Giáo án Địa lí 6

? Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì ?

 ( Mỗi khu vực giờ rộng 15 kt có giờ thống nhất thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ có thuận lợi hơn vì hoạt động của mọi người dân sống trong khu vực sẽ được thống nhất về mặt thời gian )

- Để tiện tính giờ trên toàn thế giới năm 1884 quốc tế thống nhất lấy khu vực có KT gốc đi qua làm khu vực giờ gốc .

? Ranh giới khu vực giờ gốc ?

? Từ khu vực giờ gốc đi về phía đông là khu vực có thứ tự bao nhiêu / Ngược lại phía Tây? Việt Nam ở khu vực giờ thứ mấy ?

- G/V tập H/S tính giờ ( dựa vào H 21 SGK )

- Giờ tính theo khu vực giờ gốc là giờ GMT.

? Giờ ở phía đông và phía tây chênh nhau như thế nào ?

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3725 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về đặc điểm , vị trí, sự phân bố trong không gian. Cách biểu hiện ngôn ngữ này ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động 1: Nhóm / cặp 
- G/V treo bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ kinh tế Việt Nam giới thiệu một số loại kí hiệu bản đồ . Khái niệm kí hiệu bản đồ .
? Quan sát H14 và SGK cho biết có mấy loại kí hiệu thường dùng ?
? Quan sát H15 cho biết có mấy dạng kí hiệu ?
? Kí hiệu đường thường dùng để biểu hiện những đối tượng nào ?
? Vì sao sông được biểu hiện bằng 1 đường màu xanh ? Đặc điểm cấu trúc
? Đối tượng nào được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích ?
? Đối tượng nào được biểu hiện bằng kí hiệu điểm ? Những đối tượng dùng kí hiệu điểm thường có diện tích như thế nào?
? Kí hiệu điểm thường biểu hiện dưới những dạng kí hiệu nào? Kí hiệu điểm được dùng với mục đích gì ?
 - Thể hiện vị trí 
 - Thể hiện số lượng, chất lượng 
 GV lấy ví dụ 
? Vậy kí hiệu bản đồ phản ánh đặc điểm gì của các đối tượng địa lí ?
? Muốn hiểu được các đối tượng địa lí trên bản đồ ta phải làm gì ?
Hoạt động 2: Cá nhân 
- GV treo bản đồ tự nhiên châu á giới thiệu cách biểu hiện độ cao trên bản đồ tỉ lệ nhỏ .
 Quy ước 0 – 200 m xanh lá cây 
	 200 – 500 m vàng 
	 500 – 1000 m đỏ
	 2000 m trở lên màu nâu 
Quan sát H16cho biết mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m ? Khái niệm đường đồng mức . 
? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn núi đông và tây cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ? 
? Đường đồng mức cho ta biết điều gì ?( độ cao địa hình và đặc điểm địa hình trên bản đồ tỉ lệ lớn) 
I/ Các loại kí hiệu bản đồ :
- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ cái dùng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
-Muốn sử dụng bản đồ thì phải đọc bản chú giải để hiểu được ý nghĩa các ký hiệu.
-*Có 3 loại kí hiệu : 
- Kí hiệu điểm ( hình học, chữ, tượng hình) 
- Kí hiệu đường ( ranh giới, song, đường…) 
-Kí hiệu diện tích .
.
II/ Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ :
a/ Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ địa hình được thể hiện bằng màu sắc ( bậc thang màu )
b. Trên bản đồ tỷ lệ lớn địa hình được thể hiện bằng các đường đồng mức (đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao)
-Khoảng cách giữa hai đường đồng mức cạnh nhau càng gần thì địa hình càng dốc và ngược lại
4/ Củng cố : 
 - Tại sao khi sử dụng bản đồ , trước tiên ta phải xem bảng chú giải ?
 - Muốn biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ người ta làm thế nào ?
 5/ Dặn dò : Ôn tập lại các bài đã học, tiết sau ôn tập.	
Tuần 7 Ngày soạn: 29/9/2013
Tiết 7 Ngày dạy: 5/10/2013
 ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục tiêu: 
- GV giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết
- Rèn luyện các kĩ năng địa lý như quan sát bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh…
-Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản về thu thập và xử lý thông tin, tư duy, giao tiếp, phản hồi.
II. Hình thức tiến hành: GV hướng dẫn HS ôn tập những bài đã học
Vị trí, hình dạng của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
 Tỉ lệ bản đồ: ý nghĩa, cách biểu hiện..
 Áp dụng: Đoạn đường từ A đến B đo được là 7 cm. bản đồ có tỉ lệ 1:500.000. Hỏi trên thực tế đoạn đường AB dài bao nhiêu km?
 7 cm x 500.000 = 3500.000 cm = 35 km
3. Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý
4. kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Tuần : 8 	 Ngày Soạn: 04/10/2013
Tiết : 8	 Ngày KT : 12/10/2013
KIỂM TRA 1 TIẾT
 I/ Mục tiêu : 
- Giúp H/S hệ thống kiến thức đã học 
- Đánh giá , kiểm tra quá trình học tập , nắm kiến thức của H/S 
- Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ, tính được khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ .
 II/ Nội dung :
Tuần : 9 	 Ngày Soạn:15/10/2013
Tiết : 9	 Ngày dạy : 19/10/2013
 Bài 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ 
 	CÁC HỆ QUẢ 
I/Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức : 
- Biết được sự chuyển động quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất . Hướng chuyển động của nó là từ tây sang đông. Thời gian tự quay quanh trục là 24 giờ hay 1 ngày đêm. 
- Trình bày được một số hệ quả của sự chuyển động Trái Đất quanh trục.
	+ Hiện tượng ngày và đêm khác nhau. 
	+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều có sự lệch hướng .
2/ Kĩ năng : 
Biết dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng trái đất tự quay trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất .
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS:
 Kĩ năng tư duy, Giao tiếp, làm chủ bản thân
III/ Phương tiện dạy học :
- Qủa Địa Cầu .
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa . 
IV/ Tiến trình dạy học :
 1/ Ổn định :
 2/ Trả và sửa bài 1 tiết :
 3/ Bài mới : 
a/ Giới thiệu : Trái Đất chúng ta không đứng yên mà có nhiều vận động . Vận động tự quay quanh trục là vận động chính của của Trái Đất . Vận động này đã sinh ra những hiện tượng gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. 
 b/ Tiến hành hoạt động :
 Hoạt động của G/V và H/S 
* Hoạt động 1: Cá nhân 
- G/V cho H/S quan sát quả Địa Cầu ( để nghiêng đúng hướng H/S ) .Lưu ý H/S trục Trái Đất là trục tưởng tượng nối 2 đầu cực , trục nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Đó cũng là trục tự quay của Trái Đất G/V làm hướng tự quay của Trái Đất .
 Gọi 1 H/S lên bảng làm lại động tác đó .
? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào ?
- Cho H/S quan sát H19 SGK để biết cách vẽ hướng tự quay.
? Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là bao nhiêu ?
? Cùng 1 lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau ?
?Giờ ở mỗi khu vực trong cùng một lúc có giống nhau hay không?
Vì sao? Mỗi khu vực cạnh nhau chênh nhau mấy giờ 
? Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì ? 
 ( Mỗi khu vực giờ rộng 15 kt có giờ thống nhất thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ có thuận lợi hơn vì hoạt động của mọi người dân sống trong khu vực sẽ được thống nhất về mặt thời gian )
- Để tiện tính giờ trên toàn thế giới năm 1884 quốc tế thống nhất lấy khu vực có KT gốc đi qua làm khu vực giờ gốc .
? Ranh giới khu vực giờ gốc ?
? Từ khu vực giờ gốc đi về phía đông là khu vực có thứ tự bao nhiêu / Ngược lại phía Tây? Việt Nam ở khu vực giờ thứ mấy ?
- G/V tập H/S tính giờ ( dựa vào H 21 SGK )
