Giáo án Địa lí 6 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Diệu Lan - Năm học 2014-2015

Tiết 9 Bài 7:SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ.

Soạn: 22/10/2014 giảng:24/10/2014

I/Mục tiêu bài học:

-Sau bài học, hs cần:

+Biết được sự tự quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất.Hướng chuyển động của Trái Đất từ Tây sang Đông,thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ.

+Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh trục.

+Biết dùng quảt địa cầu chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.

II/Chuẩn bị:

-Qủa địa cầu-đánh dấu vị trí của Việt Nam.

-Đèn pin.

III/Tiến trình dậy-học:

1/Tổchức:

2/Bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

3/Bài mới:

Giới thiệu bài:SGK.

 

doc34 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Diệu Lan - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điểm có cùng độ cao.
*Đ2: 
+Trị số các đường đồng mức cách đều nhau.
+Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc=> thể hiện đặc điểm của địa hình.
b/Dùng thang màu:
3 /Củng cố:
-Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
?Nêu ý nghĩa của kí hiệu bản đồ?
?Có mấy loại,dạng kí hiệu bản đồ?
?Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ?
IV Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài theo câu hỏi trong SGK.
-Chuẩn bị thước đo,dụng cụ học tập cho giờ thực hành.
Bài 6: Thực hành: tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học. ( giảm tải)
Tiết 7 Ôn tập
Soạn2/10/2014 giảng:3/10/2014
I/Mục tiêu bài học:
-Hs hiểu rõ kí hiệu bản đồ là gì?Biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
-Hs biết cách đọc các kí hiệu bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải.Đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình.(Các đường đồng mức).
II/Chuẩn bị:
-Quả địa cầu.
-H14-15-16 phóng to.
III/Tiến trình dạy-học:
 * Các kiến thức trọng tâm
 - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất 
 - Để vẽ được bản đồ người ta phải. 
 + Thu thập thông tin các đối tượng địa lí.
 + Dùng các kí hiệu thể hiện lên bản đồ.
 - Khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải để biết ý nghĩa cuả các kí hiệu bản đồ. Có 3 loại kí hiệu là:
+ kí hiệu điểm: (Thể hiện đối tượng địa lí diện tích nhỏ)
+ Kí hiệu đường: (Thể hiện đối tượng có chiều dài) 
+ kí hiệu diện tích: (Thể hiện đối tượng có diện tích lớn)
- Phương hướng trên bản đồ.
+ Dựa vào kinh tuyến: Đầu trên là phía bắc đầu dưới là phía nam. Bên phải là phía đông, bên trái là phía tây.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng. 
 	B	
 TB ĐB 
	T	 Đ 
 TN	 ĐN
 N 
 3. Củng cố:
 - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - Khi quan sát bản đồ trước tiên phải xác định được đối tượng địa lí đó được kí hiệu như thế nào ? xác định nằm ở đâu và cuối cùng xác định đối tượng đó có diện tích như thế nào? 
 - GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
 IV. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
 - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
 - Chuẩn bị tốt kiểm tra
Tiết 8 kiểm tra viết 1 tiết .
Soạn: giảng:
I/Mục tiêu bài học:
-Sau khi làm bài kiểm tra,hs cần:
 +Hiểu khái niệm kinh,vĩ tuyến.kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc và công dụng của chúng.
+Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì,nắm được ý nghĩa của 2 loại tỉ lệ: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước,biết tính khoảng cách thực tế dựa và tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
+Nhớ quy định về phương hướng trên bản đồ.
