Giáo án Địa lí 7

I. Mục tiêu:

- Về kiến thức:

Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi.

- Về kĩ năng:

Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế các khu vực châu Phi.

- Về thái độ:

+ Phản hồi/ lắng nghe tích cực.

+ Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Lược đồ các nước châu Phi. Lược đồ tự nhiên khu vực châu Phi.

- HS: Ôn lại kiến thức về ba khu vực đã học. SGK, vở ghi.

III. Phương pháp:

Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục

 1. Ổn định lớp: (1p)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi ?

 3. Giảng bài mới: (1p) Gv nêu cầu của bài thực hành.

 

doc249 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục tiêu:
	- Về kiến thức: 
+ Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi.
 + Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường.
	- Về kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của châu Phi.
 	+ Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường ở châu Phi.
	- Về thái độ: 
+ Thấy được những tác động của các quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đồi với môi trường tự nhiên ở châu Phi.
+ Nghiêm túc trong học tập, tự giác sưu tầm tài liệu để tìm hiểu bổ sung kiến thức cho bản thân.
	II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV:
+ Bản đồ nông nghiệp và bản đồ công nghiệp châu Phi hoặc bản đồ kinh tế châu Phi.
+ Một số hình ảnh về nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
	- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà.
	 III. Phương pháp:
	Đàm thoại, thảo luận, trực quan.
	 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
 1. Ổn định lớp: (1p)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
- Trình bày và giải thích về sự phân bố dân cư ở châu Phi ? Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội của châu Phi ?
	3. Giảng bài mới: (1p) Gv giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp của châu Phi (20p)
- Gv: Kinh tế nông nghiệp bao gồm những hoạt động nào ?
- Hs: Trồng trọt và chăn nuôi
- Gv: treo bản đồ kinh tế châu Phi hoặc yêu cầu Hs quan sát hình 30. 1 và hướng dẫn Hs quan sát.
- Gv chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (5 phút)
+ Quan sát lược đồ kết hợp nghiên cứu kiến thức sgk, cho biết đặc điểm của ngành trồng trọt ở châu Phi ?
- Gv: định hướng cho HS tìm hiểu về các hình thức canh tác phổ biến ở châu Phi
+ Các hình thức đó khác nhau như thế nào ?
- Hs: 
+ Cây công nghiệp được chú trọng theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ, hình thức canh tác còn lạc hậu.
+ Cây ăn quả tập trung chủ yếu trong môi trường Địa Trung Hải.
- Gv giảng giải, dẫn dắt giúp Hs nắm được sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.
- Gv phân tích: các nước châu phi hình thành 2 khu vực sản xuất nông nghiệp khác nhau:
+ Khu vực sản xuất nông nghiệp xuất khẩu theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới phần lớn diện tích canh tác do nước ngoài sở hữa các đồn điền, trang trại trên diện tích rộng, đất đai tốt, trang bị kĩ thuật cao.
+ Khu vực sản xuất nhỏ của người dân địa phương, trình độ sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên.
- Gv: Nêu sự phân bố các loại cây trồng ở châu Phi và giải thích tại sao ?
- Hs xác định các vùng trồng cây công nghiệp và cây lương thực trên lược đồ nông nghiệp châu Phi.
- Gv: Gọi 1 Hs đọc phần b sgk/ Tr.94
- Nêu đặc điểm ngành chăn nuôi ở châu Phi ? Vì sao ngành chăn nuôi lại kém phát triển ?
- Hs: Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, thiếu nước…
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát lược đồ kinh tế châu Phi.
- Xác định vị trí các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển ở châu Phi và giải thích tại sao ?
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, kết luận về ngành chăn nuôi ở châu Phi.
1. Nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt:
- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực: 