- Giờ tính theo khu vực giờ gốc là giờ GMT. 
? Giờ ở phía đông và phía tây chênh nhau như thế nào ?
( Đi về phía đông sẽ nhanh hơn 1 giờ , đi về phía tây sẽ chậm hơn 1 giờ )
Hoạt động 2: Nhóm / cặp 
? Theo em trong cùng 1 lúc ngọn đèn ( Mặt Trời ) chiếu sáng bao nhiêu diện tích quả cầu ( Trái Đất ) ?
? Vì sao chỉ chiếu sáng được một nửa ?
? Nửa được chiếu sáng gọi là gì ?Ngược lại ?
- G/V đẩy quả Địa Cầu theo hướng T- Đ. 
? Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất diễn ra như thế nào ?
? Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì điều gì sẽ xảy ra ?
? Vì sao hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất kế tiếp nhau không ngừng ?
 ( Vận động tự quay của Trái Đất )
?Tại sao hằng ngày ta thấy Mặt Trời , Mặt Trăng và các vì sao đều chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông ?
G/V cho H/S đọc bài đọc thêm và giải thích .
G/V cho H/S quan sát H22 SGK 
( Mũi tên gạch đứt là hướng vật chuyển động ) 
? Dựa vào H22 cho biết ở BBC các vật chuyển động theo hướng từP 
? Dựa vào H22 cho biết ở BBC các vật chuyển động theo hướng từ P N và từ 
O S bị lệch về phía phải hay phía tría ?
- G/V vẽ sự lệch hướng ở hai nửa cầu . H/S quan sát .
- G/V nhấn mạnh : Hiện tượng này đúng với các vật thể : rắn , lỏng , khí . Ví dụ gió , dòng biển , đạn bắn theo hướng KT. 
I/ Sự vận động của Trái Đất quanh trục :
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ ( một ngày đêm )
-Người ta chia Trái Đất ra 24 khu vực giờ . Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực
- Giờ ở khu vực phía đông sớm hơn giờ khu vực phía tây .
II/ Hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất :
a/ Khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. 
b/ Các vật chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch hướng :
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì: 
 + Nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải.
 + Nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái .
4./ Củng cố : 
 - Tại sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau khắp mọi nơi trên Trái Đất ?
 	 - Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất .
	 - Tính giờ ở khu vực số 5 , 7 , 16 , 22 biết khu vực giờ gốc là 5 giờ. 5/ Dặn dò : 
 - Học bài. Làm bài tập ở TBĐ 
 - Chuẩn bị bài mới : Tại sao có các nơi nóng , lạnh trên Trái Đất. 
Tuần : 10 	 Ngày soạn: 23/10/2013
Tiết : 10	 Ngày dạy: 26/10/2013
 Bài 8 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI 
 I/ Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức : 
	- Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời . ( Quỹ đạo , thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động ) 
	- Nhớ vị trí xuân phân , hạ chí , thu phân, đông chí trên quỹ đạo của Trái Đất .
 2/ Kĩ năng :
	- Biết sử dụng quả Địa Cầu để lặp lại chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa .
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS:
 Kĩ năng tư duy, Giao tiếp, làm chủ bản thân
 III/ Phương tiện dạy học :
 Quả địa cầu
 Tranh ảnh
 1/ Ổn định : 
2/ KTBC:
 - Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì ?
	- Giờ khu vực là gì ? Khi khu vực giờ gốc là 1 giờ thì khu vực giờ số 5 , 10 là mấy giờ ?
 3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : Ngoài sự vận động tự quay quanh trục Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời . Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời như thế nào và sự chuyển động này sinh ra hệ quả gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay .
b/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động 1: Cá nhân 
- G/V treo hình 23 phóng to 
