Giáo án Địa lí 7 - Lã Tất Linh - Bài 7-11

I. MỤC TIÊU.

1. kiến thức.

 - Học sinh nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng,

 giữa khai thác đất và bảo vệ đất

 - Biết được một số cây trồng, vật nuôi và các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng

2. Kĩ năng

 - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lý qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm

 kỹ năng đọc ảnh đại lý

 - Luyện kỷ năng phán đoán địa lý cho Hs về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp

 và đất trồng, giữa khai thác và bảo vệ đất trồng

3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ đát đai,rừng, môi trường.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: - Các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ở đới nóng.

2. Học sinh: - Tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp ở đới nóng, ở địa phương em

 - Ảnh về xói mòn đất trên các sườn núi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

 ? Trình bày đặc điểm cơ bản của khí hậu của MTXĐ ẩm, MTNĐ, MTNĐGM

 ở đới nóng?

3. Dạy nội dung bài mới:

- Giới thiệu bài: -Bên cạnh những hình thức canh tác. Nền nông nghiệp ở đới nóng có những đặc điểm ntn? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Lã Tất Linh - Bài 7-11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đồ khí hậuvà nhận biết 
 khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu
3 Thái độ :
 - Liên hệ với môi trường nhiệt đới gió mùa ở việt nam 
II. chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Lược đồ các môi trường địa lí
 - Lược đồ gió mùa châu á
 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum- bai
 - Tranh ảnh cảnh quan môi trường
2. Học sinh:	 - Ôn lại kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
 - Tranh ảnh cảnh quan nhiệt đới gió mùa ở nước ta
III. tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt đới trên bản đồ và nêu
 đặc điểm khí hậu nhiệt đới ?
3. Dạy nội dung bài mới:
- Giới thiệu bài: - Chúng ta đã tìm hiểu được 2 kiểu môi trường trong đới nóng. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu 1 môi trườnh hết sức đặc sắc trong đới nóng đó là môi trường nhiệt đới gió mùa. 
Vậy môi trường này có gì khác biệt so với 2 môi trường trước bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
HĐ 1
? Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên h5.1 sgk
- GV cho học sinh hoạt động nhóm qsát h7.1, h7.2 sgk hãy:
? Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hè, vào mùa đông ở các khu vực Nam á và Đông Nam á.
? Nhận xét lượng mưa các khu vực này trong mùa hè, mùa đông.
? Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hè và mùa đông.
- GV chốt kiến thức.
- GV hỏi thêm HS khá giỏi ? Trên h7.1, h7.2 tại sao mũi tên chỉ hướng gió ở Ná lại chuyển hướng cả hai mùa hè và mùa đông.
- GV y/c học sinh qsát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa H7.3, H7.4 sgk cho biết:
? Diển biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội có gì khác MunBai.
? Qua phân tích biểu đồ kết hợp TT sgk cho biết khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì nổi bật?
- GV chốt kiến thức .
HĐ 2
- GV y/c HS qsát H7.5, h7.6 hãy:
? Nhận xét sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên ở hai ảnh? Nguyên nhân của sự thay đổi.
- GV chốt kiến thức.
- HS xác định vị trí 
- Các nhóm qs h7.1, h7.2 sgk trao đổi nhóm thống câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS khá giỏi vận dụng kiến thức đã học để giải thích.
- HS qs H7.3, H7.4 nhận xét sự khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm.
