Giáo án Địa Lí 7 - Trường THCS Thanh Mai

Tiết 31 THỰC HÀNH

 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG

 TỰ NHIÊN,BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

 - Nắm được sự phân bố các môi trường tự nhiên của Châu Phi và giải thích nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các môi trường tự nhiên này ở Châu Phi?

 - Biết cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở Châu Phi.

 - Xác định được vị trí của biểu đồ khí hậu trên biểu đồ các môi trường tự nhiên Châu Phi và phân loại từng biều đồ khí hậu thuộc kiểu khí hậu nào?

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh biểu đồ.

3. Thái độ: Rèn luyện ý thức tự đánh giá qua biểu đồ.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: - Các biểu đồ A, B, C, D sgk ( phóng to).

 - Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên Châu Phi.

 Học sinh: Học và đọc trước bài mới, làm bài tập đầy đủ.

 

doc159 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa Lí 7 - Trường THCS Thanh Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp chưa phát triển mấy, nền kinh tế chủ yếu còn phụ thuộc vào nông nghiệp và hậu quả nhiều thế kỉ b ị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân.
Câu 9 : Sự bùng nổ dân số : tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất Thế Giới ( 2,4%). Nhiều quốc gia (3%). Sự bùng nổ dân số cùng với hạn hán thường xuyên và đại dịch HIV/AIDS đã làm cho phần lớn dân châu Phi bị nạn đói đe doạ.
- Sự xung đột sắc tộc Châu Phi có nhiều tộc người với hàng 1000 thổ ngữ khác nhau lợi dụng điều này, thực dân châu Âu trước đây đã dùng chính sách “chia để trị” đối với các quốc gia châu Phi để lại hậu quả làm ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của Châu lục này?
4. Củng cố: 
- Học sinh hệ thống hóa lại các ý đã được học
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nghiên cứu lại các bài đã được học và ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
 - Đọc kĩ đề trước khi làm bài.
 - Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ để kiểm tra 
**********************************
 Ngày soạn : 13/12/2014 Tuần 18
Tiết 36 : KIỂM TRA HỌC KỲ
 I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Kiểm tra việc nắm kiến thức, hiểu bài của học sinh về các môi trường : đới nóng, đới lạnh, đới ôn hoà, môi trường hoang mạc, môi trường vùng núi.... 
- Trên cơ sở đó đánh giá được lực học bộ môn này của từng học sinh, thông qua đó kịp thời động viên các em còn học yếu cần cố gắng học tốt hơn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh
3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận và tự giác trong quá trình làm bài kiểm tra
II. Chuẩn bị 
GV: ma trận đề, đề, đáp án, thang điểm
HS: Ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 12
III. Tiến trình bài kiểm tra
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Ma trận bài kiểm tra
 Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Môi trường đới ôn hoà
1
 0,5
1
 3.5
2
 4
Môi trường đới lạnh
2
 1 
2
 1
Môi trường hoang mạc
1
 0,5
1
 0,5
1
 3.5
3
 4,5
Môi trường vùng núi
1
 0,5
1
 0,5
Tổng
2
 1 
2
 1 
1
 3.5
2
 1 
1
 3,5
8
 10
3. Bài kiểm tra
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn vào đầu đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Vị trí của môi trường đới ôn hoà:
A: Nằm ở chí tuyến Bắc	 B: Nằm ở vòng cực Nam
C: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh	 D: Nằm giữa hai chí tuyến
Câu 2:Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi:
A: Theo độ cao B: Theo hướng của sườn núi
C: Từ Tây sang Đông D: Cả A và B đều đúng
Câu 3:Bộ mặt hoang mạc ngày nay đã khác xa là nhờ sự tiến bộ của:
A: Phương pháp làm mưa nhân tạo B: Kỹ thuật khoan sâu
C: Xây dựng các tuyến đường giao thông hiện đại D: Kỹ thuật trồng rừng trên cát
Câu 4: Các loài động vật trong hoang mạc chủ yếu là:
A: Các loài bò sát và côn trùng B: Các loài động vật ăn cỏ
C: Các loài động vật ăn thịt D: Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Động vật ở đới lạnh phong phú hơn thực vật vì:
A: Các loài thực vật ít thích nghi với môi trường đới lạnh C: Cả A và B đều đúng