- G/V cho H/S tra cứu thuật ngữ : Quỹ đạo Trái Đất .
? Quan sát H23 cho biết quỹ đạo Trái Đất có hình gì ?
- G/V làm vận động tự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất trên mô hình .
? Cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy chuyển động ?
? Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào ?
? Thời gian Trái Đất đi trọn 1 vòng trên quỹ đạo là bao nhiêu ? ( năm thiên văn )
- G/V làm lại chuyển động của TĐ quanh MT ,dừng lại ở 4 vị trí xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí. 
Yêu cầu H/S quan sát trục TĐ ở các thời điểm này ( hoặc quan sát H22).
? Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất như thế nào ? ( có độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi )
G/V giải thích chuyển động tịnh tiến .
- Sự chuyển động của TĐ quanh MT sinh ra hệ quả là các mùa. 
 Hoạt động 2 : Nhóm / cặp 
? Quan sát H 23 cho biết vào ngày 22/6 ( hạ chí ) nửa cầu nào ngã về phía MT ? 
? Trong ngày 22/12 ( đông chí) nửa cầu nào ngã về phía MT ? 
? Vì sao TĐ lần lượt ngã nửa cầu Bắc và Nam về phía MT ? 
? Quan sát H23 em thấy vào ngày 22/6 (hạ chí ) tia sáng MT chiếu vuông góc xuống nửa cầu nào? 
 Góc chiếu lớn nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là thời kỳ nóng và ngược lại nửa cầu Nam là thời kỳ lạnh . 
? Ngày 22/12 ( đông chí ) nửa cầu nào ngã về phía MT ? thời kỳ nóng của nửa cầu Nam và ngược lại nửa cầu Bắc là thời kỳ lạnh . 
? Quan sát H23 ( hoặc mô hình ) cho biết TĐ hướng cả 2 nửa cầu B và N về phía MT vào các ngày nào ? Khi đó tia sáng MT chiếu vuông góc vào nơi nào trên bề mặt TĐ ? 
? Lượng ánh sáng và nhiệt ở 2 nửa cầu lúc này như thế nào ? Đó là lúc chuyển tiếp giữa 2 thời kì nóng lạnh .
? Em có nhận xét gì về sự phân bố ánh sáng và nhiệt ở 2 nửa cầu ?
? Các mùa ở 2 nửa cầu như thế nào 
-Cho H/Squan sát bảng phân mùa trang 27. 
? Người ta chia 1 năm ra làm mấy mùa ? Đó là những mùa nào ?
? Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch khác nhau ở điểm nào ?
- Liên hệ thực tế VN nóng quanh năm ở miền Nam ( chỉ có 2 mùa mưa và khô ) , miền Bắc tuy có 4 mùa nhưng 2 mùa xuân và thu chỉ là 2 thời kì chuyển tiếp ngắn
I/ Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời :
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn .
- Thời gian Trái Đất chuyển động trọn 1 vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ
II/ Hiện tượng các mùa :
- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi nên 2 nửa cầu B và N luân phiên nhau ngã gần và chếch xa phía MT sinh ra các mùa.
- Nửa cầu nào ngã về phía MT nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng .
- Nửa cầu nào chếch xa phía MT nhận được ít ánh sáng và nhiệt là mùa lạnh .
- Sự phân bố ánh sáng và nhiệt , cách tính mùa ở 2 nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau .
- Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc .
4/ Củng cố : 
	- Tại sao TĐ chuyển động quanh MT lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu B và N .
	- Vào những ngày nào trong năm 2 nửa cầu nhận được 1 lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ?
5/ Dặn dò : - Học bài , làm bài tập ở TBĐ. 
 - Chuẩn bị bài : Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
Tuần : 11 	 Ngày soạn: 27/10/2013
Tiết : 11	 Ngày dạy : 02/11/2013
Bài 9 : HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA 
I/ Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức :
 - H/S biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh Mặt Trời .
 - Có khái niệm về các đường chí tuyến B, N ; vòng cực B, N .
2/ Kĩ năng : Biết cách dùng quả cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau .
