Giáo án Địa lí 6 - Tiết 6, Bài 5: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Năm học 2015-2016
GV: - Kí hiệu điểm dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng diện tích tương đối nhỏ chúng được dùng với mục đích là xác định vị trí .
- Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như: địa giới, đường giao thông, sông ngòi.
- Kí hiệu diện tích thường dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích như: Diện tích đất trồng, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, vùng trồng lúa
GV: Quan sát H.15 cho biết một số kí hiệu điểm?
HS :
? Hãy nêu những đối tượng địa lí được thể hiện bằng những kí hiệu đường ?
HS: Sông ngòi, đường quốc lộ
? Hãy nêu những đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu hình học?
HS: Các mỏ khoáng sản
GV đặt câu hỏi cho HS nêu các đối tượng địa lí được thể hiện các loại kí hiệu còn lại.
GV: Kí hiệu bản đồ phản ánh vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí được phõn bố trong không gian rất cụ thể.
Tuần 6 Tiết 6 Ngày soạn: 20/9/ 2015 Ngày dạy: 23/9/ 2015 BÀI 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần: - Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì. - Biết các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ . 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức) 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn trọng khi đọc bản đồ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án. - Một số bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại của SGK 2. Học sinh: - Đọc kỹ bài trước ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Câu 1: GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 Sách giáo khoa trang 17. Câu 2: GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 Sách giáo khoa trang 17. 3. Giới thiệu bài mới: Bất cứ bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt. Đó là hệ thống kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lý về mặt đặc điểm, vị trí, sự phân bố trong không gianCách biểu hiện loại yếu tố này ra sao, để hiểu được nội dung, ý nghĩa của kí hiệu ta phải làm gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay (1p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1 (18p) GV: Giới thiệu một số bản đồ kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.Yêu cầu HS quan sát hệ thống kí hiệu trên bản đồ, rồi so sánh và cho nhận xét các kí hiệu với các hình dạng thực tế của các đối tượng? ? Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải? HS : ? Quan sát hình 14 hãy kể tên một số đối tượng địa lý được biểu hiện bởi các loại kí hiệu? HS: à GV: - Kí hiệu điểm dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng diện tích tương đối nhỏ chúng được dùng với mục đích là xác định vị trí . - Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như: địa giới, đường giao thông, sông ngòi. - Kí hiệu diện tích thường dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện tích như: Diện tích đất trồng, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, vùng trồng lúa GV: Quan sát H.15 cho biết một số kí hiệu điểm? HS : à ? Hãy nêu những đối tượng địa lí được thể hiện bằng những kí hiệu đường ? HS: Sông ngòi, đường quốc lộ ? Hãy nêu những đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu hình học? HS: Các mỏ khoáng sản GV đặt câu hỏi cho HS nêu các đối tượng địa lí được thể hiện các loại kí hiệu còn lại.. GV: Kí hiệu bản đồ phản ánh vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí được phõn bố trong không gian rất cụ thể. ? Cho biết ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu? HS: à GV chuyển ý Hoạt động 2 (17p) GV cho HS đọc thuật ngữ đường đồng mức. ? Quan sát hình 16 cho biết: mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m? HS 100m ? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi Đông và Tây cho biết sườn nào có độ dốc lớn? HS Sườn phía tây có độ dốc hơn, vì các đường đồng mức sát gần nhau hơn sườn phía đông. ? Vậy để biểu hiện độ cao địa hình người ta làm thế nào? HS Có hai cách thể hiện đó là tô màu hoặc vẽ các đường đồng mức. ? Còn để thể hiện độ sâu phải làm như thế nào ? HS Cũng bằng cách vẽ thang màu hoặc các đường đẳng sâu. GV các đường đồng mức và đường đẳng sâu cùng dạng kí hiệu, song biểu hiện kí hiệu ngược nhau : VD Độ cao dùng số dương : 100m, 500m .. Còn độ sâu thì dùng số âm như : -100m, -500m GV Cho HS biết quy ước trong bản đồ giáo khoa Việt Nam : - Từ 0m- 200m màu xanh lá cây. - Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt. - Từ 500-1000m màu đỏ. - Từ 2000m trở lên màu nâu. GV Treo hình vẽ về các đường đồng mức, đẳng sâu của một số điểm A, B, C .. lên bảng ? GV Cho HS lên xác định độ cao của các điểm A, B, C GV Trên các bản đồ nếu các đường đồng mức càng dày, sát vào nhau, thì địa hình nơi đó càng dốc. Vì vậy, các đường đồng mức biểu hiện độ cao, mặt khác cũng biểu hiện được địa hình. 1. Các loại kí hiệu bản đồ - Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước . - Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu. - Ba loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích. - Ba dạng kí hiệu: Hình học, chữ, tượng hình. - Kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trong không gian. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ . - Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức.
File đính kèm:
- Bai_5_Ki_hieu_ban_do_Cach_bieu_hien_dia_hinh_tren_ban_do.doc