Giáo án Địa lí 6 - Tiết 25, Bài 20: Hơi nước trong không khí, mưa

GV cho học sinh quan sát một cốc nước nóng đang bốc hơi. Các em quan sát cốc nước và cho biết có gì đó đang bốc lên từ cốc nước(hỏi cả lớp).

HS trả lời(cả lớp)

GV giới thiệu mối liên hệ giữa hơi nước bốc ra từ cốc nước hơi nước trong không khí.

- GV giới thiệu về ẩm kế, cho HS quan sát ẩm kế và đo luôn độ ẩm tại lớp học(nếu có thể).

- GV giới thiệu về mối liên hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước: có thể sử dụng hiện tượng đun nước(càng dun nước nóng thì lượng bốc hơi càng nhiều -> hơi nước trong không khí càng nhiều). Sử dụng bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí để chứng minh.

a) Độ bão hoà hơi nước

GV giới thiệu về độ bão hoà hơi nước.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 25, Bài 20: Hơi nước trong không khí, mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC(GIÁO ÁN)
Tiết 25: Bài 20: Hơi nước trong không khí, mưa.
MÔN: Địa lí 6 Lớp:
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
Kiến thức
Hiểu được thế nào là hơi nước và độ ẩm không khí.
Biết các tính lượng mưa.
Biết nhận xét biểu đồ lượng mưa và phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Kĩ năng
Tính được mối lien hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước trong không khí.
Nhận xét được biểu đồ lượng mưa.
Thái độ
Chăm chú lắng nghe.
Hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
Định hướng phát triển năng lực
Liên hệ kiến thức trong bài học và thực tế.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học
+ Ẩm kế(nếu có)
+ Mô hình thùng đo mưa(nếu có)
+ Biểu đồ lượng mưa của Tp. HCM.
+ Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.
+ Phấn, que chỉ bản đồ
Học liệu: SGK, SGV
 Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước bài ở nhà.
 Tập trả lời các câu hỏi trong SGK.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa ra câu hỏi: Nguyên nhân sinh ra gió, Kể tên các loại gió chính?
GV mời HS lên trả lời.
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra:
Không khí luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió.
Các loại gió chính trên Trái Đất:
+ Gió Đông cực
+ Gió Tây ôn đới
+ Gió Tín phong
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG 1: Hơi nước và độ ẩm trong không khí(20’)
Phương pháp: Sử dụng phương tiện trực quan và sơ đồ.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hơi nước:
GV cho học sinh quan sát một cốc nước nóng đang bốc hơi. Các em quan sát cốc nước và cho biết có gì đó đang bốc lên từ cốc nước(hỏi cả lớp).
HS trả lời(cả lớp)
GV giới thiệu mối liên hệ giữa hơi nước bốc ra từ cốc nước hơi nước trong không khí.
GV giới thiệu về ẩm kế, cho HS quan sát ẩm kế và đo luôn độ ẩm tại lớp học(nếu có thể).
GV giới thiệu về mối liên hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước: có thể sử dụng hiện tượng đun nước(càng dun nước nóng thì lượng bốc hơi càng nhiều -> hơi nước trong không khí càng nhiều). Sử dụng bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí để chứng minh.
Độ bão hoà hơi nước
GV giới thiệu về độ bão hoà hơi nước.
Các hiện tượng xảy ra do bão hoà hơi nước trong không khí.
GV giải thích hiện tượng ngưng tụ. và giới thiệu sơ qua về các hiện tượng trước khi chuyển sang phần tiế theo.
Hơi nước:
Không khí bao giờ cũng chưa một lượng hơi nước nhất định. Do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, ao, hồ, sông, suốiMột phần do động vật và thực vật thải ra, kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính vẫn là ở biển và đại dương.
Dụng cụ để đo độ ẩm: ẩm kế.
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí, nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
Hơi nước cứ bốc lên không khí và được đẩy lên cao. Đến một lúc nào đó không khí không thể chứa thêm được nữa. Khi đó ta nói: Không khí đã bão hoà hơi nước.
Hơi nước trong không khí được bổ sung liên tục và đạt đến độ bão hoà hoặc khi bốc lên cao, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành mây, khi các đám mây đủ nặng và không chứa thêm được nữa sẽ tạo thành các giọt nước rơi xuống mặt đất tạo thành mưa.
Ngoài ra còn tạo thành hiện tượng sương mù, sương muối
HOẠT ĐỘNG 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất(20’)
Phương án: Sử dụng phương tiện trực quan và bản đồ.
Hình thức: Cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hiện tượng mưa:
GV vẽ lên bảng (hoặc sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị trước) sơ đồ hiện tượng mưa.
GV giới thiệu về sơ đồ mưa và giải thích.
GV mời một HS lên giải thích lại cho cả lớp nghe.
HS vẽ sơ đồ mưa và vở.
Tính lượng mưa trung bình ở một địa phương.
GV đưa ra mô hình thùng đo mưa, giới thiệu về thùng đo mưa(đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động).
GV hướng dẫn HS quan sát cấu tạo và chức năng của từng bộ phận
GV đưa ra biểu đồ lượng mưa đã chuẩn bị sẵn và hướng dẫn HS nhận xét biểu đồ.
Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
GV giới thiệu về bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.
Lượng mưa trên thế giới không đồng đều.
Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần(càng lên cao nhiệt độ càng giảm) hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây, cứ tiếp tục như vậy, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và rơi xuống đất tạo thành mưa.
Để đo lượng mưa ở một địa phương, người ta sử dụng thùng đo mưa
lượng mưa đo được sẽ được ghi chép lại và tạo thành biểu đồ lượng mưa.
Ở Tp. HCM:
+ Tháng có lượng mưa cao nhất: T5-T10.(khoảng trên 250mm)
+ Tháng có lượng mưa thấp nhất: T4-T11 sang năm.(khoảng 20mm)
Những nơi có lượng mưa thấp: Bắc Phi, Nam Á
Những nơi có lượng mưa cao: Nam Mĩ, Trung Phi, ĐNA
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết
Hướng dẫn học tập.

File đính kèm:

  • docxBai_20_Hoi_nuoc_trong_khong_khi_va_mua.docx