 +Hiểu kí hiệu bản đồ là gì,biết đọc các kí hiệu trên bản đồ.
+ Tính đươc các loại bản đồ với tỉ lệ khác nhau
II. Đề ra:
 III. Đáp án:
 IV. Thống kê:
TT
Lớp
SS
0-2
< 5
TB 
Khá, giỏi
1
2
6a
6b
 V. Những lỗi mắc phải.
 - Học sinh còn nhầm trong việc xác định khái niệm.về bản đồ cách xác định phương hướng
 - áp dụng cho bài tập học sinh còn lúng túng trong phần đổi đơn vị
 VI. Khắc phục:
 - Biểu dương kết quả học sinh làm tốt.
 - Gọi 1-2 học sinh trình bày phần kiến thức các em chưa hiểu.
 - Y/c nêu các kháI niệm liên quan đến bản đồ
 Có 3 loại kí hiệu là:
+ kí hiệu điểm: (Thể hiện đối tượng địa lí diện tích nhỏ)
+ Kí hiệu đường: (Thể hiện đối tượng có chiều dài) 
+ kí hiệu diện tích: (Thể hiện đối tượng có diện tích lớn)
- Phương hướng trên bản đồ.
+ Dựa vào kinh tuyến: Đầu trên là phía bắc đầu dưới là phía nam. Bên phải là phía đông, bên trái là phía tây.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng. 
 	B	
 TB ĐB 
	T	 Đ 
 TN	 ĐN
 N 
Tiết 9 Bài 7:Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả.
Soạn: 22/10/2014 giảng:24/10/2014
I/Mục tiêu bài học:
-Sau bài học, hs cần:
+Biết được sự tự quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất.Hướng chuyển động của Trái Đất từ tây sang Đông,thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ.
+Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh trục.
+Biết dùng quảt địa cầu chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
II/Chuẩn bị:
-Qủa địa cầu-đánh dấu vị trí của Việt Nam.
-Đèn pin.
III/Tiến trình dậy-học:
1/Tổchức: 
2/Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài:SGK.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung.
*Hoạt động 1:
-GV yêu cầu hs quan sát hình 9 và dựa vào SGK cho biết:
?TĐ tự quay quanh trục theo hướng nào?
(Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông).
?Thời gian TĐ tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu lâu?(Bao nhiêu giờ)?
-GV dùng quả địa cầu trình bày về hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.
(GV chỉ cho hs thấy vị trí của VN trên quả địa cầu-đã được đánh dấu.
GV:Mời một hs lên trình bầy lại trên quả địa cầu,hs khác nhận xét bổ xung .
GV.Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
(24 giờ) 24 giờ khác nhau,24 khu vực giờ,24 múi giờ)
GV;giới thiệu;chu kì tự quay của Trái Đất được chia làm 24 giờ và người ta chia ra 24 khu vực giờ trên thế giới,trong đó khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc.
Gv;Dựa vào H20-SGK em hãy xác định VN ở khu vực giờ thứ mấy?Khu vực giờ gốc là không giờ thì VN là mấy giờ?
(VN ở khu vực giờ số 7,khi giờ gốc là không giờ thì VN là 7 giờ.) 
 *Hoạt động 2:
GV; dùng đèn pin chiếu vào quả địa cầu và giải thích ,đèn chiếu tượng trưng cho mặt trời,quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất.
GV;Quan sát H21 và T.N trên, em có nhận xét gì về diện tích Trái Đất được chiếu sáng bởi mặt trời.
(do Trái Đất hình cầu,nên mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa cầu mà thôi,nửa cầu được chiếu sáng là ngày,nửa không được chiếu sáng là đêm)
GV;vì sao chúng ta lại thấy khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.?
(Vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục)
GV;vì sao trên thế giới giờ của các địa điểm phía Đông luôn sớm hơn giờ của các địa điểm phía tây.?
(Vì hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ Tây sang Đông )
GV;Tại sao hàng ngày chúng ta thấy mặt trời,mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
HS;Quan sát hình 22 SGK và kênh chữ phần 2-b trả lời câu hỏi mục b trong SGK.trang 23.
GV;vật thể chuyển động ở Nam bán cầu bị lệch hướng như thế nào?
