây như thế nào? 
?Thấp – Cao như thế nào?
? Nam – Bắc như thế nào?
? Sự phân hóa đa dạng tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.
- Vị trí địa lí (nhắc lại kiến thức đã học.).
- Khí hậu, địa hình, sông ngòi, TĐV, TN…
-Ảnh hưởng :thuận lợi và khó khăn.
- Miền Bắc: mùa Đông.
- Địa hình kéo dài, hẹp ngang, biển ảnh hưởng sâu vào đất nước.
* Thuận lợi: Phát triển nuôi trồng đánh bắc thuỷ hải sản ,du lịch, độ ẩm cao.
* Khó khăn:Bảo dông.
- Chia 3 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu 1 vấn đề.
- Nhóm 1: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên nước ta.
- Nhóm 2: Tác động của đồi núi tới tự nhiên nước ta như thế nào?
- Nhóm 3: Nhiều núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế.
=> Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm 1: 
- Nhóm 2: 
- Nhóm 3: 
* Thuận lợi:
+ Thiên nhiên đa dạng, đẹp…phát triển du lịch sinh thái.
+ Tài nguyên tự nhiên là nguồn lực phát triển kinh tế toàn diện.
* Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai
+ Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi. 
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của tự nhiên Việt Nam.
- Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
2.Việt Nam là một đất nước ven biển.
- Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì, tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của tự nhiên Việt Nam.
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
- Nước ta có nhiều đồi núi. 
- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hóa mạnh của các điều kiện tự nhiên.
- Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, du lịch, thủy văn,…
4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.
- Do đặc điểm vị trí địa lí, lịch sử phát triển tự nhiên, chịu tác động nhiều hệ thống tự nhiên nên thiên nhiên phân hóa từ Đông – Tây, từ thấp – cao; từ Bắc – Nam. Tạo nhiều thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
4. Củng cố :
 Đánh dấu x vào ô có nội dung đúng nhất.
 * Tính chất nền tảng của tự nhiên Việt Nam.
 a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩmS
 b. Tính chất ven biển.£
 c. Tính chất đồi núi.£ 
 d. Tính chất đa dạng, phức tạp.£
 * Vùng mang tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất là:
 a. Miền Bắc vào mùa Hạ.£
 b. Miền Nam vào mùa Hạ.£
 c. Miền Bắc vào mùa Đôngï.S
 d. Miền Nam vào mùa Đôngï.£
 * Vùng chịu tác động trực tiếp sâu sắc của cả đất liền và biển ở nước ta.
 a. Đồng bằng Bắc Bộ£
 b. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ.S
 c. Đồng bằng Nam Bộ.£
 d. Tất cả đều đúng.£
5. Dặn dò: 
 - Học bài củ và chguẩn bị bài thực hành:Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.
 - Chuẩn bị máy tính, thước kẻ để thực hành.
àRút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUAN 33.doc