Giáo án Địa lí 6 - Học kỳ II

TIẾT 23 BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Hs cần nắm được:

- Khái niệm và sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Khái niệm gió, hoàn lưu khí quyển, đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất.

2. Kỹ năng: Hs biết vẽ sơ đồ các đai khí áp trên Trái Đất và nhận biết các loại gió thông qua hướng thổi trên bản đồ.

3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, biết bảo vệ môi trường sống của bản thân và xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, trình bày 1 phút.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tranh "Các đai khí áp và gió trên Trái Đất".

2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành bài thực hành hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
12p
 1. Bài tập 1
15p
Gv: Giới thiệu các đường đồng mức
- Cách tìm độ cao của 1 số điểm có 3 loại:
+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số.
+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức không ghi số.
+ Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa 2 đường đồng mức. 
? Đường đồng mức là những đường như thế nào?
? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
Gv: giảng giải
Gv: treo bảng phụ vẽ H44
? Dựa vào H44 hãy xác định hướng từ đỉnh núi A1 đến A2?
? Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức?
Gv: chia nhóm thảo luận 
? Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao của các điểm:
+ Nhóm 1: A1, A2?
+ Nhóm 2: B1, B2, B3?
+ Nhóm 3: Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1- A2?
? Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía Đông và phía Tây của núi A1 cho biết sườn nào dốc hơn? Vì sao?
- Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.
2. Bài tập 2
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là từ Tây - Đông.
 - Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức là 100m
- Độ cao của các điểm:
 + A1 = 900m
 + A2 > 600m
 + B1 = 500m
 + B2 = 650m
 + B3 > 500m
- Khoảng cách từ đỉnh núi A1 - A2 là:
 7,5 x 100.000 = 750.000 (cm)
Đổi 750.000cm = 7500m
- Sườn phía Tây dốc hơn sườn phía Đông vì các đường đồng mức phía Tây sát nhau hơn ở phía Đông.
Gv: kết luận
4. Củng cố: (6ph)
- Làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ
- Nhận xét giờ thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Xem lại bài thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 17: Lớp vỏ khí
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…......................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************************************
Ngày soạn: 18/01/2013 
TIẾT 21 BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được thành phần của lớp vỏ khí, biết vị trí, đặc điểm các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp Ôdôn trong tầng bình lưu.
- Giải thích nhuyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ biểu đồ tỷ lệ các thành phần của không khí.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường không khí chống lại ô nhiễm môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP: Động não, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): 
TĐ được bao bọc bởi 1 lớp khí quyển có chiều dày trên 60.000km đó chính là đặc điểm quan trọng để góp phần làm cho TĐ là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống. Vậy khí quyển có những thành phần nào? Cấu tạo ra sao? Có vai trò ntn đối với đời sống …chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
10p
 1. Thành phần của không khí
13p
10p
Gv: yêu cầu hs quan sát biểu đồ H45 SGK trang 52 cho biết:
? Các thành phần của không khí?
? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
? Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất?
Gv: Xung quanh TĐ có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Con người không thể nhìn thấy không khí nhưng có thể quan sát được các hiện tượng sảy ra trong khí quyển.
Gv: treo bảng phụ vẽ cấu tạo của lớp vỏ khí. 
Quan sát sơ đồ cấu tạo lớp vỏ khí hãy cho biết:
? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? ? Vị trí của mỗi tầng? 
? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu? 
? Vai trò của tầng đối lưu đối với sự sống trên TĐ?
? Tại sao người leo núi lên đến độ cao trên 6000m lại cảm thấy khó thở?
? Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng nào?
? Tầng bình lưu có lớp không khí nào quan trọng?
? Tác dụng của lớp Ôdôn trong khí quyển?
Gv: giảng giải
? Nguyên nhân hình thành các khối khí?
? Khối khí nóng, lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
? Khối khí đại dương và lục địa hình thành ở đâu? Tính chất của mỗi loại?
? Tại sao ở nước ta có gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông?
? Tại sao có gió Lào (Tây Nam) thổi vào mùa hạ?
- Bao gồm:
+ Ni tơ chiếm 78%
+ Ô xi chiếm 21%
 + Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.
- Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù…
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
- Các tầng của khí quyển:
+ Tầng đối lưu: 0 - 16km.
+ Tầng bình lưu: 16km - 80km
+ Tầng cao khí quyển: > 80km
+ Tầng đối lưu:
- 90% không khí của khí quyển tập trung sát mặt đất.
 - Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao: lên cao 100m giảm 0,60C 
 - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây mưa, sấm chớp, gió bão … 
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Tầng bình lưu
- Tầng bình lưu có lớp ôdôn nên nhiệt độ tăng dần theo độ cao, hơi nước ít đi. 
 - Lớp ôdôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống ngăn cản không cho xuống mặt đất.
3. Các khối khí 
- Tùy vào vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc hình thành nên các khối khí khác nhau.
- Căn cứ vào nhiệt độ chia thành khối khí nóng, khối khí lạnh.
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa.
Gv: kết luận
4. Củng cố: (8ph)
- Đọc ghi nhớ sgk/54.
? Hãy cho biết cơ sở để phân loại các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương?
? Hãy vẽ lại sơ đồ cấu tạo của lớp vỏ khí?
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk/54.
- Chuẩn bị trước bài 18 " thời tiết, khí hậu và nhiệt độ của không khí ".
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…......................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************
Ngày soạn: 25/01/2013 
TIẾT 22 BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs cần nắm được:
- Khái niệm thời tiết và khí hậu, phân biệt sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Biết nguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ không khí.
2. Kỹ năng: Biết đo tính nhiệt độ không khí.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, biết ứng phó với các tình huống khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, trình bày 1 phút.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, sách tham khảo.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…)
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Lớp vỏ khí có mấy tầng? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu?
- Nêu đặc điểm của các khối khí trên Trái Đất?
………………………………………………………………………………………...
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (2ph): 
Gv: Em hãy cho biết thời tiết ngoài trời của chúng ta hôm nay như thế nào?
Em dự đoán nhiệt độ ngoài trời hôm nay là bao nhiêu?
Hs: Trả lời
Gv: Các em vừa nhận xét, dự đoán về thời tiết và nhiệt độ không khí ngày hôm nay. Vậy các em có biết thời tiết là gì? Nhiệt độ không khí là gì không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí những hiện tượng mà chúng ta vẫn thấy thường ngày.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
6p
10p
10p
? Chương trình dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì?
? Thông báo ngày mấy lần?
? Thời tiết là gì?
? Hiện tượng khí tượng là gì?
? Trong 1 ngày thời tiết biểu hiện sáng, trưa, chiều như thế nào?
? Thời tiết mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt?
? Sự khác biệt này mang tính tạm thời hay được lặp đi lặp lại trong các năm?
Gv: giảng giải
? Vậy khí hậu là gì? 
? Thời tiết và khí hậu có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Gv: Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất và không khí
? Nhiệt độ của không khí là gì? 
? Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm ntn?
Gv: Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí 
? Cách tính nhiệt độ ngày, tháng, năm?
? Tính nhiệt độ trung bình tại HN theo số liệu phần in nghiêng sgk/55?
? Tại sao đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
Gv: giảng giải
? Tại sao vào mùa hè người ta thường hay ra biển để nghỉ mát?
? Tại sao vào mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn phần đất liền?
? Quan sát H48 tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm trong H48?
? Nhận xét sự thay đổi không khí theo độ cao?
? Quan sát H49 nhận xét nhiệt độ từ xích đạo về cực?
? Tại sao ở những vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn ở các vùng vĩ độ cao?
1. Thời tiết và khí hậu.
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn nhất định.
- Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
- Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời và bức xạ lại vào trong không khí làm cho không khí nóng lên.
 - Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí. Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m.
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc độ gần hay xa biển
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. 
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn các vùng vĩ độ cao
4. Củng cố: (6ph)
- Tóm tắt nội dung bài học.
- Làm bài tập 3 sgk/57.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 4 sgk/57.
- Đọc trước bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 1/02/2013 
TIẾT 23 BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs cần nắm được:
- Khái niệm và sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Khái niệm gió, hoàn lưu khí quyển, đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất. 
2. Kỹ năng: Hs biết vẽ sơ đồ các đai khí áp trên Trái Đất và nhận biết các loại gió thông qua hướng thổi trên bản đồ.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, biết bảo vệ môi trường sống của bản thân và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, trình bày 1 phút.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tranh "Các đai khí áp và gió trên Trái Đất".