(Lệch hướng về bên trái,ngược với Bắc bán cầu)
GV giải thích ;Sự lệch hướng này diễn ra ở các vật thể rắn,lỏng,khí....Để bắn đạn trúng mục tiêu người ta phải tính đến sự lệch hướng này.
1/Sự vận động của Trái Đất quanh trục:
-Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông.
-Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ(một ngày -đêm).
-Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ.
2/Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
a/Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm:
b/Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo hướng từ phía cực về phía Xích Đạo(hoặc ngược lại),đều bị lệch hướng.
+ở Bắc bán cầu:Lệch về bên phải.
+ở Nam bán cầu:Lệch về bên trái.
3/Củng cố:
-GV yêu cầu 1-2 hs đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
?Tính giờ của Mát-cơ-va; Nhật Bản; Mĩ (Niu-Yooc); ấn Độ,nếu giờ gốc là 24 giờ?
IV /Hướng dẫn:
-HS học bài theo câu hỏi trong SGK. + Câu hỏi 1 phần bài tập không làm
-Tìm hiểu xem tại sao lại có hai mùa nóng,lạnh trái ngược nhau ở hai nửa cầu?Tài sao lại có các mùa Xuân,Hạ,Thu,Đông?
-Đọc và chuẩn bị bài số 8. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
Tiết 10 Bài 8:
Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
 Soạn: 28/10/2014 giảng:31/10/2014
I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,hs cần:
-Hiểu được cơ chế sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo) ,thời gian chuyển động và tính chất của hệ chuyển động.
-Nhớ vị trí:Xuân phân,Hạ chí,Thu phân,Đông chí trên quỹ đạo Trái Đất.
-Biết sử dụng quả Địa Cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
II/Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu.
-Hình ảnh Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trời.
III/Tiến trình dậy-học:
1/Tổ chức: 
2/Bài cũ:
?Nhắc lại hệ qủa sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: SGK.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung.
*Hoạt động 1:
-GV giải thích thuật ngữ"Hình elíp gần tròn" ,rồi giới thiệu tranh vẽ H23-SGK cho hs biết đường chuyển động của Trái Đất quanh MT_chiều mũi tên quỹ đạo là hướng chuyển động của Trái Đất.
-GV yêu cầu hs đọc nhanh kênh chữ trang 25 và quan sát H23 cho biết:
?CĐ quanh Mặt Trời và vận động tự quay quanh trục của TĐ có diễn ra đồng thời không?
?Quỹ đạo CĐ của Trái Đất quanh Mặt Trời có hình gì
?Hướng CĐ của Trái Đất trên quỹ đạo?
?Thời gian TĐ chuyển động hết một vòng trên quỹ đạo là bao lâu?
?Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất tại 4 vị trí trên H23?
*Hoạt động 2:
-GV dùng quả Địa Cầu để mô phỏng sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (CĐ tịnh tiến) cho hs quan sát kết hợp H23 và SGK để trả lời:
?Bắc bán cầu và Nam bán cầu có thể cùng lúc ngả về phía Mặt Trời được không?
(Không thể cùng lúc mà BBC và NBC sẽ lần lượt ngả về phía MT).
?vị trí của 2 nửa cầu luôn luôn không đổi khi TĐ tự quay quanh trục và CĐ quanh MT như vậy sẽ xảy ra hiện tượng gì?
(Nửa cầu nào ngả về phía MT sẽ có góc chiếu sáng lớn,nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lượng nên có mùa nóng).
-GV yêu cầu hs cùng quan sát H23-SGK và giải thích thêm về góc chiếu sáng của MT vào hai nửa cầu vào ngày hạ chí và đông chí.
_GV lưu ý hs: Thời điểm ngả về phía MT và chếch xa MT của hai bán cầu lệch nhau vì vậy mùa ở hai bán cầu cũng lệch (trái ngược) nhau về thời gian.
?Trong hai ngày 22-6 và 22-12 nửa cầu nào ngả nhiều về phía MT?
(22-6 :BBC
22-12: NBC).
?Em có nhận xét gì về sự phân bố nhiệt độ và ánh sáng ở hai nửa cầu?Cách tính mùa ở hai nửa cầu?
