Giáo án Địa lí 7 - Tuần 18

Tl: Kinh tế: Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN để xuất khẩu.

Tl: Cà Phê, Ca Cao, Cọ Dầu, Bông, Lạc.

Tl: Chủ yếu ở ven biển phía Bắc vịnh Ghi Nê và cao nguyên đông phi do khí hậu và đất thuận lợi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 18	 Môn: Địa Lí 7
Tiết : 35	
Ngày soạn: 
BÀI 32. CÁC KHU VỰC CHÂU PHI ( tiếp theo )
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực trung Phi
2. Kĩ năng 
- Sử dụng bản đồ kinh tế để trình bày kiến thức.
- Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và MT.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
Có ý thức bảo vệ MT
 II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ, tự nhiên , kinh tế Châu Phi .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi.
Câu 2. Nêu đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực Bắc Phi.
Dạy bài mới: theo tiêu đề SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Phi
 Gv cho hs quan sát và tìm hiểu H32.1, bản đồ tự nhiên treo tường và thông tin kênh chữ sgk.
Gv cho hs chia cặp, thảo luận, thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Nội dung: 
Hoàn thành bảng ở bài tập 1, trang 104.
Bảng: khái quát tự nhiên của Trung Phi
Hoạt động cả lớp ( 2-3 phút )
Hs thảo luận nhóm 4 hs, thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Cần đạt:
 2. Khu vực Trung Phi
 a. Khái quát tự nhiên
Thành phần tự nhiên
Phần phía Tây
Phần phía Đông
Dạng địa hình chủ yếu
Bồn địa
Sơn nguyên
Khí hậu
Xích đạo ẩm và nhiệt đới
Gió mùa xích đạo
Thảm thực vật
Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van
Xavan công viên trên các sơn nguyên, rừng rậm trên sườn đón gió
Gv chuẩn xác và kết luận
Hoạt động 2. Tìm hiểu Khái quát kinh tế- xã hội
Gv cho hs quan sát hình 32.1; 32.3, 32.4, 32.5 sgk, bản đồ kinh tế châu Phi treo tường và kênh chữ.
? Nêu tên các nước trong khu vực Trung Phi ?
? Nêu đặc điểm chính về dân cư Trung Phi?
Gv tiếp tục cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk và lược đồ H32.3; bản đồ kinh tế châu Phi treo tường 
? Nêu tình hình phát triển kinh tế ở Trung Phi.
? Nêu tên các cây CN chủ yếu ở Trung Phi?
? Cho biết sản phẩm nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở những khu vực nảo? tại sao lại phát triển ở đó?
Gv chuẩn xác và kết luận
Gv cho 1-2 hs đọc ghi nhớ
Hoạt động cả lớp 3 phút
Tl: Hs nêu tên các nước theo bản đồ và lược đồ sgk
Tl: Dân cư : đông dân nhất châu phi, chủ yếu là người Ban-Tu ( Thuộc chủng tộc Nê-Grô-it ) , tín ngưỡng đa dạng.
Hoạt động cả lớp.
Tl: Kinh tế: Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN để xuất khẩu.
Tl: Cà Phê, Ca Cao, Cọ Dầu, Bông, Lạc.
Tl: Chủ yếu ở ven biển phía Bắc vịnh Ghi Nê và cao nguyên đông phi do khí hậu và đất thuận lợi.
1-2 hs đọc
b. Khái quát kinh tế- xã hội
- Dân cư : đông dân nhất châu phi, chủ yếu là người Ban-Tu( Thuộc chủng tộc Nê-Grô-it ) , tín ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế: Phần lớn là các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN để xuất khẩu.
Củng cố
 	Câu 1. Nêu sự khác biệt về kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
5. Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Trả lời câu hỏi sgk 
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 33
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………
TUẦN: 18	 Môn: Địa Lí 7
Tiết : 36	
Ngày soạn: 
BÀI 33. CÁC KHU VỰC CHÂU PHI ( Tiếp theo)
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi
2. Kĩ năng 
- Sử dụng bản đồ kinh tế để trình bày kiến thức.
- Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và MT.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
Có ý thức bảo vệ MT
 II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ tự nhiên , kinh tế Châu Phi .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: So sánh tự nhiên ở phía Đông và Phía Tây của Trung Phi.
