Giáo án Địa lí 8 - Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên.

? Quan sát hình 2.1, cho biết Nam Á nằm chủ yếu ở đới khí hậu nào?

? Chia lớp 4 nhóm, đọc, nhận xét số liệu khí hậu ở 3 địa điểm ở hình 10.2. giải thích đặc điểm lượng mưa ở 3 địa điểm trên?

 ? Dựa vào hình 10.2, cho biết sự phân bố mưa ở khu vực?

Giải thích?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13908 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3.11.2008 Ngày dạy:
Tuần 13, Tiết 13
 Bài 10.
 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. Mục tiêu:
 1/Kiến thức:
 - HS nhận biết được 3 miền địa hình của khu vực và vị trí các nước trong khu vực Nam Á.
 - Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
 2/Kỹ năng:
Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu, nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực.
3/Thái độ:
II.CHUẨN BỊ: 
 1/Giáo viên:
 - Lượt đồ Nam Á.
 - Bản đồ tự nhiên và bản đồ khí hậu Nam Á.
 - Một số tranh ảnh của khu vực.
 2/Học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định lớpï:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu đặc điểm vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á?
 ? Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là gì? phân bố chủ yếu ở đâu?
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài.
 - GV yêu cầu HBS liên hệ và nêu hiểu biết của các em về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam để dẫn tới một khu vực khác rất tiêu biểu cho khí hậu này. Đ ó là khu vực Nam Á.
à Hoạt động 1: Vị trí địa lí…
Chia lớp 3 nhóm mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi sau:
? Quan sát hình 10.1, xác định các quốc gia Nam Á.
Nước có diện tích lớn nhất?
Nước có diện tích nhỏ nhất?
? Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực?
Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc đến Nam?
? Nêu đặc điểm địa hình mỗi miền?
-> Đại diện nhóm bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
*Theo dõi chỉnh sữa kịp thời.
à Hoạt động 2: 
Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên.
? Quan sát hình 2.1, cho biết Nam Á nằm chủ yếu ở đới khí hậu nào?
? Chia lớp 4 nhóm, đọc, nhận xét số liệu khí hậu ở 3 địa điểm ở hình 10.2. giải thích đặc điểm lượng mưa ở 3 địa điểm trên?
 ? Dựa vào hình 10.2, cho biết sự phân bố mưa ở khu vực?
Giải thích?
- GV chuẩn xác kiến thức.
- GV khắc sâu, mở rộng kiến thức: ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, lượng mưa của Nam Á .
 + Dãy Himalaya là bức tường thành cản gió mùa Tây Nam -> mưa ven biển phía Tây (Murdai) lớn hơn sông ngòi Đê Can.
 + lượng mưa Serapund và Muntan bằng nhau do vị trí địa lí.
Muntan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, do gió mùa Tây Nam gặp Himalaya chắn gió chuyển hứong Tây Bắc -> đến lượng mưa thay đổi từ Tây – Đông.
-> Muntan ít mưa hơn Serepundi.
? Đọc một đoạn trong SGK thể hiện tính nhịp điệu gió mùa khu vực Nam Á.
ĩGV mô tả cho HS hiểu sự ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa đối với sinh hoạt của dân cư Nam Á.
+Mùa đông hơi lạnh và khô từ tháng 10->3.
+Mùa hạ từ tháng4->9 . trong thời gian này (T4->6 nóng và khô, có nơi nhiệt độ lên tới 40->500c,từ giũa tháng 6->9 có gió mùa Tây nam nóng ẩm từ Aán đô dương đến mang theo mưa cho khu vực nam Á.
Cứ tới tháng bắt đầu mùa mưa người dân đợi tiếng sấm đầu tiên để chuẩn bị vụ gieo trồng.Bắc đầu màu khô là chuẫn bị thu hoạch,phơi cất;sẵn sàng đón mùa khộ hạn chờ đến mùa mưa năm sau.
-> Kết luận.
? Dựa vào hình 10.1, cho biết các sông trong khu vực Nam Á?
? Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí, địa hình khí hậu, khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan tự nhiên nào?
*Nhóm 1:
-Các quốc gia Nam Á :Aán độ, Manđivơ,Nêpan,Bănglađet,Pakixtan,Xrilanca,Butan 
+Nước có dt lớn nhất:Aán Độ (3.28triệu km2).
+Nhỏ nhất:Manđivơ:289 km2.
*Nhóm 2:
-Tiếp giáp:
+Tây bắc:giáp khu vựcTây Nam á.
+Đông bắc:Đông nam Á.
+Nam:Baobọc biển Aráp,vịnh bengan.
-Có 3 miền địa hình khác nhau:….
- Trình bày
- Nhiệt đới gió mùa.
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaput.
- Các cảnh quan tự nhiên chính: 
+ Rừng nhiệt đới.
+ Xa van.
+ Hoang mạc núi cao.
1. Vị trí địa lí- địa hình:
- Là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa.
- Phía Bắc: miền nuí Hymalaya cao, đồ sộ, hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài 2000km, rộng 320 – 400km.
- Nằm giữa: đồng bằng Ấn Hằng bồi tụ, thấp, rộng, dài hơn 3000km, rộng 250 – 350km.
- Phía Nam: sơn nguyên Đêcan vơi 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy Gát Đông và Gát Tây cao trung bình 1300m.
2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên
 a/ Khí hậu:
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là khu vực mưa nhiều của thế giới.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
b. Sông ngòi, cảnh quan tự nhiên
 - Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bramaput.
- Các cảnh quan tự nhiên chính: 
+ Rừng nhiệt đới.
+ Xa van.
+ Hoang mạc núi cao. 
4.Củng cố:
 - Nêu đặc điểm địa hình khu vực Nam Á?
 - Tại sao cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn?
 (+Vào mùa hạ gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh hơn ở VN.
 +Chí tuyến bắc đi qua trung tâm khu vực -> ảnh hưởng:khô nóng.Còn ở VN ảnh hưởng rất ít khôí khí chí tuyến.
 +Dãy Himalaya án ngữ ngăn cản khối khí lạnh vào mùa đông từ phía bắc tràn xuống,…)
5.Dặn dò:
 - Học bài củ,Xem lại các lược đồ trong sgk có liên quan:11.1, 11.5.
 - Trả lời và làm câu hỏi, bài tập SGK/36.
 - Tìm hiểu: Bài 11:Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á.
 +Đặc điểm phân bố dân cư ở Nam Á.
 +Đặc điểm kinh tế –xã hội.
àRút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc