Giáo án Địa lí 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Luyến

CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

 I- Mục tiêu:

 1 .Kiến thức:

 - HS hiểu: KN khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.

 2. Kĩ năng: Phân biệt một số loại khoáng sản qua mẫu vật hoặc qua ảnh mẫu như: than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit.

* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề.

 3.Thái độ: giúp các em hiểu biết thêm về thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước.

 II- Chuẩn bị:

 GV:- Bản đồ khoáng sản Việt Nam, mẫu khoáng sản. Máy tính.

 III- Phương pháp:

 Đàm thoại, trực quan vật mẫu, liên hệ thực tế.

 IV- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định tổ chức(1phút )

 2- Kiểm tra bài (5phút )

 Hỏi : Đặc điểm dịa hình đồng bằng và cho VD?

 HS :- Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng, màu mỡ.

 

doc77 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nội lực: Là những lực sinh ra từ bên trong.
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài.
4 - Củng cố : (1 phút ) 
 - Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài ôn tập 
5- HDVN: (1phút )
 - Về nhà ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
V- Rút kinh nghiệm: 
Tiết 16
Ngày soạn : 
Ngày giảng:
THI HỌC KỲ I
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:- Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh về vị trí, hình dạng,kích thước trái đất.Tỉ lệ bản đồ.
 2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tính toán tỉ lệ bản đồ.
 * Giáo dục KNS : Trung thực, tự lập, sáng tạo làm bài.
 3- Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập 
II- Chuẩn bị
 GV:- đề kiểm tra cho mỗi HS một đề. 
 HS:ôn lại kiến thức đã học, đồ dùng học tập.
III- Phương pháp:- Làm bài kiểm tra viết
IV- Nội dung kiểm tra
Ma trận
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Câu
Điểm
Vị trí,hình dạng, kích thước trái đất
2đ=20% TSĐ
Vị trí trái đất 0,5đ =25% TSĐ
Hình dạng, kích thước 0,5đ=25% TSĐ
Độ dài bk trái đất:
0,5đ=25% TSĐ
Độ dài đường xích đạo trái đất: 0,5đ=25% TSĐ
1
2
Các đường chí tuyến và xích đạọ trên trái đất
3đ=30% TSĐ
Đường chí tuyến bắc 23027’ B
Đường chí tuyến nam 23027’ N
Đường xích đạo 0o 
 3đ = 100 % TSĐ
2
3
Tỷ lệ bản đồ
3đ=30% TSĐ
Khoảng cách thực tế
1 đ
=33,3% TSĐ
Khoảng cách trên bản đồ
1 đ
= 33,3% TSĐ
Cách tính tỉ lệ bản đồ
1 đ
= 33,3% TSĐ
3
3
Cấu tạo trong của trái đất.
2đ=20% TSĐ
Nêu tên của 3 lớp 
1 đ
= 50% TSĐ 
Nêu đặc điểm của lớp vỏ
1 đ
= 50% TSĐ
4
2
Tổng điểm
3
4
2
 10
 B- Nội dung : 
Câu 1: (2 điểm)Trái đất ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời? Trái đất có hình gì ? Kích thước ra sao? Độ dài bán kính trái đất và độ dài đường xích đạo? 
Câu 2:(3 điểm)
Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15cm. Vậy bản đồ có tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 3: (3 điểm)
 Quan sát hình vẽ trên và cho biết: 
 -Vào ngày 22/6( hạ chí) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
-Vào ngày 21/3 và 23/9( xuân phân, thu phân) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
-Vào ngày 22/12( đông chí) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
Câu 4: (2 điểm:) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu rõ đặc điểm của lớp vỏ địa lý?
III- Đáp án - biểu điểm
Câu
Đáp án - biểu điểm
Điểm
1
Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời 
Trái đất có dạng hình cầu
 Độ dài bán kính trái đất 6370 km, 
độ dài đường xích đạo là 40076km. 
0.5
0,5
0,5
0,5
2
Khoảng cách thực tế là 105 km = 10.500.000cm
Khoảng cách trên bản đồ là 15cm
Tỷ lệ bản đồ là 15: 10.500.000 = 1: 700.000
1,0
1,0
1,0
3
-Vào ngày 22/6( hạ chí) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’ bắc. Vĩ tuyến đó là đường CTbắc.
-Vào ngày 22/12(đông chí ) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’nam. Vĩ tuyến đó là đường CT nam.
-Vào ngày 21/3 và 23/9(xuân phân, thu phân) ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 00. Vĩ tuyến đó là đường xích đạo.
