Giáo án Địa lí 7 - Phan Văn Tân - Tiết 24, Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

* Bước 3: Nguyên nhân.

 

* Bước 4: Dựa vào các ảnh sgk + kiến thức đã học cho biết:

- Đới lạnh có những tài nguyên nào?

(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

- Với tài nguyên như vậy thì ở đây có hoạt động kinh tế gì?

* Bước 5: Nguyên nhân

 

* Bước 6:

- Việc khai thác ở đây có gặp khó khăn không?

Gv đới lạnh là nơi có nguồn KS phong phú, do có nhiều khó khăn nên TN chủ yếu còn ở dạng tiềm năng?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5012 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Phan Văn Tân - Tiết 24, Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	 Ngày soạn: 02/11/2014
Tiết 24 Ngày dạy: 05/11/2014
BÀI 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại ở đới lạnh.
- Thấy được những khó khăn do tính chất khắc nghiệt của khí hậu.
- Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc lược đồ và phân tích ảnh địa lí.
- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh.
3. Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Một số tranh ảnh trong bài (sgk).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1……................................., 7A2……..........................., 7A3……..........................
7A4……................................., 7A5……..........................., 7A6……..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu 1: Tính chất khắc nghiệt của khí hậu ở đới lạnh thể hiện như thế nào?
Câu 2: Kể tên các loài động vật thích nghi ở đới lạnh? Chúng thích nghi bằng cách nào?
3. Tiến trình bài học: 29 phút
 Khởi động: (2 phút) Nếu ở vùng nhiệt đới và ôn đới có hoang mạc nóng, thì ở đới lạnh có hoang mạc lạnh. Đó là hoang mạc như thế nào và từ ngàn xưa con người đã sinh sống ra sao trên mảnh đất lạnh lẽo này. Hôm nay chúng ta cùng hiểu bài 22.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh (cá nhân) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: 
HS quan sát H22.1 
- Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc?
- Kể tên các dt sống bằng nghề chăn nuôi. Họ cư trú chủ yếu ở đâu?
- DT nào sống bằng nghề săn bắn. Cư trú ở đâu?
- Vì sao họ lại sống ở đó?
* Bước 2: 
Nghiên cứu H22.2 và 22.3 kết hợp với kiến thức đã học hãy cho biết:
- Những khó khăn trong hoạt động KT của con người ở đới lạnh?
 - Ở đây có hoạt động KT cổ truyền nào?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 3: Nguyên nhân.
* Bước 4: Dựa vào các ảnh sgk + kiến thức đã học cho biết:
- Đới lạnh có những tài nguyên nào?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Với tài nguyên như vậy thì ở đây có hoạt động kinh tế gì?
* Bước 5: Nguyên nhân	
* Bước 6: 
- Việc khai thác ở đây có gặp khó khăn không?
Gv đới lạnh là nơi có nguồn KS phong phú, do có nhiều khó khăn nên TN chủ yếu còn ở dạng tiềm năng?
* Bước 7: 
Quan sát H22.4 và 22.5 cho biết:
- Người ta đang tiến hành thăm dò & khai thác trong điều kiện như thế nào?
Hoạt động 2: Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh (Cá nhân) 12 phút. 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
 Cho biết mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.
Đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Việc khai thác tài nguyên (khoáng sản) ở đới lạnh cần hợp lí, tránh ô nhiễm MT.
* Bước 2:
Theo em vấn đề cần quan tâm ở đới lạnh là gì?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 3:
Cần có biện pháp gì để bảo vệ ĐV quý hiếm?
(Tích hợp GD pháp luật Việt Nam).
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc. 
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền. 
 Chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
 Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo.
b. Hoạt động kinh tế hiện đại.
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+ Chăn nuôi thú có lông quý.
Nguyên nhân: Khoa học kĩ thuật phát triển.
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường.
- Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
- Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
* Biện pháp: Đưa các loài ĐV quý vào sách đỏ, ban hành luật cấm đánh bắt ĐV quý hiếm …
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 10 phút.
1. Tổng kết: 	
 Thảo luận: Vấn đề quan tâm rất lớn của môi trường phải giải quyết ngay ở đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh là gì?
 Nhóm 1: Đới nóng? (xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng …)
 Nhóm 2: Đới ôn hòa?(Ô nhiễm không khí, nước)
 Nhóm 3: Đới lạnh? (Săn bắt quá mức cá voi, thú lông quý …)
 Bài tập 3 sgk
Khí hậu đới lạnh
Rất ít người sinh sống
Băng tuyết phủ quanh nm
Thực vật nghèo nàn
2. Hướng dẫn học tập: 
 Ôn lại vị trí, đặc điểm tầng đối lưu của lớp vỏ khí (lớp 6).
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................

File đính kèm:

  • doctiet24 tuan 12 dia li 7.doc