- HS dựa vào kết quả phân tích nêu được đặc điểm nổi bật của môi trườngnhiệt đới gió mùa ,HS khác nhận xét bổ sung.
- HS qsát H7.5, H7.6 nhận xét và giải thích, HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
1. Khí hậu.
- đná, ná là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa ở hai mùa.
- Hai đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió
- Nhiệt độ TB năm trên 20oC. 
- Biên độ nhiệt Tb 80C
 -Lượng mưa TB trên 1000mm. Mùa khô ngắn, lượng mưa nhỏ. 
- Thời tiết diển biến thất thường
2. Các đặc điểm khác của môi trường.
- Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên 
- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng phong phú nhất đới nóng, thích hợp nhiều loại cây lương thực, công nghiệp nhiệt đới thu hút lao động, tập trung đông dân cư nhất thế giới
4. Củng cố:
 * Hãy chọn phương án đúng trong các câu sau:
 ?. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới là.
	 a. Đông Nam á	 b. Trung á
	 c. Đông Nam á và Nam á	d. Đông á và Nam á 
 ? Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gío mùa là:
	 a. Nhiệt độ cao lượng mửa lớn	
 b. Thời tiết diển biến thất thường
	 c. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió 
 d. Cả hai phương án ( a + b ) đúng
5. Dặn dò: 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau. Sưu tầm tài liệu nói về canh tác nông nghiệp, làm rẫy, 
 đồn điền ở đới nóng. 
Ngày soạn: 13/09/2011
Ngày giảng: 
Tuần 4
Tiết (PP) : 8
Bài 8. 
Các hình thức canh tác trong nông nghiệp
ở đới nóng
I. Mục tiêu.
1. kiến thức. 
 - Học sinh nắm được hình thức canh tác nông nghiệp, làm rẩy, đồn điền (sản xuất theo 
 qui mô lớnvà thâm canh lúa nước ở đới nóng)
 - Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và thâm canh lúa nước ở đới nóng
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện và nâng cao kỉ năng phân tích ảnh địa lý và bản đồ địa lý cho học sinh. 
 - Bước đầu rèn luyện kỷ năng lập sơ đồ các mối quan hệ cho học sinh
3.Thái độ
 -Biết các hình thức nông nghiệp ở đới nóng
II. chuẩn bị.
1.Giáo viên: - Lược đồ những khu vực thâm canh lúa nước ở châu A
 - Các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ở đới nóng.
 - Bản đồ dân cư và bản đồ nông nghiệp ĐNA, châu á
2. Học sinh:	 - Tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp ở đới nóng, ở địa phương em
 III.Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
3. Dạy nội dung bài mới:
- Giới thiệu bài: - Chúng ta đã tìm hiểu về các kiểu môi trường trong đới nóng . Đới nóng là khu vực phát triển nông nghiệp từ rất sớm. ở đay có nhiều hình hức canh tác trong nông nghiệp. Vậy đặc điểm của các hình thức canh tác ấy ntn chúng ta hãy vào bài hôm nay ?
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
HĐ 1
- GV cho HS qsát H 8.1, 
H 8.2 sgk hãy:
? Nêu một số biểu hiện của hình thức sản xuất nương rẩy
? qsát cách làm nương rẫy cho biết đây là hình thức sản xuất nông nghiệp như thế nào?
? Hình thức này gây hậu quả gì đối với đất trồng, thiên nhiên
 GV chốt kiến thức và cho HS liên hệ Việt Nam hiện nay còn hình thức sản xuất này không? ở đâu?
HĐ 2
- GV cho HS hoạt động nhóm với các nội dung sau:
Qsát H 8.4 cho biết:
? Nêu một số điều về nhiệt độ và lượng mưa để tiến hành thâm canh lúa nước?
? Phân tích vai trò, đặc điểm của việc thâm canh lúa nước trong đời sống?
- GV chốt kiến
? qsát H 8.3, 8.6 sgk cho biết: Tại sao ruộng có bờ vùng, bờ thửa và ruộng bậc thang ở vùng đồi núi là cách khai thác có hiệu quả.....?
? Tại sao các nước trong khu vực đới nóng có tình trạng:
- Nước thiếu lương thực
- Nước tự túc lương thực
- Nước xuất khẩu lương thực
- QS lược đồ H 8.4; H 4.4 cho biết các vùng thâm canh lúa nước là vùng có đặc điểm dân cư như thế nào ? giải thích nguyên nhân mối liên hệ đó