1,0
 1,0
1,0
4
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: 
+Lớp vỏ 
 +Lớp trung gian 
 +Lớplõi
- Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ:
 + Là lớp mỏng nhất chỉ từ 5-7km
 + Cấu tạo bởi lớp đá rắn chắc
 + Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng tối đa 1000 0 C
 + Lớp vỏ được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành .
 1,0
 1,0
V- Nhận xét-R KN:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 17
Ngày soạn : 
Ngày giảng:
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
I- Mục tiêu :
 1. Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi.
 2. Kĩ năng: - Nhận biết được dạng địa hình núi qua ảnh.
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề...
 3.Thái độ : - giúp các em hiểu biết thêm về thực tế, có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1.GV:	BĐTN Việt Nam, máy tính
 2.HS : ôn lại tác động của nội lực, ngoại lưc.
III- Phương pháp:
 Đàm thoại, trực quan hình ảnh, liên hệ thực tế.
IV- Tiến trình tổ chức dạy học.
 1- Ổn định tổ chức:(1phút ) 	
 2 - Kiểm tra bài cũ:(5phút )
 H: - Phân biệt sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực ? Ví dụ?
 HS: - Nội lực: là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. (Núi lửa, động đất, tạo núi).
 - Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài bề mặt đất. ( Nước chảy chỗ trũng, gió thổi bào mòn đá, nước lấn bờ).
 3- Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ 1:(10phút ) 
GV: Yêu cầu HS n/c thông tin sgk, q.sát bảng thống kê SGK/34, cho biết:
? Núi là gì, đặc điểm của núi ? 
HS: Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có đỉnh nhọn, sườn dốc, chân núi. 
? Phân chia núi thành mấy loại. 
Căn cứ vào đâu để phân loại núi?
HS: - Núi thấp: Dưới 1000 m. 
 - Núi cao: Từ 2000 m trở lên.
 - Núi trung bình: Từ 1000 m " 2000 m.
*GV chiếu BĐTNVN: 
? Hãy xác định ngọn núi cao nhất nước ta.
*GV chiếu H34:
? Hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác cách tính độ cao tương đối như thế nào.
1. Núi và độ cao của núi.
- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
 Độ cao thường 500 m so với mực nước biển.
- Núi: + Đỉnh (nhọn).
 + Sườn (dốc).
 + Chân núi. 
- Phân loại núi:
 ( Bảng sgk/42 )
- Độ cao của nỳi:
+ Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi.
+ Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước 
HS:- Độ cao tương đối: Đo từ chân núi đến đỉnh núi.
-Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi
* HĐ 2:(15phút )Tìm hiểu núi già, núi trẻ
Hoạt động nhóm :4 nhóm 
GV chiếu sơ đồ núi già, núi trẻ :
? Quan sát H35, nghiên cứu TT SGK " phân loại núi già và núi trẻ về : đỉnh, sườn, thung lũng, thời gian hình thành" ghi vào bảng phụ theo mẫu :
Đặc điểm
Núi già
Núi trẻ
Thời gian hình thành
Đặc điểm
Đỉnh
Sườn
Thung lũng
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,bổ sung.
 GV chiếu bảng hoàn thiện kiến thức.
 ( Bảng phụ lục cuối bài )
* HĐ 3: (5phút ) tìm hiểu địa hình cacxtơ 
-GV chiếu H 37, yêu cầu HS qs cho biết:
? Địa hình cacxtơ là gì .
? Đặc điểm của địa hình
? Nguyên nhân hình thành
HS :- địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
- Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
 -n/n : do nước mưa có thể thấm và kẽ đá, tạo thành hang động rộng và sâu 
-Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) hãy mô tả những gì thấy được trong hang động?
- HS trả lời GV chuẩn kiến thức
 Giáo dục ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước.
* HĐ 4:(4phút )Giá trị kinh tế của miền núi 
-Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?
HS : -Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú 
-Nơi giàu tài nguyên khoáng sản 
-Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch. 
HS trả lời GV chuẩn KT
 GV Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vùng núi.
 Yêu cầu HS nêu KT cơ bản của bài học. 
biển lên đỉnh núi.
2- Núi già, núi trẻ.
 ( SGK/43)
3- Địa hình cacxtơ và các hang động
