Giáo án Địa lí 8 - Tuần 29

? Cho biết đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến B và đới rừng A và A phía Nam? (Hải Vân)

? Các đèo có ảnh hưởng như thế nào đến giới tuyến từ Bắc – Nam.

? Dọc Quốc lộ 1A phải vượt qua các con sông lớn nào từ Lạng Sơn –> Cà Mau? Xác định trên bản đồ? (Kì Cùng, TB, Hồng, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Cửu Long).

 GV kết luận:

 - Cấu trúc địa hình miền Bắc nước ta theo 2 hướng chính Tây Bắc Đông Nam và vòng cung. Theo vĩ tuyến 220 B từ biên giới VL -> VT phải qua hầu hết các dãy núi lớn và các dòng sông lớn của Bắc Bộ.

 - Các cao nguyên lớn xếp tầng từ Bắc – Nam, tập trung tại Tây Nguyên dọc theo kinh tuyến 1080 Đ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :9/3/09 Tuần 29, tiết 38 Ngày dạy: 
Bài 30:THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM
I. Mục đích :
 1/Kiến thức:
 - HS nắm vững: Cấu trúc địa hình Việt Nam, sự phân hóa địa hình từ Bắc – Nam, Đông – Tây.
 2/Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam, nhận biết các địa hình cơ bản trên bản đồ.
 - Phân biệt địa hình tự nhiên, địa nhân tạo trên bản đồ.
 3/Tư tưởng:
II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam,Atlát.
 - Bản đồ HC Việt Nam.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà,Atlát.
III. Tiến trình dạy - học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Xác định giới hạn các khu vực trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? Cho biết cấu trúc địa hình miền Bắc nước ta có những gì?
 ? Nêu đặc điểm địa hình từng khu vực.
 3. Bài mới.
 - GV giới thiệu nội dung yêu cầu:
 - Sử dụng bản đồ: Xác định khu cực cần tìm hiểu, thực hành trên bản đồ.
 + Sự phân hóa địa hình từ Bắc đến Nam theo kinh tuyến 1080 Đ. 
 + Sự phân hóa địa hình từ Tây sang Đông theo vĩ tuyến 220 B.
 à Bài 1: 
 - Phân nhóm.
 - Sử dụng bản đồ cho biết đi theo vĩ tuyến 220 B từ biên giới VL đến biên giới VT đi qua các vùng núi nào? Các dãy núi nào, con sông nào
 - Gọi 2 HS lên, một HS xác định trên bản đồ, một HS ghi tên.
 + Các dãy núi:	 + Các dòng sông:
 1. Pu Đen Đinh. 1. Đà
 2. Hoàng Liên Sơn.	 2. Hồng, Chảy
 3. Con Voi.	 3. Lô
 4. Cánh cung sông Gâm. 4. Gâm
 5. Cánh cung Ngân Sơn	 5. Cầu
 6. Cánh cung Bắc Sơn. 6. Kì Cùng
 ? Theo vĩ tuyến 220 B từ Tây sang Đông vượt qua các khu vực có đặc điểm cấu trúc địa hình như thế nào?
 - Vượt qua các dãy núi lớn và sông lớn của BB.
 - Cấu trúc địa hình 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
à Bài 2: GV xác định tuyến cắt dọc kinh tuyến1080 A từ Móng Cái qua vịnh BB, vào khu vực và cao nguyên NTB, kết thúc ở vùng biển NB. Chỉ tìm hiểu từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết.
 - Hướng dẫn:
 a. Sử dụng bản đồ và H 30.1 xác định cao nguyên:
 - Có bao nhiêu cao nguyên? Tên, độ cao?
 - Địa danh nào cao nhất, thấp nhất?
 b. Nhận xét địa chất, địa hình Tây Nguyên.
 ? Đặc điểm lịch sử phát triển? Đặc điểm nham thạch? Địa hình?
à Bài 3: Hướng dẫn hội đồng cá nhân.
 Các đèo phải vượt qua khi đi trên Quốc lộ 1A.
 Đèo 	Tỉnh
 1. Sài Hồ Lạng Sơn
 2. Tam Điệp Ninh Bình
 3. Ngang Hà Tĩnh
 4. Hải Vân Huế – Đà Nẵng
 5. Cù Mông Bình Định