HĐ 3
- GV y/c HS qsát ảnh 8.5 cho biết:
? Bức ảnh chụp gì? chụp ở đâu?
? Mô tả bức ảnh.
? Qua phân tích bức ảnh nhận xét về qui mô và tổ chức sản xuất ở đồn điền như thế nào. 
? Sản phẩm sản xuất với khối lượng và giá trị như thế nào? 
 Gv chốt kiến thức
? Đồn điền cho thu hoạch nhiều nông sản tại sao con người không lập ra nhiều đồn điền
- HS qsát ảnh H 8.1, H 8.2 sgk kết hợp với hiểu biết thực tế trả lời . HS khác nhận xét bổ sung
-HS trả lời 
- HS các nhóm qsát H 8.4. trao đổi thống nhất câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Ghi bài
- HSqsát H8.3, H8.6 SGK trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS vận dụng bài học để giải thích
- HS qsát H 8.4; H 4.4, trao đổi 2 em một cặp, đại diện một em trả lời. Lớp nhận xét
- HS qsát ảnh 8.5, mô tả và nhận xét qui mô tổ chức sản xuất ở đồn điền. HS khác nhận xét bổ sung
- HS vận dụng hiểu biết trả lời, HS khác nhận xét
1. Làm nương rẩy
Là hình thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp để lại hậu quả xấu cho đất trồng và thiên nhiên
2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước
- Điều kiện thuận lợi để thâm canh lúa nước : Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ động tưới tiêu 
- Vai trò đặc điểm: tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượngtạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn 
- Là hình thức canh tác theo qui mô lớn với mục đích tạo khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có giá trị cao.
4. Củng cố:
 * Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
 ? Hình thức canh tác nào đòi hỏi nhiều vốn và khoa học kĩ thuật nhất
 a. Làm nương rẫy b. Thâm canh lúa nước
 c. Đồn điền d. Cả 3 hình thức trên
5. Dặn dò: 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị học bài sau, y/c: Ôn lại đặc điểm khí hậu đới nóng ? ảnh hưởng của khí 
 hậu đến cây trồng và đất đai như thế nào?
Duyệt của chuyên môn
Ngày soạn : 18/09/ 2011
Ngày giảng: 19/09/ 2011
Tuần 5
Tiết (PP) : 9 - Bài 9. 
hoạt động sản xuất nông nghiệp
ở đới nóng
I. Mục tiêu.
1. kiến thức. 
 - Học sinh nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, 
 giữa khai thác đất và bảo vệ đất
 - Biết được một số cây trồng, vật nuôi và các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng
2. Kĩ năng
 - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lý qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm 
 kỹ năng đọc ảnh đại lý
 - Luyện kỷ năng phán đoán địa lý cho Hs về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp 
 và đất trồng, giữa khai thác và bảo vệ đất trồng
3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ đát đai,rừng, môi trường...
II. chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ở đới nóng.
2. Học sinh: - Tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp ở đới nóng, ở địa phương em
 - ảnh về xói mòn đất trên các sườn núi 
III. tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Trình bày đặc điểm cơ bản của khí hậu của MTXĐ ẩm, MTNĐ, MTNĐGM 
 ở đới nóng?
3. Dạy nội dung bài mới:
- Giới thiệu bài: -Bên cạnh những hình thức canh tác. Nền nông nghiệp ở đới nóng có những đặc điểm ntn? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
HĐ 2
- GV y/c HS nhắc lại đặc điểm của môi trường đới nóng .
- GV y/c học sinh hoạt động nhóm n/c sgk mục 1 trang 30kết hợp qssát H9.1, H9.2thảo luận nhóm các nội dung sau:
? Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi, khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. 
? Môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa có thuận lợi gì, khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp.