+ Cây công nghiệp được chú trọng theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ, hình thức canh tác còn lạc hậu.
+ Cây ăn quả tập trung chủ yếu trong môi trường Địa Trung Hải.
b. Ngành chăn nuôi:
- Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp của châu Phi (15p)
- Gv: Dựa vào kiến thức đã học cho biết công nghiệp châu Phi có điều kiện gì để phát triển ?
- Hs: Rất giàu khoáng sản.
- Gv treo bản đồ công nghiệp châu Phi hoặc cho HS quan sát H.30.2/ Tr.95 SGK và hướng dẫn Hs quan sát.
- Cho biết các khoáng sản quan trọng quý hiếm, trữ lượng lớn được phân bố ở đâu ?
- Hs quan sát bản đồ rồi trả lời.
- Gv nhận xét.
- Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Phi và giải thích tại sao ?
- Hs: Công nghiệp phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các nước Bắc Phi và Nam Phi.
- Gv nhận xét.
- Nhận xét trình độ phát triển công nghiệp ở châu Phi dựa vào bảng thống kê Tr 96/ SGK?
- Hs: Phát triển nhất là Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi
- Gv: Vì sao Cộng hoà Nam Phi là nước có nền công nghiệp phát triển toàn diện nhất ?
- Hs: Tập trung nhiều khoáng sản, được nước ngoài đầu tư…
- Gv: Nhận xét chung về trình độ phát triển công nghiệp ở châu Phi ?
- Nguyên nhân nào kìm hãm sự phát triển công nghiệp ở châu Phi ?
- Hs: Thiếu lao động chuyên môn, kĩ thuật, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu…
- Gv nhận xét.
- GDMT: Với trình độ khoa học - kĩ thuật thấp kém trong nền nông nghiệp, công nghiệp sẽ tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên châu Phi ?
- Hs: Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến tài nguyên môi trường.
- Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của các nước châu Phi ?
- Hs: còn chậm phát triển.
- Gv nhận xét, bổ sung.
2. Công nghiệp	
- Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển, do thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng…
- Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.
Đặc điểm chung : 
- Phần lớn các quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi.
4. Củng cố: (3p)
- Gv khái quát lại nội dung bài học
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK/ Tr.96 : Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với Thế giới. 
 Hướng dẫn :
 1 vòng tròn = 100% = 360° 
 1% = 3,6 0
 Châu Phi : 13,4% x 3,6 = 48,24°
Vẽ biểu đồ hình tròn
- Hướng dẫn cách tạo góc bằng thước đo độ
- Cách xác định tên biểu đồ 
	5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
- Hs học bài cũ và làm bài tập 3 / tr.96 SGK vào vở.
- Xem tiếp bài 31 “ Kinh tế châu Phi (tiếp theo)”
+ Tiếp tục tìm hiểu về ngành dịch vụ ở châu Phi
+ Quá trình đô thị hóa ở châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
	V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 16/12/2013
Tuần: 19 Tiết (PPCT): 36
Ngày dạy:…/…/….
BÀI 30: KINH TẾ CHÂU PHI (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
 	+ Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi.
+ Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và sự bùng nổ dân số đô thị; nguyên nhân và hậu quả.
- Về kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của châu Phi.
- Về thái độ:
Nhận thức được những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hòa ở châu Phi đối với môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: 
+ Lược đồ kinh tế châu Phi.
+ Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
- HS: học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà.
	III. Phương pháp:
	Trực quan, đàm thoại,…
	 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
 1. Ổn định lớp: (1p)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
- Nêu đặc điểm nền nông nghiệp châu Phi ? Sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi có gì khác nhau ?
	3. Giảng bài mới: (1p) Giới thiệu bài mới: 
Ngành dich vụ ở châu Phi phát triển như thế nào ? Quá trình đô thị hóa ở châu Phi đang diễn ra như thế nào ?
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành dịch vụ (20p)