B: Động vật nhờ có nguồn thức ăn dưới biển dồi dào D: Cả A và B đều sai
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho thích hợp
- Đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa ..................................................................
- Động vật thích nghi được với môi trường đới lạnh là nhờ có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc ........................................................................
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 7: Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc. Trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu thì động vật, thực vật thích nghi với môi trường như thế nào?
Câu 8:Cho biết nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hoà? Em hãy liên hệ với môi trường nước ở địa phương em?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
Phần I. trắc nghiệm ( 3 điểm )
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
B
A
B
Câu 6: Mỗi cụm từ điền đúng được 0,25 đ
đới nóng và đới lạnh, bộ lông không thấm nước
Phần II. Tự luận ( 7điểm)
Câu 7: ( 3.5 điểm)
 *Khí hậu hoang mạc: ( 1.5 điểm)
Rất khô hạn
Biên độ nhiệt ngày, đêm và biên độ nhiệt năm lớn
Hoang mạc nhiệt đới nóng quanh năm, hầu như không có mưa
Hoang mạc ôn đới có mưa
 * Đặc điểm của động, thực vật ( 2 điểm)
+ Động vật: ban ngày trú mình , ban đêm kiếm ăn, chịu khát khá giỏi ( 1 điểm )
+ Thực vật : Thay đổi hình thái như lá biến thành gai, thân phình to, rễ dài... rút ngắn chu kỳ sinh trưởng ( 1 điểm )
Câu 8: ( 3.5 điểm)
 *Nguyên nhân:( 1.5 điểm)
+ Do đắm tàu chở dầu, các chất độc hại đổ ra biển
+ Do nước thải công nghiệp, sinh hoạt
+ Do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng...
 * Hậu quả ( 1 điểm ) + Thiếu nước sạch cho sản xuất và đời sống
+ Làm chết ngạt các sinh vật trong nước
+ Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho người và vật nuôi
 * Liên hệ ( 1 điểm)
4. Củng cố:
Giáo viên thu bài và nhận xét ý thức làm bài của học sinh
5. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài : Các khu vực Châu Phi
? Tìm hiểu khái quát tự nhiên và kinh tế xã hôi của khu vực Bắc Phi và Trung Phi
Ngày soạn: 28/12/2014 Tuần 19
Tiết 37: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi 
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu lục và các khu vực ở châu Phi.
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Phi.
	 - Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi.	
Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. Trả bài kiểm tra học kỳ
Kết quả:
0 → 2,5
3 → 4,5
5 → 7,5
8 → 10
7B (30)
7C (25)
Nhận xét:
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế không đều. Có thể chia châu Phi thành 3 khu vực có mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau là Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm 2 khu vực- Bắc Phi và Trung Phi. 
b. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu 1: đặc điểm tự nhiên tế kinh xã hội khu vực Bắc Phi
GV: Xác định trên lược đồ các khu vực châu Phi.
HS. Dựa vào lược đồ ba khu vực châu Phi, xác định vị khu vực Bắc Phi và nêu tên một số nước năm trong khu vực này.
GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực BP.
HS: Dựa vào ảnh em hãy mô tả cảnh quan hoang mạc Xahara: Khắp nơi là cồn cát mênh mông, thực vật gồm những bụi cỏ gai thưa thớt. Ở những chỗ có nước ngầm lộ ra cây cối mọc xanh tốt đó là các ốc đảo chủ yếu cây chà là.
GV: Dựa vào nội dung sgk em hãy cho biết: Thành phần dân cư khu vực Bắc Phi như thế nào? Thuộc chủng tộc gì? Người dân chủ yếu theo đạo gì?
GV: Dựa vào hình 32.3 và nội dung sgk, em hãy nêu các ngành kinh tế chủ yếu ở Bắc Phi.
Mục tiêu 2: đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội khu vực Trung Phi
HS: Xác định khu vực Trung Phi và nêu một số nước trong khu vực này.
GV: Về phương diện tự nhiên có sự phân hoá rõ rệt giữa phía Tây và phía Đông Trung Phi.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận:
- Chia nhóm: 2 bàn một nhóm.
- Thời gian: 4 phút.
- Nội dung câu hỏi:+Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Phi và kiến thức đã học em hãy: Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông khu vực Trung Phi.(Địa hình, khí hậu, thực vật) 