? Giải pháp khắc phục khó khăn của môi trường đới nóng với sản xuất nông nghiệp.
- GV chuẩn kiến thức theo bảng
- HS nhắc lại đặc điểm chung của khí hậu.
- HS n/c sgk mục 1 trang 30 kết hợp qsát H9.1, H9.2 thảo luận nhóm hoàn thành câu trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Trả lời
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới- Môi trường nhiệt đới gió mùa
Thuận lợi
- Nắng mưa nhiều quanh năm, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con
- Xen canh gối vụ
- Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa, theo mùa gió.
- Chủ động bố trí mùa vụ, chọn cây trồng vật nuôi.
Khó khăn 
- Nấm mốc, côn trùng phát triển
- Chất hữu cơ phân hủy nhanh, tầng mùn không dày dể rửa trôi
- Mua theo mùa dể gây lũ lụt , tăng cường xói mòn đất
- Mùa khô kéo dài, gây hạn hán, hoang mạc phát triển
- Thời tiết thất thường.
Biện pháp khắc phục
- Bảo vệ rừng, trồng rừng
- Làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất
- Tính chất mùa vụ đảm bảo tốt , chống thiên tai
HĐ 2
 GVy/c học sinh? Nêu tên các cây lương thực và hoa màu chủ yếu ở nước ta được trồng ở vùng núi và đồng bằng.
? Giải thích tại sao lại có sự khác nhau các cây trồng ở các vùng.
? Vậy cây lương thực phát triển ở đới nóng gồm những loại cây nào. 
? Tại sao các vùng trồng lúa ở nước ta lại thường trùng với vùng đông dân nhất trên thế giới.
? Nêu tên các cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta .
( Đó cùng là cây CN phổ biến ở đới nóng)
? Xác định trên bản đồ thế giới các nước, các khu vực sản xuất nhiều cây lương thực, cây công nghiệp.
- GV cho hs n/c TT phần chăn nuôi trang 31 sgk cho biết:
? Các vật nuôi ở đới nóng được chăn nuôi ở đâu? Vì sao các con vật được phân bố ở các khu vực đó.
-GV chốt kiến thức.
- HS nêu tên các cây lương thực, hoa màu ở vùng núi , đông bằng và giải thích mối quan hệ.
HS trả lời
- HS nêu các cây lương thực ở đới nóng, lớp nhận xét bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức và hiểu biết để trả lời.
- HS nêu tên các cây CN trồng nhiều ở nước ta.
- HS xác định trên bản đồ cây lương thực, cây CN.
-HS n/c phần chăn nuôi trả lời ,lớp nhận xét bổ sung.
 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Cây lương thực ở đới nóng phù hợp với khí hậu và đất trồng: lúa nước, khoai ,sắn, cây cao lương.
- Cây công nghiệp phong phú có giá trị xuất khẩu cao: cà phê, cao su, dừa, mía,bông.
 - Chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt
4. Củng cố. 
 * Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
 ? Môi trường xích đạo ẩm gặp những khó khăn gì ?
 a. Đất đai dễ bị xói mòn b. Lắm sâu bệnh
 c. Tầng mùn không dầy d. Cả 3 ý trên
 ? Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi,khó khăn gì đối với sản 
 xuất nông nghiệp.
5 . Dặn dò. 
 - Hướng dẩn học sinh làm bài tập 3 trang 32 sgk
 - Chuẩn bị bài sau : N/c trước bài 10 nắm tình hình dân số ở đới nóng như 
 thế nào?
Ngày soạn: 20/09/ 2011
Ngày giảng : 22/ 09/ 2011
Tuần 5
Tiết (PP) : 10
Bài 10 
Dân số và sức ép dân số
tới tài nguyên môi trường ở đới nóng
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Học sinh biết được ở đới nóng vừa đông dân vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh 
 tế còn đang trong tình trạng phát triển chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản ( ăn, mặc, ở ) của 
 người dân.
 - Biết được sức ép dân số tới đời sống và các biện pháp của các nước đang phát triển để 
 giảm sức ép dân số và báo vệ tài nguyên môi trường 
2. Kĩ năng 
 - Luyện cách đọc và phân tích biểu đồ các mối quan hệ
 - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê
3.Thái độ.
 - Giáo dục cho HS về dân số và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
II.chuẩn bị.
1. Giáo viên: - Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số với lương thực ở châu Phi
 - Các số liệu về dân số
 - Bản đồ dân cư thế giới
2. Học sinh: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
 - Ôn lại các kiến thức đã học ở phần I
III. Nội dung.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Môi trường nhiệt đới gió mùa có những thuận lợi, 
 khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp
3.Dạy nội dung bài mới:
- Giới thiệu bài: - Chúng ta đã tìm hiểu về các môi trường ở đới nóng vậy tình hình dân số và tài nguyên môi trường ở đới nóng ntn? 
Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
HĐ1
- GV cho học sinh qsát bản đồ " phân bố dân cư thế giới"
? Trong 3 đới môi trường khí hậu dân cư thế giới tập trung đông nhất ở đới nào.
Tại sao có sự phân bố như vậy?
? Dân cư ở đới nóng phân bố tập trung ở những khu vực nào?
? Với số dân bằng 1/2 nhân loại chỉ sống tập trung trong 4 khu vực trên sẽ gây ra hậu quả gì.
- GV cho hs qs biểu đồ h1.4
 ( Bài 1) kết hợp sgk cho biết:
? Tình hình gia tăng dân số ở đới nóng như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến TNTN và môi trường ở đó. 
- GV chốt kiến thức và phân tích thêm hậu quả cho học sinh rõ
HĐ 2
- GV giới thiệu biểu đồ h10.1và hướng dẫn HS khai thác từng đại lượng:
+ Biểu đồ SLLT tăng hay giảm+ Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có diển biến như thế nào.
+ So sánh sự gia tăng lương thực và gia tăng dân số
+ Biểu đồ BQLTđầu người tăng hay giảm.
- GV cho các em hoạt động nhóm các nội dung sau:
? Nguyên nhân nào làm cho BQLT giảm.
? Phải có biện pháp gì để nâng BQLT đầu người.
- GV y/c hs đọc bảng số liệu trang 34 sgk nhận xét:
? Sự tương quan giữa dân số và DT rừng ở khu vực Đông Nam á 
? Nguyên nhân giảm diện tích rừng.
- GV cho hs hoạt động nhóm bàn trao đổi thống nhất hai câu hỏi sau:
? Từ những kiến thức trên em hãy cho biết những tác động của sức ép dân số tới tài nguyên môi trường và xã hội như thế nào.
? Những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- GV chốt kiến thức.
- HS qsát bản đồ " phân bố dân cư thế giới" trả lời, HS khác nhận xét bố sung.
- HS qsát bản đồ trả lời.
- HS qsát biểu đồ h4.1 kết hợp sgk – HS trả lời, 
- HS khác nhận xét bổ sung
 - Ghi bài
- HS qsát nghe giáo viên hướng dẫn và trả lời
- Các nhóm trao đổi thống nhất hoàn thành câu trả lời , đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc bảng số liệu trang 34 SGK nhận xét sự tương quan giữa dân số và DT rừng giải thích nguyyen nhân, lớp nhận xét bổ sung.
- đại diện 1hs trả lời 
 lớp nhận xét bổ sung
1. Dân số.
- 50% dân số thế giới sống ở đới nóng
- Dân số ở đới nóng tập trung nhiều ở Đông Nam á, Nam á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin.
- Gia tăng tự nhiên nhanh và bùng nổ dân số, tác động rất xấu đến tài nguyên và môi trường.
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường
* Sức ép dân số
- TNTN bị cạn kiệt suy giảm
- Chất lượng cuộc sống người dân thấp
* Biện pháp
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số
- Phát triển kinh tế
- Nâng cao đời sống của dân
4. Củng cố.
 * Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau:
 ? Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng
	 a. Kinh tế chậm phát triển	 b Đời sống được cải thiên
	 c. Tác động tiêu cực tới TNMT	 d. Tất cả đều dúng
 ? Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng
	 a. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số 	 b. phát triển kinh tế nâng cao đời sống