- Gv yêu cầu Hs đọc khái niệm “ngành dịch vụ” SGK/ Tr.186 và khái niệm “khủng hoảng kinh tế” SGK/ Tr.187 
- Yêu cầu Hs nghiên cứu kiến thức sgk và cho biết ở châu Phi những hoạt động dịch vụ nào phát triển ?
- Hs: Xuất - nhập khẩu, giao thông, du lịch.
- Gv chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận (3 phút) theo phiếu học tập.
* Nhóm 1 & 2: Phiếu học tập số 1
- CH: Quan sát lược đồ kinh tế châu Phi kết hợp nghiên cứu kiến thức sgk, cho biết :
- Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu ở châu Phi ? Giải thích tại sao ? 
- Hs: Không chú trọng cây lương thực, các đồn điền chỉ chú trọng cấy công nghiệp để xuất khẩu
+ Vì các công ty tư bản nước ngoài nắm giữ ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến
+ Xác định trên lược đồ các vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu và các vùng khai thác khoáng sản xuất khẩu ở châu Phi?
* Nhóm 3 & 4: Phiếu học tập số 2
- CH: Quan sát lược đồ kinh tế châu Phi, xác định và nhận xét vai trò của các tuyến đường sắt quan trọng ở châu Phi và vai trò của kênh đào Xuy-ê đối với hoạt động xuất nhập khẩu của châu Phi ?
* Nhóm 5 & 6: Phiếu học tập số 3:
- CH: Vì sao du lịch là hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước châu Phi?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, nhấn mạnh về hoạt động kinh tế đối ngoại và sự khủng hoảng kinh tế ở châu Phi.
3. Dịch vụ
- Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản
+ 90% thu nhập ngoại tệ nhờ xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản.
+ Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở châu Phi (15p)
Yêu cầu Hs nghiên cứu sgk
- Gv: Cho biết đặc điểm đô thị hoá ở châu Phi ?
- Gv hướng dẫn Hs quan sát bảng số liệu tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia ở châu Phi (Năm 2000)/ Tr.98 SGK
- Quan sát bảng số liệu cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi ?
- Gv treo lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi hoặc cho H quan sát H.29.1 SGK/ Tr.90, và hướng dẫn Hs.
- Quan sát lược đồ cho biết châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân ? Nêu tên và xác định vị trí các đô thị có trên 5 triệu dân ở châu Phi ?
- Hs quan sát và kể ra.
- Gv nhận xét.
- Những nguyên nhân nào dẫn đến tốc độ đô thị hoá nhanh ở châu Phi ? Hậu quả nảy sinh do bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi ?
- Hs: Nguyên nhân bùng nổ dân số đô thị châu Phi: Do không kiểm soát được gia tăng dân số, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển, nội chiến liên miên…
- Gv chuẩn xác.
- Gv yêu cầu HS quan sát hình 31.2/ Tr.99 SGK mô tả và nêu nhận xét.
- Hs quan sát rồi mô tả.
- Gv: Liên hệ thực tế về cuộc sống của người dân châu Phi hiện nay.
4. Đô thị hoá
- Tốc độ đô thị hoá khá nhanh → bùng nổ dân số đô thị nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp à quá trình đô thị hóa tự phát.
- Nguyên nhân: gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới…
- Hậu quả : Đô thị hóa không tương xứng với trình độ công nghiệp hóa làm xuất hiện nhiều vấn kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.
	4. Củng cố: (3p)
	- Gv khái quát lại nội dung bài học
 	- Quan sát H.31.1/8 Tr.97 và H.29.1/ Tr.90 SGK cho biết :
 	 Tên một số cảng biển ở châu Phi ?
 	+ Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân ? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân ? Xác định các đô thị lớn trên lược đồ. 
	5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
- Hs học bài cũ,
- Đọc SGK bài 32 “Các khu vực châu Phi”
- Tìm hiểu khái quát tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của 3 khu vực châu Phi ?
	V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
BGH KÝ DUYỆT
Ngày soạn: 23/12/2013
Tuần: 20 Tiết (PPCT): 37
Ngày dạy:…/…/….
BÀI 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
+ Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi, Trung Phi.
- Biết hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng. 
- Về kĩ năng:
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội để rút ra những kiến thức địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội.
+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống: Tư duy, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian..
 - Về thái độ: 
 Có ý cải tạo đất tránh làm giảm diện tích rừng.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: - Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi 
 - Bản đồ kinh tế châu Phi 
	- HS: Sgk, vở ghi.
 III. Phương pháp:
	Đàm thoại, trực quan, thảo luận, giảng giải.
 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
 1. Ổn định lớp: (1p)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
	- Vì sao Châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực ?
	3. Giảng bài mới: (1p) Gv giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên khu vực Bắc Phi và Trung Phi (15p)
Nhóm/cả lớp
- Quan sát lược đồ 32.1,SGK xác định vị trí giới hạn ba khu vực châu Phi.
- Các khu vực Châu Phi nằm trong những môi trường khí hậu nào ?
- Hs: đới nóng
- Gv: chia lớp thành 6 nhóm thảo luận – 5p:
Nhóm chẵn: Dựa vào H27.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết đặc điểm tự nhiên trường tự nhiên ở Bắc Phi 
Nhóm lẽ: Dựa vào H27.2 và nội dung SGK, em hãy cho biết đặc điểm tự nhiên ở Trung Phi.
- Hs: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Gv chuẩn xác.
- Gv: Hãy giải thích vì sao thiên nhiên ở 2 khu vực trên lại có sự phân hóa như vậy ?
- Hs: Do lich sử địa chất để lại.
- Gv chuẩn xác, chuyền ý.
1. Khái quát tự nhiên khu vực Bắc Phi và Trung Phi 
a. Bắc Phi:
* Phía Bắc
- Địa hình: Núi trẻ Átlat. ĐB ven Đại Tây Dương.
- Khí hậu Địa Trung Hải vùng ven biển và các sườn đón gió mưa nhiều vào sâu trong nội địa lượng mưa giảm nhanh chóng.
- Thực vật có sự thay đổi: Rừng sồi, dẻ mọc rậm rạp -> Xa van, cây bụi lá cứng.
* Phía Nam:
- Môi trường hoang mạc: Khí hậu khô và nóng.
- Thực vật chỉ có cây bụi gai thưa thớt, trong các ốc đảo trồng nhiều cây chà là.
b. Trung Phi:
* Phía Tây:
- Địa hinh: Bồn địa.
- Khí hậu xích đạo ẩm: nóng ẩm quanh năm, rừng rậm xanh quanh năm phát triển.
+ Khí hậu nhiệt đới: Có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô)
- Rừng thưa và xa van.
* Phía Đông:
- Địa hình: Sơn nguyên và hồ kiến tạo.
- Khí hậu có khí hậu gió mùa xích đạo.
- Thực vật chủ yếu là xa van, rừng rậm phát triển.
Hoạt động 2: Khái quát kinh tế - xã hội khu vực Bắc Phi và Trung Phi (20p)
- Gv: Chia thành 4 nhóm thảo luận – 5p:
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Nghiên cứu SGK, em hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau:
Yếu tố
Bắc Phi
Trung Phi
Dân cư
Chủng tộc
Tôn giáo
+ N1: Dân cư xã hội Bắc Phi.
+ N2: Dân cư xã hội Trung Phi.
N3: Kinh tế Bắc Phi.
N4: Kinh tế Trung Phi. 
Ngành
 kinh tế
Bắc Phi
Trung Phi
Nông nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
- Hs:Thảo luận hoàn thành phiếu học tập
- Gv: Nhận xét,củng cố,chốt kiến thức.
 - Gv: Dựa vào H32.3: Nêu tên các cây công nghiệp chủ yếu ở Trung Phi ?
- Hs: dựa vào hình trả lời.
- Gv: Cho biết sản xuất nông nghiệp của Trung Phi phát triển ở những khu vực nào ? Tại sao lại phát triển ở đó ? 
- Hs trả lời.
- Gv chuẩn xác.
- Gv: giới thiệu Hs biết hoạt động kinh tế của khu vực Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa suy giảm diện tích rừng.
2. Khái quát kinh tế - xã hội
a. Dân cư, xã hội: 
Yếu tố
Bắc Phi
Trung Phi
Dân cư
Chủ yếu là người Ả -Rập và người Bec-be.
Chủ yếu là người Ban-tu, là khu vực tập trung đông dân nhất. 
Chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it
Nê-grô-it
Tôn giáo
Chủ yếu là Đạo hồi
Tín ngưỡng đa dạng
b. Kinh tế: 
Ngành
 kinh tế
Bắc Phi
Trung Phi
Nông nghiệp
Trồng trọt phát triển 
- Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, cây ăn quả cận nhiệt đới 
- Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng các cây nhiệt đới 
Trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền 
- Khai thác lâm sản 
- Trồng các cây công nghiệp xuất khẩu