 6. Cả Phú Yên – Khánh Hòa
? Cho biết đèo nào là ranh giới tự nhiên của đới rừng chí tuyến B và đới rừng A’ và A phía Nam? (Hải Vân)
? Các đèo có ảnh hưởng như thế nào đến giới tuyến từ Bắc – Nam.
? Dọc Quốc lộ 1A phải vượt qua các con sông lớn nào từ Lạng Sơn –> Cà Mau? Xác định trên bản đồ? (Kì Cùng, TB, Hồng, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Cửu Long).
à GV kết luận:
 - Cấu trúc địa hình miền Bắc nước ta theo 2 hướng chính Tây Bắc Đông Nam và vòng cung. Theo vĩ tuyến 220 B từ biên giới VL -> VT phải qua hầu hết các dãy núi lớn và các dòng sông lớn của Bắc Bộ.
 - Các cao nguyên lớn xếp tầng từ Bắc – Nam, tập trung tại Tây Nguyên dọc theo kinh tuyến 1080 Đ.
 - Quốc lộ 1A dài 1700km dọc theo chiều dài đất nước, qua nhiều dạng địa hình, các đèo lớn và các dòng sông lớn của đất nước.
4. Củng cố :
5/ Dặn dò: 
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Khí hậu Việt Nam.
 -Chuẩn bị trước bài:ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
2. Tính chất đa dạng và thất thường.
à Rút kinh nghiệm:
********&&&**********
Tuần 29,tiết 39 Ngày soạn: 9/3/09	 Ngày dạy: 
Bài 31:ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Mục đích :
 1/Kiến thức:
 - HS cần nắm được đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam.
 + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
 + Tính chất đa dạng và thất thường.
 - Những nhân tố ht khí hậu nước ta?
 + Vị trí địa lý; Hoàn lưu gió mùa; Địa hình.
 2/Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh các số liệu khí hậu Việt Nam, rút ra nhận xét sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo thời gian và không gian trên lãnh thổ.
 3/Thái độ:
II. Chuẩn bị:
 1/Gáo viên:
 - Bảng số liệu khí hậu 31.1.
 - Atlát.
 2/Học sinh: Chuẩn bị bài trứơc ở nhà,Atlát.
III. Tiến trình dạy –học:
1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới
 à Vào bài :Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa,đa dạng và thất thường.So với các nước khác trên cùng vĩ độ,khí hậu vN có nhiều nét khác nhau.VN không bị khô hạn như Bắc phi và Tây nam Á,cũng không nóng ẩm quanh năm như các quốc gia ở ĐNÁ.
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
Nội dung
à Hoạt động 1: 
 - Nhóm tìm hiểu tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
? Nêu vị trí địa lí nước ta? Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
? Quan sát số liệu nhiệt độ TB năm của các tỉnh miền Bắc, miền Nam cho biết:
+ Nhiệt độ TB các tỉnh từ Bắc – Nam?
+ Nhiệt độ có sự thay đổi như thế nào từ Bắc – Nam? Tại sao?
- Vì sao có nhiệt độ cao
? Dựa vào bảng 31.1 cho biết nhiệt độ k0 thay đổi như thế nào từ B- N? Vì sao?
? Dựa vào bản đồ khí hậu cho biết nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? 
? Tại sao miền Bắc nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới lại có mùa Đông giá rét, khác với nhiều lãnh thổ khác?
? Gió mùa Đông Bắc thổi từ đâu tới? Có tính chất gì? Hướng?
? Vì sao Việt Nam cùng vĩ độ với các nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng không bị khô, nóng?
à GV kết luận
? Vì sao 2 loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