	 c. Cả hai đều đúng	 d. Cả hai đều sai
5. Dặn dò. 
 - Học bài và làm bài tập ở tập bản đồ
 - Chuẩn bị bài học sau: tìm hiểu sự di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng
Duyệt của chuyên môn
Ngày soạn: 25/09/ 2011
Ngày giảng : 26/ 09/ 2011
Tuần 6
Bài 11. 
di dân
và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
I Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
 - Nguyên nhân của di dân và đô thị hóa ở đới nóng
 - Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị,
 siêu đô thị ở đới nóng
2. Kĩ năng. 
 - Củng cố thêm các kỷ năng đọc, phân tích ảnh địa lý, bản đồ địa lý và biểu đồ 
 hình cột
3 Thái độ
 - Giáo dục cho học sinh về dân số và di dân.
II.chuẩn bị .
1. Giáo viên: - Lược đồ dân cư đô thị Thế Giới
 - Các số liệu về di dân
 - Các tranh ảnh, hình vẽ về di dân, các đô thị , siêu đô thị...
2. Học sinh: - Tìm hiểu bài trước ở nhà
	 - ảnh về hậu quả đô thị hóa tự phát
III. Thiết bị dạy học .
1. ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ : 
 ? Đặc điểm nào đúng với tình hình dân số của đới nóng ?
 a. Tăng nhanh b. tăng chậm 
 c. Bùng nổ d. Bình thường
3. Dạy nội dung bài mới:
 - Giới thiệu bài: - Chúng ta đã tìm hiểu về các môi trường ở đới nóng và tìng hình dân số và tài nguyên môi trường ở đới nóng . Vậy tình hình đô thị hóa diễn ra ntn Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của HS
Nội dung chính
HĐ 1
- GV nhắc lại tình hình gia tăng dân số của các nước đới nóng
- GVy/c HS đọc đoạn " Di dân....Tây Nam á" trang 36 sgk và cho biết:
? Tìm nguyên nhân di dân của đới nóng?
? Tại sao di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng, phức tạp.
* Giáo viên chốt kiến thức
- GV cho HS hoạt động nhóm với các nội dung sau:
? Nguyên nhân di dân có tác động tích cực đến KT-XH
? Nguyên nhân di nhân có tác động tiêu cực?
? Những biện pháp di dân tích cực tác động tốt đến đời sống KT-XH là gì?
 GV lấy ví dụ cụ gợi ý cho HS yếu tìm nguyên nhân di dân có tác động tích cực, tiêu cực 
 GVchốt kiến thức
HĐ 2
- GV cho HS n/c thông tin mục 2 -sgk
? Tình hình đô thị hóa hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào?
? qsát H3.3 sgk, đọc tên các siêu đô thị trên 8 triệu dân ở đới nóng
- GV y/c HS đọc biểu đồ tỉ lệ dân đô thị H11.3 (bài tập 3). Hãy:
? Dựa vào số liệu trên biểu đồ em có kết luận gì về vấn đề đô thị hóa ở đới nóng? Tốc độ đô thị biểu hiện như thế nào?
 - Giáo viên chốt kiến thức
- GV cho HS qsát H 11.1, H11.2. Hãy:
? Nêu hai biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với KT-XH của việc đô thị hóa có kế hoạch và không có kế hoạch.
? Cho biết tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra.
- GV chốt kiến thức
- GV giới thiệu vài nét về đô thị hóa ở Việt Nam
- HS đọc thông tin trả lời,
- HS khác nhận xét
- Chia nhóm
- HS các nhóm hoạt động tìm nguyên nhân tích cực, tiêu cực, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS n/c thông tin sgk, trả lời
 Lấy VD minh hoạ
-HS n/c mục 2
- HS xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên 8 triệu dân
- HS dựa vào biều đồ H11. 3 trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- HS qsát H 11.1, H11.2, trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
-HS trả lời
1. Sự di dân
- Đới nóng là nơi có sự di dân do nhiều nguyên nhân khác nhau, có tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển KT-XH
- Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống KT-XH
2 . Đô thi hóa ở đới nóng
- Trong những năm gần đây ở đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều
- Đô thị hóa tự phát gây ra ô nhiểm môi trường, hủy hoại cảnh quan, ùn tắc 

File đính kèm:

  • doc7-11.doc
Giáo án liên quan