- Địa hình cacxtơ loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
+ Hang động:
- Là những cảnh đẹp tự nhiên.
- Hấp dẫn khách du lịch.
- Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng
4.Giá trị kinh tế của miền núi .
-Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú 
-Nơi giàu tài nguyên khoáng sản 
-Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch
 Bảng phụ lục phần 2: Núi già, núi trẻ.
Đặc điểm
Núi già
Núi trẻ
Thời gian hình thành
- Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
Đặc điểm
Bị bào mòn mạnh.
Vẫn tiếp tục được nâng lên
Đỉnh
 -Tròn.
- Nhọn.
Sườn
- Thoải. 
- Dốc
Thung lũng
- Rộng.
- Sâu.
4. Củng cố .(3phút )
 - Núi và cách tính độ cao của núi ?
 - Phân biệt núi già và núi trẻ ?
 - Địa hình cacxtơ và hang động ?
 5. HDVN .(2phút )
 - Đọc bài đọc thêm.
 - Trả lời câu: 1,2,3,4 (SGK).
 V- Rút kinh nghiệm 
Tiết 18
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT( TIẾP)
 I- Mục tiêu :
 1- Kiến thức.
 - HS nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng địa hình ( Đồng bằng, cao nguyên, đồi).
 2-Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh, lược đồ. Phân biệt 3 dạng địa hình.
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề...
 3- Thái độ : giúp các em hiểu biết thêm về thực tế, có ý thức bảo vệ môi trường.
 II- Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: Bản đồ TN Việt Nam và Thế giới, máy tính
 III- Phương pháp:
 Đàm thoại, trực quan ảnh, liên hệ thực tế.
 IV- Tiến trình tổ chức dạy học: 
 1. Ổn định tổ chức:(1phút ) 
 2. Kiểm tra bài cũ:(5phút )
 Hỏi: Nêu giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người ?
 HS: Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú 
 Nơi giàu tài nguyên khoáng sản 
 Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch)
	3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: hoạt động nhóm (34phút )
 Tìm hiểu đặc điểm bình nguyên và cao nguyên
 GV: Yêu cầu HS n/c thông tin trong (SGK) thảo luận nhóm ghi vào phiếu theo nội dung:
- Độ cao
- Đặc điểm hình thái
- Khu vực nối tiếng
- Giá trị kinh tế.
+ Nhóm 1: n/c cao nguyên 
+ Nhóm 2: n/c bình nguyên 
+ Nhóm 1: n/c đồi
HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập " thảo luận trước toàn lớp, các nhóm nhậnxét, bổ sung.
 GV hoàn thiện kiến thức, chiếu bảng đáp án, kết hợp chiếu một số dạng địa hình cao nguyên, đồng bằng để minh họa .
" HS ghi vào vở.
Đ. điểm
Cao nguyên
Bình nguyên (đồng bằng)
Đồi
Độ cao
Độ cao tuyệt đối trên 500 m
Độ cao tuyệt đối từ 0 đến 200m,tối đa đến 500m.
Độ cao tuyệt đối không quá 200 m
Đặc điểm hình thái
Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
Hai loại đồng bằng: 
- Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng
- Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng
Đỉnh tròn, sườn thoải.
Khu vực nổi tiếng
Cao nguyên Tây Tạng 
(T. Quốc),
cao nguyên Lâm Viên 
(V. Nam).
- Đồng bằng bào mòn: Châu Âu, Canada.
- Đồng bằng bồi tụ: Hoàng Hà, sông Hồng, Sông Cửu Long (Việt Nam)
Vùng đồi Bắc Giang, Phú Thọ...
Giá trị kinh tế
Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn ,chuyên canh cây công nghiệp trên qui mô lớn
-Trồng cây nông nghiệp,cây lương thực, cây thực phẩm,..
-Dân cư đông đúc.
-Nhiều thành phố lớn
-Trồng cây công nghiệp.
- Chăn nuôi gia súc.
 4. Củng cố (2phút )
 Nhận xét khái quát về các dạng địa hình
 5. HDVN: (3phút )
 Học bài cũ, trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 (SGK).
 Trước các bài : Từ bài 1 " 13.
 V- Rút kinh nghiệm :
Tiết 19
 Ngày soạn : 
 Ngày giảng
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
 I- Mục tiêu:
 1 .Kiến thức:
 - HS hiểu: KN khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
 2. Kĩ năng: Phân biệt một số loại khoáng sản qua mẫu vật hoặc qua ảnh mẫu như: than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit....
* Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề...
 3.Thái độ: giúp các em hiểu biết thêm về thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước.