?TĐ hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía MT như nhau vào ngày nào?Khi đó MT chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt TĐ?
(Vào ngày thu phân và xuân phân,ánh sáng MT vuông góc với đường xích đạo)
-GV lưu ý hs : Xuân phân,Thu phân,Đông chí,Hạ chí là những tiết chỉ thời gian giữa các mùa Xuân,Hạ,Thu Đông.
Các nước ôn đới có sự phân hóa về khí hậu bốn mùa rõ rệt,các nước trong khu vực nội chhí tuyến biểu hiện các mùa không rõ,hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
1/Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
-Trái Đất CĐ quanh Mặt Trời và vận động tự quay của Trái Đất diễn ra đồng thời.
-Quỹ đạo hình elíp gần tròn.
-Hướng tự quay từ Tây sang Đông (cùng chiều tự quay của TĐ).
-Chu kì 365 ngày 6 giờ.
-Độ nghiêng và hướng nghiêng của Trái Đất luôn luôn không đổi.
2/Hiện tượng các mùa:
-Hai nửa cầu luân phiên nhau ngả gần và chếch xa Mặt Trời nên sinh ra các mùa.
-Sự phân bố ánh sáng và lượng nhiệt,cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
-Nhiều nước chia 1 năm ra 4 mùa Xuân,Hạ Thu,Đông theo dương lịch,hoặc theo âm-dương lịch.
3 Củng cố:
?Tại sao TĐ chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
-GV hướng dẫn hs cách tính bài tập 3-trang 30-SGK.
 + Câu hỏi 2 cuối bài không làm
IV /Hướng dẫn:
-Ôn tập bài sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
-Nắm chắc hai vận động chính của Trái Đất.
-Đọc và chuẩn bị bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
+ Quan sát vị trí các ngày 21/3,22/6,23/9,22/12 hiện tượng ngày đêm như thế nào?
Tiết 11 Bài 9:
Hiện tượng ngày đêm dài,ngắn theo mùa.
 Soạn: 16/10/2014 giảng:17/10/2014
I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,hs cần:
-Hiểu và trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu: Khi là mùa lạnh thì ngày ngắn,đêm dài.Khi là mùa nóng thì ngày dài,đêm ngắn.
-Nắm được khái niệm các đường chí tuyến Bắc,chí tuyến Nam,vòng cực Bắc,vòng cực Nam.
-Biết dùng quả Địa Cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất.
II/Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu.
-Phiếu học tập (mỗi hs chuẩn bị một phiếu).
-Tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
-Bảng phụ.
III/ Tiến trình dậy-học;
1/Tổ chức: 
2/Bài cũ:
?Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí: Hạ chí,Đông chí,Thu phân,Xuân phân?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
-GV treo tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa cho hs quan sát,yêu cầu hs thảo luận theo nhóm/cặp để trả lời các câu hỏi:
?Tại sao đường biểu thị trục TĐ và đường phân chia sáng,tối lại không trùng nhau?
(Do đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,trục TĐ lại luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033' nên hai mặt phẳng chứa đường sáng tối và Bắc Nam đi qua tâm TĐ và hợp thành một góc 23027' ).
?Điều đó làm cho fần được chiếu sáng và fần nằm trong bóng tối(ngày và đêm) ở mỗi bán cầu như thế nào?
(Có sự lệch nhau).
-GV dùng quả địa cầu để minh họa cho hs quan sát(Trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối)=>Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai nửa cầu.
-GV tổ chức cho hs làm việc theo cặp:
Quan sát H24 và H25-SGK,để hoàn thành phiếu học tập bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV treo bảng phụ gọi đại diện hs lên bảng điền từng phần nhỏ để hoàn thành phiếu học tập:
+Điền dấu: ;= vào các ă
NBC: Nam bán cầu.
-Từ phiếu học tập gv hướng dẫn hs rút ra kết luận:
*Hoạt động2:
-GV yêu cầu cả lớp quan sát H25 SGK và thảo luận.
?Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày hoặc đêm của các điểm trên vĩ tuyến 66033' Bắc-Ví dụ điểm D,và 66033' Nam-Ví dụ điểm D' như thế nào?
?Người ta gọi vĩ tuyến 66033' Bắc và 66033' Nam là những đường gì?
*GV: Từ 66033' B đến cực Bắc gọi là "miền cực Bắc".
Từ 66033' Nam đến cực Nam gọi là "miền cực Nam".Như vậy,có thể coi các vòng cực Bắc và vòng cực Nam là giới hạn của những miền cực.
GV dùng qủa ĐCầu và H23 SGK để giới thiệu:
+Ngày 21/3-Xuân phân,mọi nơi trên TĐ đều có ngày dài bằng đêm,kể từ thời điểm này BBC bắt đầu ngả về phía MT,hiện tượng ngày kéo dài 24 giờ thoạt tiên chỉ xuất hiện ở cực Bắc.Sau đó diện tích có ngày kéo dài 24 giờ trở lên ngày càng lui dần về phía XĐ.
Đến ngày 22/6 diện tích có ngày trên 24 giờ lui đến những vĩ tuyến thấp nhất là 66033' B và ở vĩ tuyến này ngày 24 giờ chỉ diễn ra một lần trong năm.Sau đó ngày 23/9 TĐ lại trở lại tình trạng như ngày 21/3,mọi nơi trên TĐ đều có ngày bằng đêm.
?Quan sát H24 và cho biết ở đâu có ngày và đêm dài suốt 6 tháng?
-GV : các nhận xét này cũng đúng với miền cực Nam song thời gian diễn ra trái ngược với miền cực Bắc.
1/ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ trên Trái Đất:
Phiếu học tập số 1 
*Kết luận:
a/ ở Xích Đạo luôn có ngày dài bằng đêm.
b/ Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên TĐ đều có ngày bằng đêm.
c/ Ngày 22/6 ở BBC có ngày > đêm. NBC có ngày < đêm.
d/ Ngày 22/12 NBC có ngày > đêm.BBC có ngày < đêm.
2/ ở hai miền cực số ngày có ngày,đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa:
*Ngày 22/6:
+Tại 66033' B, ngày dài 24 giờ.
+Tại 66033' N, đêm dài 24 giờ.
*Ngày 22/12:
+Tại 66033' N,ngày dài 24 giờ.
+Tại 66033' B,đêm dài 24 giờ.
*Tại cực Bắc:
+Ngày dài suốt 6 tháng mùa nóng.
+Đêm dài suốt 6 tháng mùa lạnh.
3 Củng cố :
-GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
?Dựa vào kiến thức đã học giải thích câu ca dao:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối".
?Đêm trắng là hiện tượng như thế nào?Tại sao những vùng có vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng?
IV Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài tập trong SGK.
-Đọc và chuẩn bị bài số 10.
Phiếu học tập số 1
 Y/c:Điền dấu: ;= vào các ă
Ngày
BC nào ngả về phía MT nhất
Tia MT chiếu thẳng góc ở vĩ tuyến?
VT đó gọi là gì
Hiện tượng xảy ra
ở BBC
ở NBC
ở Xích Đạo
22/6
BBC
23027' Bắc
Chí tuyến Bắc
S-T
Ngày-Đêm
S- T
Ngày- Đêm
S- T
Ngày-Đêm
22/12
NBC
23027'
Nam
Chí tuyến Nam
S- T
Ngày - Đêm
S- T
Ngày- Đêm
S- T
Ngày- Đêm
21/3 và 23/9
Ngả đều về phía MT
00
X.Đ
S-T
Ngày- Đêm
S-T
Ngày- Đêm
S- T
Ngày- Đêm
Tiết 12 Bài 10.
Cấu tạo bên trong của Trái đất.
Soạn; 8/11/2014 giảng:11/11/2014
I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,hs cần:
-Hiểu và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ,lớp trung gian và lớp lõi(nhân) .Mỗi lớp có một đặc điểm riêng về độ dày,trạng thái vật chất và nhiệt độ.
-Biết cấu tạo của vỏ Trái Đất gồm những địa mảng khác nhau,chúng có thể di chuyển tách xa hoặc xô vào nhau tạo ra hiện tượng động đất,núi lửa,các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương hoặc ven bờ các lục địa.
II/ Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu.
-Bản đồ tự nhiên thế giới.
-Tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất.
III/Tiến trình dậy-học:
1/Tổ chức: 
2/Bài cũ:
?Dựa vào H24 trong SGK hãy phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12?
3/Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung.
*Hoạt động 1:
-GV treo tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất cho hs quan sát,yêu cầu hs kết hợp H26 và bảng ở trang 32-SGK,cho biết:
?Cấu tạo Trái Đất gồm có những lớp nào ? (HS TB-Y).