HS: Báo cáo kết quả. Gv chuẩn lại kiến thức.
*B2. Em hãy nêu đặc điểm dân cư và kinh tế của Trung Phi.
1. Khu vực Bắc Phi.
a. Khái quát tự nhiên
Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa. Hoang mạc Xa-ha-ra – Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới .
b. Kinh tế - xã hội.
- Dân cư: Chủ yếu là người Ả Rập và người Béc - be (thuộc chủng tộc Ơ rô-pê-ô-it) theo đạo Hồi.
- Kinh tế:
+ Chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch(Ai cập).
+ Trồng lúa mì, ô lưu, nho, cam, chanh, lạc, bông.
2. Khu vực Trung Phi.
a. Khái quát tự nhiên :
* Phần phía Tây:
- Nhiều bồn địa.
- Gồm hai môi trường tự nhiên:
 + Môi trường xích đạo ẩm có rừng rậm phát triển.
 + Môi trường nhiệt đới có cảnh quan xavan .
* Phần phía đông:
- Là sơn nguyên và hồ kiến tạo.
- Khí hậu : gió mùa xích đạo có Xa van công viên phát triển trên các cao nguyên và rừng rậm trên sườn đón gió.
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư: Chủ yếu người Ban- tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít.
- Tôn giáo: Đa dạng.
- Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
4. Củng cố
 - So sánh thành phần dân cư giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi?
 - Nêu các ngành kinh tế chính giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi?
 - Nêu những nết chính về đặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực Bắc Phi?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Về nhà soạn các câu hỏi trong bài 33 – Các khu vực Châu Phi ( tt). 
 - Đọc và học bài đầy đủ. Chú ý các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội Nam Phi.	
**************************
 Ngày soạn: 29/12/2014 Tuần 19 
Tiết 38: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI ( tiếp )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
 - Nắm được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.
	- Nắm vững những nét khác nhau giữa các khu vực Bắc – Trung – Nam Phi.
	- Biết CH Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, chỉ bản đồ.
3. Thái độ: Có thái độ lên án nạn phân biệt chủng tộc ở đất nước nói riêng và thế giới nói chung.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Phi.
	 - Bản đồ kinh tế Châu Phi.
Học sinh: Học và làm bài tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi?
	 - Khu vực Trung Phi có đặc điểm kinh tế - xã hội như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Trong 3 khu vực Châu Phi, khu vực Nam Phi nhỏ nhất, song lại có ý nghĩa quan trọng tạo nên diện mạo của một Châu Phi đang đổi mới và phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Nam Phi.
b. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu 1: đặc điểm tự nhiên- kinh tế xã hội 
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ( 4 phút)
 * Dựa vào hình 32.1, lược đồ tự nhiên Châu Phi
 ( hình 26.1) và nội dung sgk, em hãy:
- Xác định phạm vi khu vực Nam Phi? Nêu tên một số quốc gia thuộc khu vực này?
- Nêu tên những đặc điểm chính địa hình khu vực Nam Phi?
HS: Trả lời.
GV: Nêu những đặc điểm chính của khí hậu khu vực Nam Phi? Giải thích tại sao Nam Phi có khí hậu nhiệt đới ẩm hơn Bắc Phi?
HS: Nguyên nhân dịu và ẩm hơn.
- Diện tích nhỏ hơn nhiều so với Bắc Phi.
- Có 3 mặt giáp đại dương lớn.
- Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóng Môdămbích, mũi kim và gió đông Nam thổi từ biển vào.
GV: Em có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa và thực vật ở khu vực Nam Phi?
GV: Tại sao thực vật và lượng mưa ở Nam Phi có sự phân hoá theo chiều từ Đông sang Tây?
HS: Nguyên nhân chính là sự kết hợp giữa địa hình, dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Địa hình: có dãy Đrêcenbéc. Phía Đông có gió Đông thổi từ AĐD vào. Phía tác động khắc nghiệt bởi dòng biển lạnh Benghêla.
GV: Quan sát nội dung sgk, em hãy cho biết thành phần chủng tộc ở khu vực Nam Phi có đặc điểm gì?
GV: So sánh thành phần chủng tộc ở khu vực Bắc và Trung Phi?
GV: Ở Nam Phi trước đây còn tồn tại vấn đề gì mang tính toàn cầu?
GV: Dựa vào hìh 32.3 và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết cơ cấu kinh tế khu vực Nam Phi có các ngành kinh tế chủ yếu nào?