 II- Chuẩn bị:
 GV:- Bản đồ khoáng sản Việt Nam, mẫu khoáng sản. Máy tính.
 III- Phương pháp:
 Đàm thoại, trực quan vật mẫu, liên hệ thực tế.
 IV- Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức(1phút )	 
 2- Kiểm tra bài (5phút )
 Hỏi : Đặc điểm dịa hình đồng bằng và cho VD?
 HS :- Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng, màu mỡ.
	- Độ cao tuyệt đối từ 200m 500m
	- Thuận lợi trồng cây nông nghiệp, lương thực, thực phẩm
	- Dân cư tập trung đông đúc.
 Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
 3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1(15phút) 
-GVYêu cầu HS n/c TT (SGK) cho biết
? Khoáng sản là gì.
? Mỏ khoáng sản là gì
HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản 
? Khoáng sản trong tự nhiên được phân làm mấy loại.
GV chiếu bản đồ khoáng sản VN
? Hãy xác định trên bản đồ Việt Nam 3 nhóm khoáng sản trên.
* Hoạt động 2(20phút ) Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết:
? Thế nào là mỏ nội sinh.
HS: Là khoáng sản được hình thành do mắcma được đưa lên gần mặt đất
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc
? Thế nào là mỏ ngoại sinh.
HS: Là khoáng sản được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng 
-Dựa vào bản đồ Việt Nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính ?
- GVbổ sung thời gian hình thành các mỏ khoáng sản là 90% mỏ quặng sắt được hình thành cách đây 500-600triệu năm .than hình thành cách đây 230-280triệu năm ,dầu mỏ từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2-5 triệu năm 
" GV kết luận các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu ,chúng rất quí không phải vô tận do đó vấn đề khai thác và sử dụng ,bảo vệ phải được coi trọng.
-GV cho HS liên hệ nguồn TNTN ở địa phương, giáo dục ý thức bảo vệ TNTN, bảo vệ môi trường.
1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản:
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
- Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
b. Phân loại khoáng sản:
- Khoáng sản được phân ra làm 3 loại:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
+ Khoáng sản kim loại
+ Khoáng sản phi kim loại
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
a. Mỏ nội sinh:
- Là khoáng sản được hình thành do mắcma.
- Được đưa lên gần mặt đất.
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc
b. Mỏ ngoại sinh:
- Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng).
 4- Củng cố (3phút )
 - Khoáng sản là gì? Khoáng sản được phân thành mấy loại
 5. HDVN:(1phút )
 - Học bài cũ và trả lời câu: 1, 2, 3 (SGK).Đọc trước bài 16.
 V-Rút kinh nghiệm:
Tiết 20
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ(HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
 I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - HS nắm được: KN đường đồng mức.
 - Có khả năng tính độ cao và khoảng cách thực tế dựa vào bản đồ
 - Biết đọc đường đồng mức.
 2. Kĩ năng:Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn.
 * Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề...
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
 II - Chuẩn bị của GV và HS:
	1.GV :- 1 số bản đồ, lược đồ có tỉ lệ, máy tính
 2.HS: ôn lại k/n đường đồng mức.	 
 III- Phương pháp:
 Thực hành theo nhóm nhỏ, cá nhân , đàm thoại.
 IV- Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức:	(1phút )
 2. Kiểm tra bài cũ(5phút )
 Hỏi: Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản ?
 HS: - Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
	 - Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác. 
 3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1(10phút) 
GV: Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ (SGK-85) cho biết:
? Thế nào là đường đồng mức.
? Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình. 
(HS: do các điểm có độ cao sẽ nằm trên cùng 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng) 
*Hoạt động 2(25phút) .
GV: Yêu cầu HS dựa vào H. 44 (SGK) cho biết:
? Hướng của đỉnh núi A1" A2.
(HS: Từ tây sang Đông)
? Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là bao nhiêu ? (HS: Là 100 m)
*Hoạt động nhóm: 4 Nhóm 
-GV: Xác định độ cao của A1,A2,B1,B2,B3?
- HS: thảo luận nhóm, ghi vào phiếu.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau, GV chốt lại kiến thức đúng.
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1"A2 ?
(gợi ý đo khoảng cách giữa A1-A2 trên lược đồ H44 đo được 7,5cm. Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ là 1:100000
 " tính k/c thực tế từ A1"A2 ?
H: Quan sát sườn Đông và Tây của núi A1 xem sườn bên nào dốc hơn? ( Sườn Tây dốc. Sườn Đông thoải hơn)
HS trả lời GV chuẩn KT
* Bài tập 1.
a) Đường đồng mức.
- Là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển.
b) Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm trên cùng 1 đường đồng mức,biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng 
* Bài tập 2.
a)
- Từ A1 " A2: hướng từ tây sang đông 
b) Khoảng cách giữa các đường đồng mức là 100 m.
c) 
- A1 = 900 m, A2 = 700 m
- B1= 500 m, B2= 600 m, B3 = 500 m 
d)Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh A1-A2 là: 
 7,5 . 100000 =750000cm = 7500m
e)
- Sườn Tây dốc.
- Sườn Đông thoải hơn
 4- Củng cố : (3phút )
 -GV nhận xét và đánh giá bài thực hành.
 5- HDVN: (1phút)
 - Đọc trước bài 17.
Tiết 21
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
LỚP VỎ KHÍ
I- Mục tiêu :
 1- Kiến thức: HS nằm được
 - Thành phần của lớp không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí biết vai trò của lượng hơi nước trong lớp vỏ khí.
 - Biết các tầng của lớp vỏ khí : tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển và đặc điểm chính của mỗi tầng.
 - Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các k. khí nóng, lạnh, đ. dương, lục địa.
 2- Kĩ năng: quan sát, nhận xét sơ đồ,hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
 * Hình thành cho HS kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp,làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề...
 3- Thái độ: có ý thức bảo về môi trường không khí.
4- Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày kiến thức, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc biểu đồ thành phần không khí, đọc sơ đồ các tầng khí quyển đồ,hiểu được nguồn gốc hình thành tính chất các loại khối khí...
II- Chuẩn bị :
 Tranh thành phần của các tầng khí quyển.Máy tính.
III- Phương pháp :
 Đàm thoại, trực quan ảnh, hình vẽ.Hoạt động cá nhân cặp bàn.
IV-Tiến trình dạy học: 
 1- Ổn định tổ chức(1phút )	
 2- Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
HĐ 1:(10phút ) Cá nhân, cặp bàn
GV chiếu H45: các thành phần của không khí.
HS Quan sát H45 cho biết: 
? Các thành phần của không khí ? Tỉ lệ ? 
? Nêu vai trò của lượng hơi nước trong không khí.
GV chuyển tiếp: xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển .Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa điều hoà khí cácboníc và ôxi trên trái đất Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển .Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào ,đặc điểm ra sao ?
....................................................................................
....................................................................................
*Hoạt động 2: (20phút) cặp/ nhóm nhỏ
- GV chiếu H46/sgk
- HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết :
? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào.
? Vai trò của từng tầng. 
(HS:+Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp....
Nhiệt độ : cứ lên cao 100m lại giảm 0,6oC.
+ Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.)
 ? Tại sao những năm gần đây nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên.N/nhân ?
HS : do BĐKH.
? Chúng ta cần phải làm gì để chống lại sự BĐKH
HS nêu một số BP :bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh...
HS trả lời GVchốt KT
.............................................................

File đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua_Trai_Dat.doc