-Lớp nhận xét ,bổ xung, gv chuẩn kiến thức:
-GV lấy ví dụ: Trái Đất là quả trứng thì vỏ trứng là lớp vỏ TĐ, lòng trắng-Lớp trung gian, Lòng đỏ-Lớp lõi.
?Độ dày và trạng thái vật chất,nhiệt độ của từng lớp như thế nào? (HS TB-Y)
(HS nêu đặc điểm theo bảng tổng hợp trang 32 SGK).
-HS trả lời,lớp nhận xét,bổ xung ,gv giới thiệu lại trên tranh vẽ và chuẩn KT:
(Lớp vỏ,nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên,môi trường xã hội loài người.
+Lớp trung gian: nguyên nhân gây ra sự di chuyển các lục địa/bề mặt TĐ.
+Lõi: Nhân ngoài lỏng,nhân trong rắn chắc).
*Hoạt động 2:
-GV yêu cầu hs dựa vào H26, 27 và nội dung mục 2-SGK trang 32-33 để trả lời các câu hỏi:
? Lớp vỏ TĐ có vị trí như thế nào? (HSTB _Y)
?Lớp vỏ TĐ chiếm bao nhiêu thể tích và khối lượng so với toàn bộ TĐ ? (HSTB_Y)
?Tại sao nói,lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng?(HS TB_K)
?Vỏ TĐ có phải là một khối liên tục không?Nó có cấu tạo gồm các địa mảng chính nào? (HS TB_K)
(Vỏ TĐ không phải là một khối liên tục mà gồm nhiều địa mảng tạo thành,có 7 địa mảng chính là : á Âu,Bắc Mĩ, Nam Mĩ ,Thái Bình Dương ,ấn Độ, Ôxtrâylia, Nam Cực).
?Vị trí của các địa mảng có cố định không?Khi hai địa mảng tách ra xa nhau,hoặc xô chờm vào nhau gây nên hệ quả gì? (HS K_G)
(+Khi hai địa mảng tách ra xa nhau,vật chất ở tầng sâu sẽ trào ra hình thành núi ngầm dưới đáy đại dương.
+Khi hai địa mảng xô chờm vào nhau hoặc luồn xuống dưới nhau làm cho vật chất bị dồn ép hoặc bị đội lên thành núi và ở đó cũng sinh ra núi lửa,động đất).
-GV chỉ trên quả Địa Cầu hoặc bản đồ TG các dãy núi ven bờ các lục địa để minh hoạ cho các hệ quả trên.
1/Cấu tạo bên trong của Trái Đất:
-Cấu tạo Trái Đất gồm 3 lớp:
+Lớp vỏ (Thạch quyển)
+Lớp trung gian.
+Lớp lõi (Nhân).
a/ Lớp vỏ:
-Độ dày: 5-70 km
-Trạng thái : rắn chắc.
-Nhiệt độ : càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,tối đa đạt 10000C.
b/ Lớp trung gian:
-Độ dày :gần 3000 km.
-Trạng thái : Từ quánh dẻo -> lỏng.
-Nhiệt độ: 15000C -> 47000C.
c/ Lớp lõi:
-Độ dày : > 3000 km.
-Trạng thái : Lỏng ở ngoài,rắn ở trong.
-Nhiệt độ : Cao nhất, 50000C.
2/Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
-Vỏ TĐ rất mỏng so với các lớp khác,chỉ chiếm 1 % thể tích và 0,5 % khối lượng TĐ.
-Có vai trò rất quan trọng,là nơi sinh sống,tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và xã hội loài người.
-Gồm một số địa mảng tạo thành.
-Các địa mảng có thể dịch chuyển tách ra xa nhau,xô chờm vào nhau...tạo núi,vực biển,động đất,núi lửa..
3/Củng cố:
-GV yêu cầu hs đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
?Nêu đặc điểm của lớp trung gian,vai trò của lớp mềm(trong lớp man ti trên) đối với sự hình thành,xuất hiện địa hình, núi lửa, động đất trên bề mặt TĐ?
-HS đọc bài đọc thêm trang 36 SGK.
Iv/Hướng dẫn:
-GV hướng dẫn hs làm bài tập 3 vào vở bài tập,học câu hỏi 1,2.
-Chuẩn bị cho giờ thực hành: Quả Địa Cầu; Bản đồ TG.
-Tìm hiểu và xác định vị trí 6 lục địa; 4 đại dương trên bản đồ.
 Tiết 13 Bài 11:
Thực hành:
Sự phân bố các lục địa,đại dương trên bề mặt trái đất.
 Soạn:12/11/2014 giảng: 13/11/2014
I/Mục tiêu bài học:
*Sau bài học,HS cần nắm được:
+Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất và hai bán cầu.
+Tên ,xác định đúng 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
II/Chuẩn bị:
-Quả Địa Cầu,hoặc bản đồ thế giới.
III/Tiến trình dạy-học:
1/Tổ chức: 
2/Bài cũ:
?Cấu tạo bên trong của TĐ gồm có mấy lớp?Nêu đặc điểm của từng lớp
3/Bài mới:
*Giới thiệu 

File đính kèm:

  • docBai_7_Su_van_dong_tu_quay_quanh_truc_cua_Trai_Dat_va_cac_he_qua.doc