? Vì sao các địa điểm sau thường có mưa lớn? Bắc Quang, HLS, Huế, Hòn Ba.
à Hoạt động 2:
 (Chia nhóm thảo luận)
? Dựa vào SGK, mục 2 cho biết sự phân hóa khí hậu theo không gian và thời gian ntn?
- Hình thành các miền và vùng khí hậu có đặc điểm.
* Sau khi đại diện nhóm trình bày, GV ỵêu cầu HS bổ sung và điền nội dung vào bảng sau. 
- Trả lời:
+Nằm trong vùng nội chí tuyến.
+Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
> 210C
- Tăng dần.
- Vị trí, ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ.
- Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Châu Á, quanh năm chịu tác động của các khối khí chuyển động theo mùa.
- Vị trí, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Cao áp Xibia, hướng Đông Bắc – Tây Nam.
- Có gió mùa Tây Nam
- Có gió mùa Tây nam.
- 4 nhóm thảo luận 4 miền khí hậu
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia, gió từ lục địa tới nên lạnh, khô.
- Gió mùa Tây Nam từ biển vào -> ẩm, mưa lớn.
-Vì đó là các địa điểm nẳm trên địa hình đón gió ẩm...
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
a. Tính chất nhiệt đới
- Quanh năm nhận lượng nhiệt đồi dào.
+Số giờ nắng trong năm cao
+ Số kcal/m2: 1 triệu
- Nhiệt độ TB năm > 210C
b. Tính chất gió mùa ẩm.
* Gió mùa
- Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẳm cao vào mùa hè (gió mùa Tây Nam)
- Hạ thấp nhiệt độ không khí vào mùa Đông, thời tiết lạnh, khô (gió mùa Đông).
* Ẩm
-Lượng mưa lớn 1500-2000 mm/ năm.
-Độ ẩm không khí cao 80 %.
2. Tính chất đa dạng và thất thường.
a. Tính đa dạng của khí hậu
Miền khí hậu
Phạm vi
Đặc điểm
Phía Bắc.
- Hoành Sơn (180B) trở ra.
- Mùa Đông lạnh: ít mưa ½ cuối có mưa phùn.
- Mùa Hè: Nóng, ít mưa.
Đông Trường Sơn
Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh
- Mùa mưa dịch sang mùa Thu Đông.
Phía Nam
Nam Bộ – Tây Nguyên
- Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm. 1 năm có 2 mùa: khô và mưa.
Biển Đông
Vùng biển Việt Nam
- Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hướng Đông.
? Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và bất thường.
? Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao? (BB, TB)
*Cảnh tuyết phủ ở SaPa.
* Cụ thể như năm nay,hiện đã là mùa đông xuân không cỏn mưa , nhưng mưa diển ra trên diện rộng ảnh hưởng đến sx của người dân ở vùng ĐBSCL.
- Những nhân tố chủ yếu :
+Vị trí địa lí.
+Địa hình.
+Hoàn lưu gió mùa.
-Bắc Bộ ,Trung bộ.
b. Tính thất thường của khí hậu.
- Nhiệt độ TB thay đổi các năm, lượng mưa mỗi năm một khác.
- Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều,…
*Gió tây khô nóng ở nước ta
4. Củng cố: 
 ? Nêu rõ đặc điểm khí hậu nước ta?
 ? Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
5. Dặn dò: 
 - Học bài củ.
 - Sưu tầm một số câu ca dao ,tục ngữ nói về khí hậu và thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em.
 - Đọc bài đọc thêm:Gió tây khô nóng ở nước ta. 
 - Chuẩn bị bài mới:
 Bài 32:CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA. 
 +Đặc điểm gió mùa Đông Bắc và gió mùa tây nam.
 +Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. 
 àRút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 29.doc