GV: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực Nam Phi?
GV: Em hãy nêu một số đặc điểm Công nhiệp và nông nghiệp CH Nam Phi?
HS: Các ngành Công nghiệp chính: khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất
3. Khu vực Nam Phi.
a. Khái quát tự nhiên:
 Địa hình:
- Cao trung bình >1000m.
- Giữa: bồn địa Calahari.
- Phía Đông Nam: Dãy Đrêcenbéc cao đồ sộ ( trên 3000m).
* Khí hậu, thực vật:
- Phần lớn có khí hậu chí tuyến, dịu và ẩm hơn Bắc Phi.
- Khí hậu Cận Nhiệt Địa Trung Hải ( cực Nam).
- Lượng mưa và thực vật phân hoá theo chiều Đông – Tây.
+ Phía Đông: ẩm, mưa khá. Rừng rậm nhiệt đới phát triển.
+ Phía Tây và nội địa: khô, rừng thưa, Xavan phát triển.
b. Khái quát Kinh tế - xã hội.
* Xã hội.
- Chủng tộc: đa dạng.
+ Nêgrôit, Ỏrôpêôit, Môngôlôit,
 Người lai.
- Tôn giáo: Đạo thiên chúa.
* Kinh tế:
- Chủ yếu khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
- Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch:
+ Nước Công nghiệp phát triển: CHN Phi.
+ Nước Nông nghiệp lạc hậu: Môdămbích, Malauy
4. Củng cố;
- Tại sao người ta gọi thập niên 60 của thế kỉ 20 là “thập niên Châu Phi”, tại sao? ( Thập niên 60 của thế kỉ 20 là năm nhiều quốc gia thuộc địa châu Phi giành được độc lập từ các nước thực dân Châu Âu, nhất là thuộc địa của Pháp).
 - Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Phi?
5. Hướng dẫn về nhà: 	- Học và làm bài tập đầy đủ.
	 - Soạn các câu hỏi sau bài thực hành.
Ngày soạn: 01/01/2015 Tuần 20 
Tiết 39 THỰC HÀNH
 SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
	- Biết được ChâuPhi có trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều, thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi rất chênh lệch.
	- Biết được những nét chính của nền kinh tế 3 khu vực Châu Phivà của Châu Phi trong bảng so sánh các đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi.
2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ.
3. Thái độ:
	- Đánh giá đúng mức thu nhập của các nước Châu Phi, so sánh với nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi (năm 2000).
 Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu những nét chính về địa hình, khí hậu, thực vật của khu vực Nam Phi?
- Tại sao khu vực Nam Phi có khí hậu dịu và ẩm hơn Bắc Phi?
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Trong hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế của 3 khu vực này. Nhằm củng cố kiến thức về 3 khu vực này, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài thực hành.
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu 1: trình độ phát triển của các nước châu Phi
Quan sát hình 34.1
GV: Giải thích chú thích hình 34.1.
GV: Cho học sinh thảo luận:
- Chia lớp làm 6 nhóm (mỗi dãy gồm 2 nhóm).
- Thời gian: 4 phút.
- Nội dung câu hỏi:
* Nhóm 1;2: Nêu tên các quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân đầu người 1000USD/năm. Các quốc gia này nằm ở khu vực nào Châu Phi? 
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, học sinh các nhóm khác bổ sung, cuối cùng Giáo viên chuẩn xác.
* Nhóm 3;4: Nêu tên các quốc gia Châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm. Các quốc gia này nằm khu vực nào của Châu Phi?
HS: Trả lời: học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác.
* Nhóm 5;6: Nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế Châu Phi?
HS: Trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác.
1: trình độ phát triển của các nước châu Phi
* Tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm gồm: 
- Marốc, Angiêri, Tuynidi, Libi, Aicập ( khu vực Bắc Phi).
- Namibia, Bôtxoana, Nam Phi ( khu vực Nam Phi).
* Tên các quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân dưới 200USD/năm gồm:
- Nigiê, Sát ( Phía Nam khu vực Bắc Phi).
- Êtiôpia, Xômali, Buốckinâphxô ( thuộc khu vực Trung Phi).
* Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá cao giữa các khu vực và các nước Châu Phi.
+ Các nước thuộc cực Nam Châu Phi và ven ĐTH thuộc Châu Phi có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn so với các nước nằm giữa hai vùng lãnh thổ này
+ Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các nước có thu nhập cao ( >2500USD/năm) và các nước có thu nhập thấp ( <200USD/năm) đạt trên 12 lần.
+ Nhìn chung khu vực Trung Phi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế Châu Phi.
Mục tiêu 2: Đặc điểm kinh tế 3 khu vực châu phi
Lập bảng so sánhđặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi theo mẫu sau.
Khu vực
Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi
- Các nước ven ĐTH có kinh tế phát triển, thu nhập bình quân khá cao ( >1000USD/năm). 
+ Công nghiệp: phát triển ngành khai thác- xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát.
+ Nông nghiệp: SX lúa mì, ôlưu, cây ăn quả nhiệt đới.
+ Dịch vụ du lịch phát triển.
Trung Phi
- Hầu hết các nước có nên kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp ( <1000USD/năm). 
+ Nông nghiệp: chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. 
+ Công nghiệp chủ yếu khai thác lâm Sản, khoáng sản.
Nam Phi
- Kinh tế khá phát triển, nhất là Nam Phi, nhưng cũng có nước kém phát triển. 
+ Công nghiệp chính là khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí
+ Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là hoa quả cận nhiệt khô, ngô
 4. Củng cố 
- Em hãy cho biết quốc gia nào phát triển nhất Châu Phi? quốc gia đó nằm ở khu vực nào của Châu Phi và có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế?
 - Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất Châu Phi mà em biết? nền kinh tế của họ có những nét gì tiêu biểu?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Nghiên cứu trước bài 35 khái quát Châu Mĩ.
? Tại sao nói Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư? 
? Thành phần chủng tộc có đặc điểm gì?
Ngày soạn: 01/01/2015 Tuần 20
 Chương VII. CHÂU MĨ.
Tiết 40 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ	
- Trình bày được những đặc điểm khái quá về lãnh thổ, dân cư, chủng tộc của châu Mĩ
2. Kĩ năng: 
- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của châu Mĩ.
- Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng
3. Thái độ : Có thái độ yêu qúy nòi giống, yêu qúy người khác màu da.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bản đồ thế giới, lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.
Học sinh: Học và học bài, làm bài tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Nói về sự kiện Crixtốp Côlôm tìm ra Châu Mĩ, F Anghen nhận định “ Việc phát hiện ra Châu Mĩ đã đẩy lùi hàng rào nhân loại”. Hàm ý sâu xa của nhận định này nói lên tiềm năng phong phú của Châu Mĩ. Có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế - xã hội Thế Giới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiêu châu lục này .
b. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu 1: châu Mĩ là một châu lục rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ
GV:Yêu cầu HS thảo luận: (Thời gian: 4 phút )
1. Dựa vào hình 35.1 và SGK em hãy xác định vị trí của Châu Mĩ ?
2. Cho biết vị trí của châu mĩ có gì khác so với châu phi ?
HS: Vị trí Châu Mĩ kéo dài hơn về phía cực 
GV: Bổ sung:Vị trí Châu Mĩ nằm riêng biệt ở Bán Cầu Tây và bao bọc ở các đại dưong xung quanh nên chậm đựơc phát hiện.
- Yêu cầu HS thảo luận, Thời gian :5 phút .
1. Dựa vào hình 35.1 và nội dung SGK em hãy cho biết: Châu Mĩ có diện tích bao nhiên ? Hẹp nhất là nơi nào? ở Việt Nam hẹp nhất (về chiều ngang )thuộc tỉnh nào ?
2. Kênh đào panama ở Trung Mĩ nối liền hai đại dương nào? Ý nghĩa của kênh đào panama ?
HS: *Trả lời :
1. Là eo đất panama rộng không đến 50km.Việt Nam Quảng Bình cũng không quá 50 km(bề ngang)
2. Nối TBD và ĐTD
- Ý nghĩa:Rút ngắn thời gian di chuyển. Tiết kiệm nguồn nhiên liệu ,tăng thu nhập (thu thuế qua kênh đào 
Mục tiêu 2:đặc điểm dân cư châu lục
CH: Dựa vào SGK em hãy cho biết :Châu Mĩ do ai phát hiện ra ? vào thời gian nào ?
HS: Crixtôp Côlômbô vào thế kỷ XV.
 GV: Họ là con cháu của người Châu Á di cư sang từ thời xa xưa (thời tiền sử ). Kết hợp chỉ lựơc đồ. Giới thiệu các mủi tên chú thích .
CH:Vậy người Exkimô và Anh điêng có những nét tiêu biểu gì ?
HS: Ngưòi Exkimô sống ven BBD, Làm nghề đán

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7_20150725_102701.doc
Giáo án liên quan