Công nghiệp, dịch vụ
- Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, phốt phát 
- Du lịch phát triển 
- Xuất khẩu các khoáng sản và nông sản
	4. Củng cố: (3p)
	Nêu những khác nhau cơ bản về dân cư kinh tế của Bắc Phi và Trung Phi. 
	5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
 - Học bài cũ và làm bài tập SGK.
 - Nghiên cứu trước bài mới: Bài 33: Các khu vực Châu Phi (tiếp theo)
	V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 23/12/2013
Tuần: 20 Tiết (PPCT): 38
Ngày dạy:…/…/….
BÀI 33. CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam phi.
- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội để rút ra những kiến thức địa lý về đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực Nam Phi.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống: Tư duy, tự nhận thức, giải quyết vấn đề	
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: - Bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi 
 	- Bản đồ kinh tế châu Phi 
- HS: Sgk, vở ghi.
 III. Phương pháp:
	Đàm thoại, trực quan, thảo luận, giảng giải.
 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
 1. Ổn định lớp: (1p)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi ?
	3. Giảng bài mới: (1p) Gv giới thiệu bài mới.
Để hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực Nam Phi như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi (20p)
HĐ cá nhân/ cặp
- Gv: Xác định ranh giới khu vực Nam Phi ?
- Gv: Đối chiếu với bản đồ tự nhiên Châu Phi nhận xét về độ cao của khu vực này ? 
- Hs: Cao trung bình: 1000m; Phần trung tâm trũng xuống; phần đông nam nâng lên.
- Gv: Quan sát lược đồ cho biết kv Nam Phi nằm trong đới khí hậu nào ? 
- Hs: Đới nóng.
- Gv: Tên và ảnh hưởng của dòng biển nóng đối với khí hậu phía đông nam Phi ?
- Hs quan sát hình 27.2 trả lời.
- Gv: Sự thay đổi của lượng mưa khi đi từ tây -> đông của khu vực Nam Phi ?
- Hs: Lượng mưa giảm dần.
- Gv: Sự thay đổi của thảm thực vật khi đi từ đông sang tây ? Nguyên nhân của sự thay đổi ?
- Hs: Từ rừng nhiệt đới - rừng thưa - xa van. Ảnh hưởng của địa hình kết hợp dòng biển nóng, lạnh.
- Gv: Tại sao hoang mạc Na níp phát triển ra tận biển ?
- Hs: Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben – Gê – La chảy sát BB hơi nước từ ĐTD vào qua đây gặp lạnh ngưng động thành sương mù -> vào đất liền không khí đã mất hết hơi nước -> mưa hiếm -> hoang mạc phát triển.
3. Khu vực Nam Phi
a. Khái quát tự nhiên:
* Địa hình:
- Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình trên 1000m.
- Phần trung tâm trũng tạo thành bồn địa.
- Phần đông nam được nâng lên rất cao .
* Khí hậu: Nhiệt đới là chủ yếu, phần cực nam có khí hậu địa trung hải.
* Thảm thực vật thay đổi từ đông sang tây từ rừng nhiệt đới - rừng thưa - xa van
Hoạt động 2: Khái quát kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi (15p)
HĐ cả lớp
- Gv: Quan sát H23.1 sgk nêu tên các nước thuộc khu vực Nam Phi ?
- Hs quan sát hình kể tên ra.
- Gv: Thành phần chủng tộc của Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào ?
+ Bắc Phi: ả Rập Béc Be (Ơrôpêôit)
+ Trung Phi: Nêgrôit.
+ Nam Phi: Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Ma Đa gát xca người Man gát thuộc chủng tộc Môngôlôít.
- Gv: Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính ở Nam Phi ?
- Hs: Kim cương, Uranim, Crom,…
- Gv: Hãy nêu nhận xét tình hình phát triển kinh tế của khu vực Nam Phi ?
- Hs: Phát triển không đồng đều
- Gv: Nêu một số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Nam Phi ?
- Hs: Dựa vào sgk trả lời.
- Gv cũng cố.
b. Khái quát kinh tế – xã hội:
- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.
- KT: trình độ phát triển không đồng đều. Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.
- Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
	4. Củng cố: (3p)
	* Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi Nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi ?
- Na

File đính kèm:

  • docDIA 7.doc