	Câu 2. Nêu sự khác biệt về kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi.
Dạy bài mới: theo tiêu đề SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Phi
 Gv cho hs quan sát và tìm hiểu H32.1sgk , bản đồ tự nhiên Châu Phi treo tường và thông tin kênh chữ sgk.
Gv cho hs chia cặp, thảo luận, thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Nội dung: 
? Trình bày đặc điểm địa hình , khí hậu của Nam Phi?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv cho hs trao đổi cặp hoặc nhóm ( 4 phút )
? Tại sao phần lớn Bắc phi và nam phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam phi lại ẩm và dịu hơn ở Bắc Phi?
? Thiên nhiên Nam Phi thay đổi như thế nào? Chứng minh?
Gv chuẩn xác và kết luận
Hoạt động cả lớp ( 2-3 phút )
Hs thảo luận theo cặp đôi ( 4 phút ), thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Cần đạt:
- Địa hình: Cao ở phía đông nam, trũng ở giữa.
- Khí hậu: nhiệt đới là chủ yếu ( nhưng ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi ).
TL: Nam Phi có diện tích và nhỏ hơn Bắc Phi, lại có 3 mặt giáp đại dương; Nam Phi có phần phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông Nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm, mưa tương đối nhiều.
- Thiên nhiên thay đổi từ đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa .
 3. Khu vực Nam Phi
 a. Khái quát tự nhiên
- Địa hình: Cao ở phía đông nam, trũng ở giữa.
- Khí hậu: nhiệt đới là chủ yếu ( nhưng ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi ).
- Thiên nhiên thay đổi từ đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa .
Hoạt động 2. Tìm hiểu Khái quát kinh tế- xã hội
 Gv cho hs quan sát hình 32.1; 32.3 sgk, bản đồ kinh tế châu Phi treo tường và kênh chữ.
? Nêu tên các nước trong khu vực Nam Phi ?
? Nêu đặc điểm chính về dân cư Nam Phi?so với Bắc Phi và trung Phi như thế nào?
Gv chuẩn xác, kết luận và cung cấp thêm thông tin về dân cư Nam Phi
Gv tiếp tục cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk và lược đồ H32.3; bản đồ kinh tế châu Phi treo tường 
? Nêu tình hình phát triển kinh tế ở Nam Phi
Gv chuẩn xác và kết luận
? Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính của Nam Phi?
Gv chuẩn xác và kết luận. cung cấp thêm thông tin về tình hình phát triển kinh tế của các nước Nam Phi.
Gv cho 1-2 hs đọc ghi nhớ
Hoạt động cả lớp 3 phút
Tl: Hs nêu tên các nước theo bản đồ và lược đồ sgk
Tl: thành phần chủng tộc đa dạng ( Nê-grô- it, ơ-rô-pê-ô-it và người lai), phần lớn theo đạo thiên chúa.
Hoạt động cả lớp.
Tl: Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều, cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất Nam Phi.
Tl: hs xác định trên bản đồ
1-2 hs đọc
b. Khái quát kinh tế- xã hội
- Thành phần chủng tộc đa dạng ( Nê-grô- it, ơ-rô-pê-ô-it và người lai), phần lớn theo đạo thiên chúa.
- Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều, cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất Nam Phi.
Củng cố
 	Câu 1. Tại sao phần lớn Bắc phi và nam phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam phi lại ẩm và dịu hơn ở Bắc Phi?
	TL; Nam Phi có diện tích và nhỏ hơn Bắc Phi, lại có 3 mặt giáp đại dương; Nam Phi có phần phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông Nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm, mưa tương đối nhiều.
Câu 2. Nêu tình hình phát triển kinh tế ở các nước thuộc khu vực Nam Phi?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Trả lời câu hỏi sgk và làm bài tập 3
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo, đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 34 
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Ký duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docĐia 7 T19.doc