Giáo án Địa lí 6 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016

Thời gian vận động quanh trục của Trái Đất là bao nhiêu và quanh Mặt Trời là bao nhiêu?.

-GV yêu cầu hs quan sát H 23 sgk .

 Nhận xét hướng và độ nghiên của Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo.

 Hiện tượng xảy ra ở vị trí hai bán cầu thay đổi như thế nào với Mặt Trời ? Sinh ra hiện tượng gì.

 Ngày 22- 6 (Hạ chí) nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào chếch xa.

 Tương tự ngày 22-12.

 Em có nhận xét gì về sự phân bố nhiệt và ánh sáng ở hai nửa cầu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2015
Tiết thứ : 8 Tuần : 8
BÀI 8. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI.
I. Mục tiêu:
1. kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Cơ chế của sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, thời gian và tính chất của hệ chuyển động.
- Nhớ vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí, trên qũy đạo của Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng mùa.
3. Thái độ.
GD ý thức học tập
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: H. 23 sgk ( phóng to ), quả địa cầu.
2. Trò: vở ghi, sgk, bút
III. Các bước lên lớp:
1 . Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Dùng quả địa cầu thực hiện hướng tự quay quanh trục và chứng minh hiện tượng ngày và đêm.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-GV giới thiệu H 23 phóng to, nhắc lại sự chuyển động của Trái Đất.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
- GV dùng quả địa cầu lặp lại hiện tượng chuyển động của Trái Đất. trên quỹ đạo.
-GV gọi một, hai hs lặp lại thao tác.
 Nhận xét hướng, độ nghiêng của Trái Đất ở các vị trí.
 Thời gian vận động quanh trục của Trái Đất là bao nhiêu và quanh Mặt Trời là bao nhiêu?.
-GV yêu cầu hs quan sát H 23 sgk .
 Nhận xét hướng và độ nghiên của Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo.
 Hiện tượng xảy ra ở vị trí hai bán cầu thay đổi như thế nào với Mặt Trời ? Sinh ra hiện tượng gì. 
 Ngày 22- 6 (Hạ chí) nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào chếch xa.
 Tương tự ngày 22-12.
 Em có nhận xét gì về sự phân bố nhiệt và ánh sáng ở hai nửa cầu.
 Khi nửa cầu Bắc là ngày Hạ chí 22 - 6 là mùa gì? Nửa cầu Nam là ngày gì, mùa gì.
 Tương tự ngày Đông chí 22-12.
 Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào ngày nào.
 Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc nơi nào trên bề mặt Trái Đất.
- Chú ý quan sát.
- Từ Tây sang Đông 
- Chú ý quan sát.
- Lần lượt thực hiện.
- Không đổi .
- Là 24 ngày.
- Là 365 ngày 6h
-Quan sát H 23 sgk.
-Hướng và độ nghiên không đổi.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và nửa cầu Nam chếch xa.
- suy nghĩ trả lời.
- Nửa cầu Bắc là ngày Hạ chí mùa Hạ, mùa đông ở nửa cầu Nam ( Đông chí )
- Trả lời 
- Ngày 21-3 ; 23-9.
- Chiếu thẳng góc vào khu vực xích đạo.
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình e líp gần tròn.
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vồng trên quỹ đạo là 365 ngày.
2. Hiện tượng các mùa.
- Hai nửa cầu luân phiên nhau ngả gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra các mùa.
- Sự phân bố ánh sáng và nhiệt lượng ở hai nửa bán cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
- Cách tính mùa ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
- Ngày 21/ 3 và ngày 23/ 9 là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của trái Đất.
4.Củng cố :
 Dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng các mùa.
5. Hướng dẫn HS tự học,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
 HDHS làm bài tập 3 sgk.Học bài cũ
 Chuẩn bị bài 9
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt tuần 10
.

File đính kèm:

  • docDIA 6 TUAN 8 CS.doc