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…)
2. Kiểm tra bài cũ: (6ph)
- Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào?
………………………………………………………………………………………...
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): 
Gv: Thường ngày chúng ta vẫn thường nhận biết ngoài trời có gió khi chúng ta thấy những cành cây lay động. Nhưng gió là gì? Tại sao lại có gió thì chúng ta chưa định nghĩa được. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió và trên Trái Đất có những loại gió nào?
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
10p
17p
? Chiều dày của khí quyển là bao nhiêu?
? Không khí tập trung ở tầng nào của khí quyển?
Gv: Không khí tuy nhẹ nhưng 90% không khí tập trung ở gần mặt đất đã tạo nên sức ép lớn đối với bề mặt đất gọi là khí áp.
? Khí áp là gì? 
? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta dùng dụng cụ gì?
Gv: giới thiệu về khí áp kế
? Quan sát H50 và tranh trên bảng cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp nào? 
? Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào?
? Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào?
Gv: yêu cầu hs đọc mục 2 sgk trang 59
Gv: dùng tranh "Các đai khí áp và gió trên Trái Đất" giải thích về sự chuyển động của không khí.
? Gió là gì?
? Sự chênh lệch không khí giữa vùng có khí áp cao và vùng khí áp thấp càng lớn thì gió ntn?
? Hoàn lưu khí quyển là gì?
Gv: yêu cầu quan sát H51 sgk (trang 59) hãy cho biết:
+ Loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo là loại gió gì? Hướng thổi của loại gió này ở hai nửa cầu?
+ Loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp 600B & N là loại gió gì? Hướng thổi của loại gió này ở hai nửa cầu?
+ Loại gió thổi thường xuyên từ áp cao 2 cực về áp thấp 600B & N là loại gió gì? Hướng thổi của loại gió này ở hai nửa cầu?
? Tại sao các loại gió này không chuyển động theo chiều thẳng đứng mà lại lệch hướng?
1. Khí áp. Các đai khí áp trên TĐ
a. Khí áp
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
- Đơn vị đo khí áp: mm thủy ngân.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
- Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về 2 cực.
2. Gió và hoàn lưu khí quyển
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. 
- Hoàn lưu khí quyển là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.
* Gió Tín phong: là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo. 
+ Hướng thổi: Nửa cầu Bắc gió có hướng ĐB, nửa cầu Nam gió có hướng ĐN.
* Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 600B & N. 
+ Hướng thổi: Nửa cầu Bắc gió có hướng TN, nửa cầu Nam gió có hướng TB.
* Gió Đông cực: Là loại gió thổi từ khoảng 900B & N (cực Bắc và Nam) về khoảng 600B & N.
+ Hướng thổi: Nửa cầu Bắc gió có hướng ĐB, nửa cầu Nam gió có hướng ĐN.
4. Củng cố: (8ph)
- Tóm tắt nội dung bài học.
- Làm bài tập 4 sgk/60.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 sgk/60.
- Đọc trước bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 17/02/2013 
TIẾT 24 BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs cần nắm được:
- Nắm vững khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước. 
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm.
2. Kỹ năng: 
- Đọc được bản đồ lượng mưa.
- Giải thích được các hiện tượng khí tượng trong tự nhiên.
3. Thái độ: Biết bảo vệ môi trường sống trong lành.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bản đồ thế giới, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…)
2. Kiểm tra bài cũ: (6ph)
- Trình bày đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất?
- Gió là gì? Hoàn lưu khí quyển là gì? Có mấy đai khí áp trên bề mặt Trái Đất?
………………………………………………………………………………………...
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): 
Chúng ta đã học về gió, biết các loại gió chính trên Trái Đất. Vào mùa hè kèm theo những trận gió lớn thường là mưa bão. Vậy mưa là gì? Vì sao lại có mưa? Mưa có mấy dạng và cách tính lượng mưa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
10p
17p
? Trong thành phần của không khí hơi nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 
? Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí? 
? Ngoài ra còn có các nguồn cung cấp nào?
? Tại sao trong không khí lại có độ ẩm?
? Muốn biết độ ẩm của không khí nhiều hay ít người ta làm ntn?
