Giáo án Địa lí 6 - Tiết 25: Thực hành Phân tích biểu đồ nhiệt độ, mưa - Năm học 2015-2016
1. Khái niệm biểu đồ nhiệt độ, khí hậu.
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (hay biểu đồ khí hậu) là hình vẽ mô tả diễn biến (tiến trình) của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một địa phương,
2. Cách thể hiện các yếu tố khí hậu trên biểu đồ.
Để thể hiện diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, người ta dùng hệ tọa độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) biểu hiện thời gian và trục dọc (trục tung) biều hiện nhiệt độ (bên phải) và lượng mưa bên trái. Trên trục ngang có chia đều 12 phần, mỗi phần ứng với một tháng từ tháng 1 đến tháng 12 (12 tháng). Trên trục dọc có chia đều các khoảng cách làm đơn vj đo tính các đại lượng (nhiệt độ, lượng mưa), mỗi khoảng cách ứng với 50C, 100C, 150C hoặc ứng với 50mm, 100mm, 150mm,
3. Các bước đọc, khai thác thông tin trên biểu đồ
- Dựa vào biểu đồ đo tính nhiệt độ và lượng mưa của từng tháng trong năm
- Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được
- Rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm khí hậu của đại phương được thể hiện trên bản đồ
TuÇn 26 Ngµy so¹n: 23/2/2016 TiÕt 25 Ngµy d¹y: 24/2/2016 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, MƯA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ. - Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam. II. CHUẨn BỊ 1. Giáo viên - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội (Trên bản đồ khí hậu Việt Nam) 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-4p) Câu 1: Trên Trái Đất lượng mưa phân bố như thế nào? Câu 2: Cách tính lượng mưa trong 1 năm của 1 địa phương. 3. Bài mới: Hoạt động 1: 1. Khái niệm biểu đồ nhiệt độ, khí hậu. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (hay biểu đồ khí hậu) là hình vẽ mô tả diễn biến (tiến trình) của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một địa phương, 2. Cách thể hiện các yếu tố khí hậu trên biểu đồ. Để thể hiện diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, người ta dùng hệ tọa độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) biểu hiện thời gian và trục dọc (trục tung) biều hiện nhiệt độ (bên phải) và lượng mưa bên trái. Trên trục ngang có chia đều 12 phần, mỗi phần ứng với một tháng từ tháng 1 đến tháng 12 (12 tháng). Trên trục dọc có chia đều các khoảng cách làm đơn vj đo tính các đại lượng (nhiệt độ, lượng mưa), mỗi khoảng cách ứng với 50C, 100C, 150C hoặc ứng với 50mm, 100mm, 150mm, 3. Các bước đọc, khai thác thông tin trên biểu đồ - Dựa vào biểu đồ đo tính nhiệt độ và lượng mưa của từng tháng trong năm - Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được - Rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm khí hậu của đại phương được thể hiện trên bản đồ 4. Hướng dẫn học sinh dựa vào biểu đồ để đo tính các đại lượng: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để đo các trị số về nhiệt độ, lượng mưa đặc biệt là trị số tối đa (cao nhất) và trị số tối thiểu (thấp nhất). Chẳng hạn muốn biết nhiệt độ cao nhất, thấp nhất của Hà Nội là bao nhiêu độ phải dựa vào trục nhiệt độ. Khi cần dùng thước kể đặt đúng vào điểm cao nhất và thấp nhất của đường cong, vuông góc với trục nhiệt độ và đọc trị số trên trục nhiệt độ.. Muốn biết nhiệt độ cao nhất, thấp nhất vào tháng nào phải dựa vào trục ngang, kéo từ điểm chỉ nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất của một đường thẳng góc với trục ngang. Đối với lượng mưa cũng tương tự. Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ GV chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 -10 học sinh. GV chia nhiệm vụ cho các nhóm: + 1/2 số nhóm phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội (bài 1) + 1/2 số nhóm phân tích 2 biểu đồ hình 56, 57 (bài 4,5). Gv gợi ý cho HS với kiến thức đã học về hiện tượng các mùa trên Trái Đất, mùa nóng, mùa lạnh ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. HS học tập, trao đổi, thảo luận theo nhóm HS báo cáo kết quả: hai HS đại diện cho 3 nhóm báo cáo, một HS báo cáo bài 1, một HS báo cáo bài 4, một HS báo áo bài 5. Cá nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung. GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức: Bài 1: + Lượng mưa biểu hiện bằng hình cột, nhiệt độ là đường đỏ. + Trục dọc phải: Nhiệt độ tính bằng 0C. + Trục dọc trái: Lượng mưa tính bằng mm. Bài 4: Biểu đồ hình 56: - Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 - Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 - Mùa mưa bắt đàu từ tháng 5 đến tháng 10 Biểu đồ hình 57: - Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 12 - Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7 - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 Kết luận: Biểu đồ hình 56 là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc, mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 Biểu đồ hình 57 là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam, mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3
File đính kèm:
- Bai_16_Thuc_hanh_Doc_ban_do_hoac_luoc_do_dia_hinh_ti_le_lon.doc