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS:
 Kĩ năng tư duy, Giao tiếp, làm chủ bản thân
III/ Phương tiện dạy học :
 - Tranh vẽ hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau .
 - Quả Địa Cầu .
 IV/ Tiến trình dạy học :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
	 - Nêu nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất ?
	 - Vào những ngày nào trong năm , 2 nửa cầu B và N đều nhận được 1 lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ?
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : Ngoài hiện tượng các mùa , sự chuyển động của TĐ quanh MT còn sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau và hiện tượng số ngày có ngày , đêm dài suốt 24 giờ ở các miền cực thay đổi theo mùa . Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong tiết học hôm nay .
 b/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động 1 : Cá nhân 
- G/V treo tranh vẽ H24 phóng to .
? Cùng 1 lúc ánh sáng MT chiếu sáng bao nhiêu diện tích TĐ ?
- G/V chỉ đường trục và đường phân chia sáng tối . 
? Vì sao đường biểu diễn trục TĐ và đường phân chia sáng tối không trùng nhau ?
 Điều đó dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau .
? Dựa vào H24 cho biết ngày 22/6 ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất ở VT bao nhiêu ? VT đó là đường gì ?
? Ngày 22/12 ánh sáng MT chiếu vuông góc vào vĩ tuyến bao nhiêu ? VT đó là đường gì?
G/V cho H/S biết đường chí tuyến Bvà N là giới hạn của khu vực được ánh sáng MT chiếu vuông góc xuống mặt đất lúc giữa trưa
Cho H/S thảo luận nhóm : với nội dung sau :
Ngày 
22/6
Địa điểm 
Vĩ độ 
Thời gian ngày đêm
Mùa 
Hạ chí 
BBC 
900B 
66033’B
23027’B
Ngày 24 giờ ngày 24 giờ Ngày > đêm 
Hạ 
XĐ
00
Ngày = đêm 
Đông chí 
NBC 
23027’N 
66033’
900N
Đêm > ngày đêm 24 giờ đêm 24 giờ 
Đông
Hoạt động 2: Nhóm / cặp 
? Quan sát H25 cho biết VT 66033’B và N là những đường gì ?
? Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của các địa điểm D, D’ ở đường vòng cực B và N sẽ như thế nào ?
? Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm ở 2 điểm cực như thế nào ?
=> VT 66033’B và N là giới hạn rộng nhất của vùng có ngày và đêm dài suốt 24 giờ .
? Quan sát câu 3 phần bài tập nêu số ngày có ngày và đêm dài suốt 24 giờ các vĩ độ rút ra nhận xét gì ?
? Vào các ngày nào tất cả các địa điểm trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau ?
I/ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất :
Trong khi chuyển động quanh MT , TĐ có lúc ngả nửa cầu B và N về phía MT . Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục TĐ nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ .
- Nửa cầu nào ngả về phía MT ( phần được chiếu sáng nhiều hơn phần nằm trong bóng tối ) ngày dài hơn đêm .
- Nửa cầu nào chếch xa phía MT đêm dài hơn ngày .
- Càng về 2 cực chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều .
- Các địa điểm trên xích đạo quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau .
2/ Ở 2 miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa 
- Các địa điểm nằm từ 66033’B và N có số ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng .
4/ Củng cố : - Giải thích câu tục ngữ : “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng .
	Ngày tháng mười chưa cười đã tối “
 5/ Dặn dò : Học bài , làm bài tập 1,2 SGK ; bài 8 TBĐ. Chuẩn bị bài mới 
Tuần : 12	 Ngày soan: 05/11/2013
Tiết : 12	 Ngày dạy : 09/11/2013
Bài 10 : CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT 
I/ Mục tiêu bài học : 
1/ Kiến thức : 
	- H/S biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp . Mỗi lớp đều có đặc tính riêng về độ dày , về trạng thái vật chất và về nhiệt độ .
	- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng này có thể tách xa nhau hoặc xô chồm vào nhau tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương , các dãy núi ở ven bờ các lục địa và sinh ra hiện tượng núi lửa , động đất .
 2/ Kỹ năng : 
Rèn luyện kĩ năng quan sát .
II/ Phương tiện dạy học :
- Tranh cấu tạo bên trong Trái Đất .
- Hình vẽ SGK .
III/ Tiến trình dạy học :
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ : Trái Đất có mấy vận động chính? Kể tên và nêu hệ quả của từng vận động ?
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu : Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống . Vì vậy, từ lâu các nhà khoa học đã dày công tìm hiểu Trái Đất được cấu tạo ra sao , bên trong nó gồm những gì ? Sự phân bố các lục địa , đại dương trên lớp vỏ Trái Đất như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ lý giải các vấn đề đó .
b/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động1 : cá nhân 
G/V giảng :Để tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất , con người không thể quan sát và nghiên cứu trực tiếp vì lỗ khoan sâu nhất chỉ đạt 15km nhưng bán kính của Trái Đất 6370km . Vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu phải dùng phương pháp nghiên cứu gián tiếp Phương pháp địa chấn ( G/V trình bày phương pháp này )
- G/V treo tranh cấu tạo bên trong Trái Đất 
? Quan sát tranh cho biết Trái Đất gồm mấy lớp ? Kể tên ?
 ? Dựa vào bảng 32 SGK trình bày đặc điểm cấu tạo của mỗi lớp ( độ dày , trạng thái , nhiệt độ )
 Hoạt động 2: Cá nhân, cặp 
? So với các lớp bên trong lớp vỏ Trái Đất có độ dày như thế nào ?
- Chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng Trái Đất .
? Vai trò của lớp vỏ Trái Đất ? ?Dựa vào H27 hãy nêu số lượng các địa mảng chính của Trái Đất.Đó là những địa mảng nào? 
=> Vỏ Trái Đất không phải là 1 khối liên tục mà do 1 số địa mảng kề nhau tạo thành . Các địa mảng có thể dịch chuyển chậm và có 3 cách tiếp xúc : tách xa nhau , xô chồm lên nhau , trượt bên nhau 
? Vì sao các địa mảng có thể di chuyển được ?
? Kết quả 3 cách tiếp xúc ? ( núi ngầm , núi , động đất , núi lửa )
? Quan sát H27 chỉ ra chỗ tiếp xúc các địa mảng . Giải thích mũi tên .
Mục tiêu: Nêu được tên các lớp cấu tạo cấu tạo của TĐ và đặc điểm của từng lớp.
I/ Cấu tạo bên trong của Trái Đất :
- Gồm 3 lớp :
+ Vỏ Trái Đất .
+ Lớp trung gian .
+ Lõi Trái Đất .
- Đặc điểm cấu tạo mỗi lớp : ( sgk bảng 32)
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ TĐ
II/ Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất :
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , các sinh vật và xã hội loài người .
- Lớp vỏ Trái Đất do 1 số địa mảng nằm kề bên nhau tạo thành .
- Các địa mảng di chuyển rất chậm . Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau
4/ Củng cố :
	G/V cho H/S làm bài tập 3SGK / 33 tại lớp .
 5/ Dặn dò :	
	Làm bài tập ở TBĐ
	Chuẩn bị bài thực hành : nhóm 1,2 câu 1,3; nhóm 3 câu 2 ; nhóm 4 câu 4. 
Tuần : 13 	Ngày soạn: 10/11/2013
Tiết : 13 	Ngày Dạy : 16/11/2013
 Bài 11: THỰC HÀNH 
 SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT 
 TRÁI ĐẤT 
I/ Mục tiêu bài học :
- Học sinh biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất và ở hai bán cầu .
- Biết tên, xác định đúng vị trí của 6 lục địa và đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới .
II/ Phương tiện dạy học :
- Quả Địa Cầu .
- Bản đồ thế giới .
III/ Tiến trình dạy học :
1/Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
	- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập số 3 /32 SGK. 
	- Cấu tạo bên

File đính kèm:

  • docgiao an dia 6.doc