Yêu cầu quan sát bảng "Lượng hơi nước tối đa trong không khí"
? Yếu tố nào quyết định khả năng chứa hơi nước của không khí?
? Trong tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều nào? 
? Càng lên cao nhiệt độ không khí càng tăng hay giảm? 
? Không khí chứa nhiều hơi nước sẽ sinh ra hiện tượng gì?
? Muốn hơi nước thừa trong không khí ngưng tụ thành mây, mưa cần có điều kiện gì?
? Mưa là gì?
? Muốn tính lượng mưa của 1 địa điểm trong 1 ngày người ta làm ntn?
? Cách tính lượng mưa tb ngày? tháng? năm?
? Ngoài thiên nhiên mưa có mấy loại?
 (3 loại: Dầm, rào, phùn)
? Có mấy dạng mưa?
 (3 dạng: nước và đá, tuyết)
Gv: yêu cầu quan sát H53 sgk trang62:
? Tháng có mưa nhiều nhất, ít nhất? Khoảng bao nhiêu?
? Quan sát H54 sgk trang 63 cho biết:
+ Khu vực có lượng mưa tb trên 2000mm và dưới 200mm?
? Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
? VN nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình là bao nhiêu?
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí
- Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí là nước trong các biển và đại dương. 
- Do có chứa hơi nước nên không khí có độ ẩm
- Dụng cụ đo dộ ẩm là ẩm kế.
- Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước.
 - Không khí bão hòa, hơi nước bốc lên cao gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa.
2. Mưa và sự phân bố mưa trên TĐ
a. Khái niệm mưa
- Mưa được hình thành khi hơi nước bị ngưng tụ ở độ cao từ 2km - 10km tạo thành mây, gặp điều kiện thuận lợi hạt nước to dần do được cung cấp thêm hơi nước sẽ rơi xuống thành mưa.
- Dụng cụ đo là vũ kế 
- Lượng mưa trung bình ngày bằng tổng lượng mưa của các trận mưa trong ngày.
b. Sự phân bố lượng mưa trên TG.
- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
4. Củng cố: (8ph)
? Độ bão hòa của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?
? Nguyên nhân hình thành mưa?
? Giải thích câu " Nắng quá hóa bão ".
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài và làm bài tập cuối bài sgk trang 64.
- Đọc bài đọc thêm.
- chuẩn bị trước bài 21 " Thực hành ".
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 21/2/2013 
TIẾT 25 BÀI 21: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ 
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được cách đọc và khai thác thông tin từ một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một điểm. 
2. Kỹ năng: Học sinh biết vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
3. Thái độ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, tích cực.
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, giảng giải, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú (Sĩ số…)
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Làm bài tập 1 sgk/63
- Mưa được hình thành như thế nào? Sự phân bố mưa trên thế giới ra sao?
.....................................................................................................................................
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): Những bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về nhiệt độ không khí, mưa. Để nhận xét được đặc điểm khí hậu của một địa điểm người ta thường dựa vào biểu đồ khí hậu của địa phương đó. Trên cơ sở phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm đó để rút ra đặc điểm khí hậu. Để giúp chúng ta biết cách phân tích biểu đồ và nhận xét khí hậu của một địa điểm chúng ta cùng nhau đi vào bài thực hành hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
9p
Gv: treo bảng phụ vẽ H55 
? Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ?
? Trong thời gian bao lâu?
? Yếu tố nào được biểu hiện theo đường?
? Yếu tố nào được biểu hiện bằng cột?
? Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?
? Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?
? Đơn vị của nhiệt độ là gì?
? Đơn vị của lượng mưa? 
Gv: giảng giải, hướng dẫn cách đọc trị số trên H55
Bài tập 1
- Những yếu tố được biểu hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa.
- Trong thời gian 1 năm.
- Nhiệt độ biểu hiện bằng đường.
- Lượng mưa biểu hiện bằng cột.
 - Trục dọc bên phải: Nhiệt độ
 + Đơn vị: 0c
- Trục dọc bên trái: Lượng mưa
 + Đơn vị: mm.
8p
8p
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Phân tích biểu đồ của địa điểm A
+ Nhóm 2: Phân tích biểu đồ của địa điểm B
Gv: yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng
? Biểu đồ nào là nhiệt độ và lượn

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 6 HK II.doc